Đây là vấn đề rất rộng lớn, bao gồm nhiều nội dung và phải thực hiện liên tục. Sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp được thể hiện ở sự quan tâm thường xuyên, sâu sát của các cấp lãnh đạo đối với việc ứng dụng tiến bộ KH - CN cho sự phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh nhà, thông qua việc xây dựng hệ thống thể chế thông thoáng để mọi hoạt động KH - CN được thuận lợi. Đồng thời, chính quyền các cấp cũng cần chỉ đạo, xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch phát triển ngành KH - CN. Các ngành liên quan cần xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với quy hoạch. Tỉnh cần có chính sách về kinh tế tổ chức, ưu đại để khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người trong xã hội đầu tư, phát triển KH - CN nói chung và KH - CN phục vụ nông nghiệp nói riêng.
Từ thực tiễn nước ta và của tỉnh, sắp tới tỉnh cần ưu tiên nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước những vấn đề cấp bách sau:
Một là, nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực giám sát việc buôn
lậu, gian lận thương mại, sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng kém phẩm chất, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhờ mở cửa hội nhập và đa dạng hóa các kênh cung ứng vật tư, sản phẩm công nghệ nên trong thời gian qua nhân dân Thái Bình có nhiều cơ hội hơn trong tiêu thụ nông sản và mua vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tượng cung ứng hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra khá phổ biến và kéo dài. Thậm chí, tại nhiều vùng nông thôn của tỉnh, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, chất kích thích tăng trưởng… lưu thông tràn lan.
Hai là, tạo lập, hỗ trợ sản xuất an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm. Nông sản xuất khẩu không đảm bảo chất lượng, gây hại cho sức khỏe con người không chỉ làm giảm thị phần xuất khẩu của nông sản mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng trong cả nước. Để sản
xuất hàng nông sản an toàn, nhà nước, các cấp ở tỉnh cần thực hiện kiểm soát ô nhiễm đất, nguồn nước, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất an toàn, nhất là mô hình kết hợp giữa siêu thị, cửa hàng lớn ở thành phố, các khu du lịch của tỉnh với các hộ sản xuất nông sản trong chuỗi hộ, siêu thị.
Ba là, chủ động ban hành các chính sách cải cách thủ tục hành chính để
thu hút các dự án đầu tư vào nông nghiệp, thu hút lực lượng các trường, viện nghiên cứu nông nghiệp… chuyển giao công nghệ cho nông dân của tỉnh; đồng thời nâng cao tính thiết thực trong hoạt động của các hội nghề nghiệp, các hợp tác xã trong nông thôn để hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho nông dân.
Bốn là, sớm trao đổi mô hình hình hoạt động của các chính sách nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh. Cũng như các địa phương khác ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Thái Bình đã hình thành một số cơ quan đơn vị thuộc sở hữu nhà nước trong công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều năm, hoạt động của các cơ sở này còn thấp. Nguyên nhân cơ bản là mô hình tổ chức, nhất là cơ chế nhập cư và cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc mà thực chất là mô hình kiểu bao cấp. Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP về thay đổi mô hình hoạt động của các chính sách KH - CN. Nhưng thực tế, việc chuyển đổi mô hình của các chính sách KH - CN ở Thái Bình và các địa phương diễn ra rất chậm. Tỉnh cần vận dụng kinh nghiệm của một số địa phương để khẩn trương thay đổi cơ chế tài chính, nhân sự tiến tới thay đổi mô hình hoạt động của các cơ sở chuyển giao công nghệ của tỉnh.
Năm là, đổi mới cơ chế lựa chọn các cơ quan chủ trì triển khai các
chương trình, mô hình, dự án trong nông nghiệp. Tạo cơ chế cạnh tranh trong việc chủ trì triển khai xây dựng các dự án, mô hình qua trung tâm khuyến nông tỉnh; tạo cơ chế để các trung tâm thuộc hội nông dân, tỉnh đoàn, các doanh nghiệp, tổ chức KH - CN tham gia chủ trì, chỉ đạo, tổ chức triển khai
xây dựng các mô hình, dự án. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung vào hoạt động quản lý nhà nước về KH - CN. Có cơ chế bắt buộc công khai thông tin về các chương trình, dự án, mô hình trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng internet. Đây là hình thức quan trọng để tích lũy, phổ biến thông tin, đồng thời cùng để xã hội kiểm tra, giám sát hoạt động của các mô hình, dự án, chương trình.
Sáu là, nghiên cứu, cụ thể hóa các văn bản luật về thuế, luật KH - CN,
luật công nghệ cao, các luật và văn bản dưới luật liên quan để khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân chuyển giao tiến bộ KH - CN vào sản xuất nông nghiệp. Ban hành chính sách khuyến khích phát triển NNCNC. Chủ trì liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp nông nghiệp, nhà khoa học, người nông dân xây dựng chương trình, đề án đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cung cấp cho các nhà hàng cung cấp.
