4.2.3.1 Kết quả phân ngưởng vết dầu trên ảnh sau lọc nhiễu
Để phân tích ảnh hưởng của phương pháp lọc nhiễu trên ảnh SAR tới kết quả phân tích của vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh SAR, em tiến hành thử nghiệm phân ngưỡng vết dầu trên ảnh sau khi lọc nhiễu.
Phương pháp phân ngưỡng được sử dụng trong trường hợp này là phương pháp phân ngưỡng tổng thể được xây dựng từ công cụ Modeler trong phần mềm ERDAS Imagine.
Hình 4.37. Giao diện công cụ Modeler trên phần mềm ERDAS Imagine Sử dụng các công cụ trong Modeler để xây dựng mô hình phân ngưỡng tổng thể trên ảnh SAR sau khi lọc nhiễu và được thể hiện trên Hình 4 .38.
Kết quả phân ngưỡng tổng thể vết dầu trên ảnh sau khi lọc nhiễu được thể hiện trên Hình 4 .39. (a) (b) (c) (d) (e) (f)
Hình 4.39. Kết quả phân ngưỡng vết dầu trên ảnh sau lọc nhiễu a. Kết quả trên ảnh lọc nhiễu theo phương pháp Mean b. Kết quả trên ảnh lọc nhiễu theo phương pháp Median c. Kết quả trên ảnh lọc nhiễu theo phương pháp Lee-Sigma d. Kết quả trên ảnh lọc nhiễu theo phương pháp Frost e. Kết quả trên ảnh lọc nhiễu theo phương pháp Lee
f. Kết quả trên ảnh lọc nhiễu theo phương pháp Gamma-Map
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm em xin có một số kết luận như sau:
1. Cơ sở khoa học của việc phân tích vết dầu trên biển từ ảnh SAR là dựa trên sự khác biệt về năng lượng tán xạ phản hồi tại vị trí vết dầu và vùng biển xung quanh trên ảnh. Tuy nhiên, độ tin cậy trong phân tích vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh SAR chịu ảnh hưởng nhiều vào tốc độ gió trên bề mặt biển, góc tới của tín hiệu của vệ tinh siêu cao tần và đặc tính lý hóa của vết dầu.
2. Phương pháp lọc nhiễu trên tư liệu ảnh SAR bao gồm nhiều phương pháp: Sử dụng các phương pháp lọc nhiễu tuyến tính như phương pháp trung bình, phương pháp trung vị …. Và các phương pháp lọc nhiễu phi tuyến tính như phương pháp Lee, Lee-Sigma, Kuan, Gamma, Frost…
3. Phương pháp lọc nhiễu trên tư liệu ảnh SAR phục vụ cho việc phát hiện vết dầu trên biển cần phải loại bỏ được đặc điểm nhiễu hạt tiêu trên ảnh SAR, đồng thời giữ nguyên được hình dạng của vết dầu, không làm mờ đường biên của vết dầu. Qua kết quả nghiên cứu thử nghiệm, em thấy rằng phương pháp lọc nhiễu trung vị cho phép lọc nhiễu tốt trên ảnh SAR và đảm bảo giữ nguyên được hình dạng vết dầu trên ảnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Dương (2011), Ô nhiễm dầu trên biển và quan trắc bằng viễn thám siêu cao tần, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
2. Lê Minh Hằng (2013), Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
3. Mervin F.Fingas, Carl E.Brown (1997), Review of oil spill remote sensing, Spill Science & Technology Bulletin, Vol.4, No.4, pp. 199-208