Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng trong việc ứng dụng khoa họ c-

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình (FULL) (Trang 25 - 32)

1.1.2.1. Vai trò của ứng dụng khoa học - công nghệ đối với sự phát triển nông nghiệp

Thứ nhất: Tăng hệ số sử dụng đất đai.

KH - CN không chỉ có vai trò làm tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm mà còn có vai trò làm tăng hệ số sử dụng của đất, nhờ đó làm tăng sản lượng nông nghiệp. Trước đây, khi khoa học - kỹ thuật chưa phát triển,

sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên thì người nông dân chỉ gieo trồng 2 vụ/ năm, thậm chí có nơi điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì chỉ gieo trồng được 1 vụ. Nhờ sự phát triển của KH - CN và ứng dụng rộng rãi những thành tựu của KH - CN vào sản xuất, thời gian làm đất, thời gian sinh trưởng của cây được rút ngắn lại, nhờ đó người nông dân đã có thể làm cho đất quay nhiều vòng, tức là làm tăng vụ, gieo trồng 3 - 4 vụ, thậm chí 5 - 6 vụ/ năm.

Thứ hai: Tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi và gia tăng sản phẩm.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão, KH - CN đã quyết định trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm, trong đó có sản phẩm nông nghiệp. Việc nghiên cứu, ứng dụng và triển khai trở thành yếu tố quan trọng đưa các tiến bộ KH - CN vào sản xuất. Trong những năm qua, các tổ chức KH - CN của TW và địa phương đã ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Những tiến bộ kỹ thuật sản xuất được áp dụng rộng rãi như: Kỹ thuật sạ hàng cho phép tiết kiệm được 40 - 60% số hạt giống; tổ chức bón phân theo bảng so màu, giúp tiết kiệm được 15 - 20% lượng phân đạm và hạn chế số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động. Thành công trong nghiên cứu các công thức lai giữa bò nội và bò ngoại đã tạo ra con lai F1 có năng suất thịt cao hơn đàn bò vàng Việt Nam 20 - 50%, phát triển được đàn bò lai hướng thịt với các giống lai Charolais, Hereford.

Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Trên thực tế, việc công nhận và đưa vào ứng dụng các thành tựu KH - CN trên đồng ruộng đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn trên một đơn vị diện tích. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nhưng nhờ thực hiện

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm vẫn tăng trưởng khá.

Về cây trồng: Các loại giống cũ năng suất thấp, chất lượng kém đều được thay thế bằng các loại giống chất lượng cao, năng suất cao. Ví dụ, hiện nay hầu hết các địa phương đều áp dụng các loại giống mới như lúa khang dân, trung nông, Việt Hương, cà chua Ấn Độ, … Xu hướng hiện nay là trên cơ sở phát triển của KH - CN nông nghiệp, các nước đang phát triển đã và sẽ chuyển sang nền nông nghiệp mới có giá trị cao.

Về vật nuôi: Các loại lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, bò lai sind, cá rô phi đơn tính, các loại thủy sản, … cũng được phổ biến khắp các vùng nông thôn. Nhờ ứng dụng KH - CN, cơ cấu giống được tuyển chọn, thay thế các loại giống cũ đã bị thoái hóa, năng suất thấp; đồng thời giữ lại các giống lúa thuần có năng suất cao thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều diện tích ao đầm kém hiệu quả cũng được đầu tư chuyển đổi theo hướng hiệu quả hơn. Do đó, nhiều hộ gia đình đã có thể yên tâm làm giàu từ nông nghiệp do kết hợp được những biện pháp khoa học kỹ thuật.

Thứ tư: Rút bớt lao động khỏi nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp.

Việc ứng dụng thành tựu KH - CN vào sản xuất nông nghiệp để chuyển nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng sản phẩm đang diễn ra đồng thời với việc một bộ phận lao động được rút khỏi nông nghiệp để chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Ví dụ, việc cơ giới hóa sản xuất đã làm giảm nhu cầu lao động trong lĩnh vực này, đặc biệt là lao động chân tay như trong khâu thu hoạch, nếu sử dụng lao động thủ công để thu hoạch 1ha lúa phải cần đến 20 người làm trong một ngày, nhưng nếu sử dụng máy gặt đập liên hợp thì chỉ cần 4 - 5 người, rút bớt được 15 - 16 người/ha. Hay trong khâu xới đất nếu sử dụng máy xới tay BL 120 với công suất đạt 10h/ha, thay thế cho 10 lao động. Việc giảm lao động trong

ngành nông nghiệp đã tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của ngành phi nông nghiệp (thương mại, dịch vụ, công nghiệp nông thôn).

Ngoài ra, ứng dụng KH - CN, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân nhằm giúp họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy nhanh sản xuất, nâng cao đời sống dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Thông qua áp dụng thành công tiến bộ KH - CN bao gồm cả kiến thức, kỹ năng về quản lý, thông tin và thị trường; các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thương mại, giúp nông dân phát triền khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội, nông thôn ngày càng tốt hơn, từng bước thay đổi một số tập quán canh tác cũ và kỹ thuật lạc hậu, kém hiệu quả.

1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Một là, nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp nói riêng. Nguồn nhân lực có trình độ cao thì việc tiếp cận với công nghệ hiện đại sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngược lại, nguồn nhân lực phổ thông khó tiếp thu những thành tựu mới của KH - CN.