Bảy là, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
ở địa phương tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển CNSH. Phối hợp các đơn vị quản lý từ trung ương, địa phương đến các doanh nghiệp, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH - CN vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các đơn vị, cơ sở khoa học mở rộng liên kết, tổ chức đào tạo và nhập khẩu công nghệ, thiết bị của nước ngoài mà trong nước chưa triển khai các dự án nghiên cứu, ứng dụng… Có chế độ đãi ngộ, hỗ trợ với mức cao nhất cho công tác nghiên cứu, ứng dụng KH - CN, có như vậy mới kích thích được chất xám của đội ngũ cán bộ có trình độ giỏi, tâm huyết, gắn bó với nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp đã cho thấy vai trò không nhỏ của KH - CN. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, KH - CN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, góp phần quan trọng trong thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội nói chung, trong nông nghiệp nói riêng. Nghiên cứu việc ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp bổ sung những luận cứ khoa học trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống người nông dân, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Vấn đề này được nghiên cứu trên nhiều góc độ: Kinh tế học, kỹ thuật công nghệ, xã hội và quản lý với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Với phương pháp tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, mục tiêu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp sẽ tạo sự tăng trưởng, phát triển sản xuất, kinh tế nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người nông dân Thái Bình; từ đó đề xuất phương hướng cho những năm tới và những giải pháp cơ bản để đưa nhanh việc ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp, từng bước xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại và phát triển bền vững.
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, mang nặng tính tự cung, tự cấp, đang trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu quá trình ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình cho thấy việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn do Đảng đưa ra tại Đại hội VIII (1996),
nền nông nghiệp của tỉnh đã đạt bước tiến khá dài, đặc biệt là trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Thái Bình đã có bước chuyển đổi căn bản, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Những thành công đó đã bước đầu tạo ra nhận thức mới trong đại bộ phận nhân dân và cán bộ về hình thức, nội dung, vai trò của KH - CN trong nông nghiệp. Đó là tiền đề quan trọng, mở ra khả năng thực tế giải quyết các vấn đề về KH - CN hiện nay, tạo hướng đi mới cho ứng dụng KH - CN trong thời gian tới. Tuy nhiên, dân số sống dựa vào lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, thu nhập của lao động nông nghiệp còn thấp nhiều so với những ngành lao động khác, quá trình thực hiện còn chậm, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển sản xuất. Việc tồn tại những yếu kém đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Bình càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hoá, toàn diện, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.
Để thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra, luận văn đã trình bày những phương hướng ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp Thái Bình trong thời gian tới. Luận văn đã nêu lên hệ thống các giải pháp đồng bộ, cơ bản, tổng hợp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mac - Lenin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2000), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ nông nghiệp & PTNT (2005), Khoa học, công nghệ ngành nông
nghiệp 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Cục thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2010, Nxb Thống kê.
5. Vũ Đình Cự (2009), “Cách mạng khoa học, công nghệ, những thành tựu mới và ảnh hưởng của chúng”, Đề cương bài giảng chương trình cao cấp
lý luận chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
6. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, thực trạng
và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 2 về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, khóa VIII,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 7 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
10. Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Như Ất (2001), Công nghệ sinh học và ứng
dụng vào phát triển nông thôn, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
11.Trần Văn Hoà (2009), Ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển nông
nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học
viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12.Vũ Tuyên Hoàng, Đoái Huy Ban, Lê Quang Long (2003), Khoa học đại
chúng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị,
Chuyên ngành kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Hường (2007), Thị trường khoa học - công nghệ ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Lợi (2000), Vận dụng tiến bộ khoa học trong phát triển
nông nghiệp ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính
trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn: Vấn đề và
giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Khoa
học và công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam -
hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam
trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb Khoa học xã
21. Lê Vĩnh Thảo (CB, 2005), Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng
cao và kỹ thuật canh tác, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Ngô Thị Anh Thư (2003), Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp ở tỉnh Bình Định, thực trạng và giải pháp, Luận văn
thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
23. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24.Nguyễn Thị Vân (2008), Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát
triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị,
Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
25. Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành (2006), Phát triển công nghiệp chế
biến nông sản ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Website: 1. www.hoabinh.com.vn/hoa-binh-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-phat-trien- san-pham-chu-luc-C10. 2. ipsrard.gov.vn/news/newsdetail.aspx? targetid=5034. 3. www.Laichau.gov.vn/news/detial/tabid/77/newid/23484/seo/Thanh-qua- cua-viec-ung-dung-khoa-hoc-va-cong-nghe-vao-san-xuat-nong-nghiep. 4. www.Thaibinhseed.com.vn/tin-tuc/tin-chuyen-nganh/khoa-hoc-va-cong- nghe- tinh-thai-binh-gop-phan-tich-cuc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi. 5. Vi.wikipedia.org/wiki/Thái - Bình. 6. www.Xaydungdang.org.vn/home/ly-luan-thuc-tien-kinh nghiem/2011/3361/thai-binh-nang-cao-chat-luong-hoat-dong-khoa-hoc- cong-nghe.