nông nghiệp ở Thái Bình.
Thứ nhất: Quán triệt quan điểm phát triển toàn diện từ trong lãnh đạo,
chỉ đạo đến khâu tổ chức thực hiện; đồng thời phải biết vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương. Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn phù hợp với từng thời kỳ phát triển, xác định hướng đi, bước đi thích hợp; đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn và có các giải pháp đột phá để thực hiện. Đồng thời, các cấp ủy chính quyền cần xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ đối với lĩnh vực nông nghiệp như: chính sách về vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chính sách đất đai; chính sách về thị trường; chính sách thu hút nguồn nhân lực, đào tạo sử dụng đội ngũ cán bộ KH – CN; hình thành các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH - CN vào sản xuất nông nghiệp để mọi người dân được tiếp cận và ứng dụng với tiến bộ KH - CN.
Thứ hai: Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, quy hoạch phát triển kinh
tế nông nghiệp, phát triển KH - CN cho phù hợp và đồng bộ, trong đó xác định những ngành, lĩnh vực cần tập trung phát triển trong từng giai đoạn cụ thể để có hướng ưu tiên cho phát triển KH - CN phù hợp với từng giai đoạn. Phát triển KH - CN theo hướng lựa chọn những tiến bộ KH - CN đem lại hiệu quả kinh tế cao, những cây trồng, vật nuôi có lợi thế có thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nhằm đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp thực sự có hiệu quả, phát
triển bền vững.
Thứ ba: Hình thành được thị trường KH - CN, đảm bảo đầy đủ các yếu
tố để thị trường hoạt động thực sự có hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm đến vai trò dẫn dắt và chi phối thị trường của nhà nước. Mọi nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH - CN phải thực sự đến tay người nông dân. Các kết quả nghiên cứu, chuyển giao phải luôn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, lĩnh vực, ngành nghề và đặc biệt là phải phù hợp với điều kiện, trình độ tiếp thu, khả năng ứng dụng của người nông dân, có như vậy mới tạo động lực gắn kết người nông dân với nhà khoa học và thực sự đưa tiến bộ KH - CN vào sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư: Phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực KH -
CN nói chung và nguồn nhân lực KH - CN trong nông nghiệp nói riêng; có cơ chế, chính sách đối với từng loại cán bộ KH - CN từ khâu sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho người lao động đảm bảo có đủ trình độ tư duy, nhận thức, kỹ năng để nghiên cứu, chuyển giao, tiếp thu những tiến bộ KH - CN vào trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ năm: Ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp phải đảm bảo cho sản
xuất nông nghiệp thực sự phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa tiến bộ KH - CN vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; nhưng cũng gây ra những tác động xấu cho môi trường như: ô nhiễm môi trường sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống và phát triển kinh tế một cách bền vững của con người. Chính vì vậy, ứng dụng KH - CN vào trong nông nghiệp phải đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch và được kiểm soát thông qua các hoạt động của con người.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội… của tỉnh Thái Bình liên quan đến ứng dụng khoa học - công