NGHIỆP DU LỊCH
4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
4.1.1 Những thành công đã đạt được từ hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay trực tuyến của OnePay
Từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của OnePay trong hai năm cùng với kết quả điều tra phân tích từ các khách hàng của OnePay, ta có thể nhận
định được những thành công và hạn chế từ mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT của OnePay. Các thành công mà OnePay đã đạt được trong hai năm hoạt động:
− Trở thành nhà phân phối duy nhất dịch vụ cổng TTTT của MasterCard trên website của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Từđó phát triển mô hình trở thành nhà phân phối dịch vụ TTTT với nhiều sản phẩm dịch vụ cơ bản phù hợp với đặc
điểm các doanh nghiệp Việt Nam.
− Xác định thị trường mục tiêu đúng đắn, thay vì tập trung phát triển cho các doanh nghiệp TMĐT thì OnePay đã nhận định ngành du lịch mới là những đơn vị ứng dụng triển khai TTTT đầu tiên ở Việt Nam. Chính vì thế OnePay đã tập trung các dịch vụ phát triển thị trường này đầu tiên và nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường và trở thành nhà cung cấp dịch vụ TTTT dẫn đầu tại Việt Nam.
− Song song với việc triển khai dịch vụ TTTT một cách chất lượng cho các doanh nghiệp du lịch, OnePay còn cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng trong việc xây dựng đội ngũ và triển khai thành công kênh bán hàng mới.
4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại
Tuy nhiên bên cạnh với những thành công ban đầu, OnePay cũng còn tồn tại những hạn chế của riêng mình:
− Công nghệ cổng TTTT phải phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp dịch vụ
− Dịch vụ cổng TTTT của OnePay chỉ cho phép thực hiện giao dịch nội địa với thẻ thanh toán của ngân hàng Vietcombank và một số ít ngân hàng khác trong chương trình của OnePay.
− Một số dịch vụ triển khai chưa thu hút được các doanh nghiệp du lịch sử
dụng như OneOrder, OneBill.
− Dịch vụ OnePos thực sự không phải thế mạnh của OnePay, chưa có nhiều thị phần trên thị trường.
− Các dịch vụ hiện tại mới chỉ là các dịch vụ cơ bản, ngoài ra còn nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác trên thế giới chưa được triển khai ở Việt Nam.
− Chi phí cho các dịch vụ TTTT của OnePay còn quá cao, nhiều doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ không đủ năng lực tài chính để triển khai.
4.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại
− Vì là nhà phân phối dịch vụ cổng TTTT của Master Card nên về công nghệ cổng TTTT, OnePay phải phụ thuộc rất nhiều vào Master Card, OnePay chỉ đóng vai trò là người triển khai tại Việt Nam.
− Do OnePay hợp tác với Vietcombank triển khai cổng TTTT của Master Card nên trên thực tế các thẻ nội địa được chấp nhận giao dịch trên cổng của OnePay rất hạn chế, tập trung chủ yếu là thẻ của Vietcombank và một số ít ngân hàng khác trong chương trình của OnePay.
− Các dịch vụ như OneOrder chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp du lịch
ứng dụng triển khai là vì người tiêu dùng Việt Nam còn yếu kém về hiểu biết công nghệ, trong khi các doanh nghiệp cũng yếu kém về nhân lực và “ngại” triển khai các dịch vụđòi hỏi các thao tác tương đối phức tạp.
− Do nguồn lực về tài chính và nguồn nhân lực chưa cho phép nên các dịch vụ như OnePos khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng và các doanh nghiệp có hệ
4.1.4 Các vấn đề cần giải quyết tiếp theo
Để có thể tiếp tục phát triển và luôn luôn dẫn đầu thị trường TTTT tại Việt Nam trong các năm tiếp theo thì OnePay phải nỗ lực cải thiện những vấn đề còn tồn tại và vướng mắc của mình:
− Song song với việc triển khai phân phối dịch vụ cổng TTTT của Master Card, OnePay cần tiếp tục nghiên cứu mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT trên thế
giới nhằm đưa ra thêm nhiều SPDV mới phù hợp với đặc điểm thị trường du lịch nội địa Việt Nam. Đa dạng hoá việc ứng dụng các dịch vụ TTTT đã có trên thị
trường quốc tế.
− Nâng cao chất lượng dịch vụ của cổng TTTT, giảm thiểu tối đa các giao dịch bị lỗi, giảm chi phí triển khai dịch vụ sao cho phù hợp với nhiều doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ hơn.
− Cần cung cấp đa dạng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai cổng TTTT nhiều hơn, xúc tiến đa dạng các chương trình nhằm thu hút các doanh nghiệp
ứng dụng cổng TTTT của OnePay. Đồng thời phổ biến kiến thức về TTTT đến người tiêu dùng cuối cùng qua nhiều kênh khác nhau để gián tiếp kích thích nhu cầu
ứng dụng TTTT trong chi tiêu du lịch nói riêng và chi tiêu hàng ngày nói chung.
− Phát triển các dịch vụ OneCom, OneOrder sao cho phù hợp hơn với mô hình các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ của Việt Nam.
− Triển khai thêm một số dịch vụ TTTT như Moto, Prepaid Card.
4.2 Dự báo triển vọng thị trường và định hướng phát triển của OnePay trong thời gian tới trong thời gian tới
4.2.1 Dự báo triển vọng của thị trường trong thời gian tới
Tính đến hết năm 2008, các tổ chức ngân hàng ở Việt Nam đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng 46% so với năm 2007, các thẻ thanh toán đa năng đã bắt đầu có chức năng TTTT cho khách hàng tuy còn rất nhiều hạn chế. Cùng với đó tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán năm 2008 đã giảm từ 18% (2007) xuống còn 14% cho thấy nhiều người dân bắt đầu làm quen với TTĐT nói chung và TTTT nói riêng. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho thấy một xu hướng
mới trong thói quen người tiêu dùng Việt Nam. Ông Michael Cannon - Tổng giám
đốc phụ trách thẻ thương mại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn Visa đã nhận định “Nếu Việt Nam đạt được mức chi tiêu thương mại trung bình trong khu vực thì sẽ có hơn 200 triệu USD được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp”6.
Trong năm 2008 đã có trên 50 website của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cung cấp các dịch vụ TTTT như ngân hàng, hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng trong đó nổi bật lên là các website du lịch và ngân hàng điện tử. Các chuyên gia dự báo năm 2009, số lượng các website triển khai hệ thống TTTT sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2008. Tính riêng trong ngành du lịch, hiện nay mới có 10% số doanh nghiệp - khoảng hơn 50 doanh nghiệp triển khai TTTT. Trong khi đó xu thế hội nhập quốc tế theo thoả thuận gia nhập WTO đang đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải cải tổ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì thế
việc triển khai ứng dụng các hệ thống TTTT đang trở thành vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng nếu họ
không muốn mình thất bại ngay trên sân nhà và có những bước tiến thụt lùi với các quốc gia khác.
Trong thời gian tới, mục tiêu của ngành du lịch là đón 5,5 - 6 triệu khách du lịch quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa, đạt doanh thu khoảng trên dưới 4,5 tỷ
USD, đóng góp 5,3% GDP cả nước cũng cho thấy tiềm năng trong thị trường TTTT của ngành du lịch7. Đây vẫn sẽ là điểm sáng của TTTT Việt Nam trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp TMĐT, ngành du lịch hứa hẹn trong năm tới sẽ có khoảng 50 công ty triển khai TTTT, nâng tổng số công ty lên trên 100 công ty, chiếm khoảng 20% tổng số công ty lữ hành.