Để chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp có hiệu quả cao, ngoài yếu tố nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp (nông dân), thì đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ (gồm những người nghiên cứu khoa học công nghệ, những người trong các trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ) có vai trò đặc biệt quan trọng. Đội ngũ cán bộ này không chỉ nghiên cứu tìm ra công nghệ tiên tiến hiện đại, mà còn biết áp dụng nhiều hình thức

chuyển giao có hiệu quả những thành tựu đó đến người nông dân. Đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các mô hình khuyến nông hay chuyển giao những tiến bộ khoa học công nghệ đến với nông dân. Nếu đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở yếu về trình độ thì việc chỉ đạo mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi sẽ khó sát với thực tế. Bởi thế, mô hình khuyến nông được xây dựng sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, nếu có trình độ, họ sẽ có phương pháp tiếp cận tốt hơn, thực sự là nòng cốt khuyến nông ở cơ sở. Họ là lực lượng bám sát cơ sở, hiểu được tập quán canh tác của nông dân nên có thể hướng dẫn, tư vấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, họ có thể tham mưu cho địa phương xây dựng chương trình nông - lâm nghiệp có ý nghĩa thiết thực đối với công tác phát triển kinh tế của địa phương.

Hai là, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp.

Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến đường đi của công nghệ xuống đồng ruộng là kết cấu hạ tầng. Khi nói đến kết cấu hạ tầng nông nghiệp là nói tới các hạng mục công trình như: đường giao thông (liên đồng, liên thôn, liên xã, liên huyện), hệ thống thủy lợi (các công trình thủy nông tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp), hệ thống điện, công nghệ thông tin, hệ thống cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh cho dân cư nông thôn. Sự phát triển kết cấu hạ tầng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp nói riêng, của sản xuất nông nghiệp nói chung.

Ba là, tính đặc thù của nông nghiệp.

Trước tiên, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và mang tính vùng, khu vực rõ rệt. Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có đó là: Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều

kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết, khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai không giống nhau giữa các vùng làm cho nông nghiệp mang tính vùng rõ rệt. Điều này đòi hỏi quá trình ứng dụng KH - CN phải lựa chọn tiến bộ KH - CN và tính toán bước đi, cách thức chuyển giao cho phù hợp với từng vùng cụ thể.

Thêm vào đó, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, mùa vụ đều ảnh hưởng đến nông nghiệp, và do đó cũng có tác động đến ứng dụng KH - CN đối với vật nuôi và cây trồng:

Đối với vật nuôi: Sự đa dạng về điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, sinh vật, những điều kiện khác trong sản xuất vật nuôi vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa đặt ra những phương án lựa chọn để nghiên cứu, ứng dụng KH - CN trong sản xuất, cải tạo giống vật nuôi, quy trình, thức ăn, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng chăn nuôi. Trong điều kiện khí hậu, môi trường thuận lợi sẽ ít xảy ra dịch bệnh đối với vật nuôi, tạo ra giống con khỏe mạnh, có sức sinh trưởng tốt, từ đó sẽ giúp cho việc ứng dụng KH - CN như nuôi cấy tế bào, chuyển gien, thụ tinh và cấy truyền phôi vào tế bào động vật một cách an toàn, hiệu quả. Ngược lại, khí hậu, môi trường, thời tiết không thuận lợi sẽ xuất hiện hiện tượng tự hoại tế bào, vì vậy phải chuyển sang môi trường mới thuận lợi, phù hợp sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Đó là quy luật tất yếu của quá trình sinh tồn và phát triển của vật nuôi.

Đối với cây trồng: Sự đa dạng sinh học đã tạo ra những nguồn gen phong phú và quý hiếm cho chọn, lai tạo giống và phát triển công nghệ gen, cung cấp nguồn nguyên vật liệu đa dạng, dồi dào cho quá trình ứng dụng

CNSH, điển hình như công nghệ lên men, công nghệ enzim, công nghệ chiết rút các loại hoạt chất sinh học. Ngoài ra, nguồn bức xạ mặt trời và sự phân bố đều trong năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật, đặc biệt là các cây trồng. Từ đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như nuôi cấy mô và tế bào trong lai tạo chọn giống cây trồng, rút ngắn thời gian sản xuất giống.

Bốn là, liên kết giữa nhà khoa học và nông dân trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Trong sự liên kết này, nhà khoa học sẽ chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Khi đã được chuyển giao thì nông dân tiếp nhận nó và đưa vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng hơn. Tất nhiên, nông dân phải chi trả chi phí cho sự chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Điều này đòi hỏi nông dân phải có năng lực tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật (kiến thức, sự hiểu biết, nguồn vốn cần thiết để xây dựng mô hình và nhân rộng trong sản xuất). Ví như, chuyển giao công nghệ Bioga để chuyển các chất thải hữu cơ thành khí đốt và để bảo vệ môi trường đòi hỏi nông dân phải có sự hiểu biết về công nghệ này, phải biết cách sử dụng nó và nhất là phải có tiền để xây dựng các bể chứa chất thải hữu cơ và các thiết bị khác.

Năm là, các nhân tố khác, đó là

Chính sách khuyến khích ứng dụng KH - CN vào các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp thông qua các chương trình, dự án của các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương. Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn, kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn để các nông dân tham gia, học tập kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn.

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Thị trường khoa học và công nghệ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Thị trường khoa học và công nghệ truyền bá và chuyển giao tri thức khoa học và công nghệ. Phát

triển thị trường khoa học và công nghệ đòi hỏi phải có nhiều hình thức thông tin, giới thiệu các hoạt động, các sản phẩm KH - CN và hoàn thiện các thể chế mua bán các sản phẩm KH - CN trên thị trường, phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình (FULL) (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)