Các chức năng của chương trình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán phục vụ thông tin nhanh về nhân sự tại quảng bình (Trang 100 - 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.5.2.Các chức năng của chương trình

a. Chức năng đăng nhập

Người sử dụng được cung cấp tài khoản, dựa vào tài khoản hệ thống đã phân quyền truy cập dựa trên chức năng nghiệp vụ cho phép truy xuất thông tin và nhân sự quản lý, giao diện đăng nhập thể hiện qua Hình 3.12

String sql="select cbvc_id from user where username='"+username+"' and password='"+password+"' and status='1' ";

mysql.query(sql);

String[] row = mysql.rs_array(); if (row.length > 0) {

sql="select id,macbvc,holot,ten from cbvc where id='"+row[0]+"'"; mysql.query(sql);

String[] row2 = mysql.rs_array(); Cbvc result=new Cbvc(); if (row2.length > 0) { result.setId(Integer.parseInt(row2[0])); result.setMacbvc(row2[1]); result.setHolot(row2[2]); result.setTen(row2[3]); return result;

b. Cập nhật thông tin nhân sự

Đối với việc cập nhật thông tin cơ bản của nhân sự được thể hiện qua giao diện ở Hình 3.13. Người sử dụng tương tác với giao diện người dùng và nhập các thông tin cơ bản, đối với nhân sự thuộc xã chương trình chỉ hiện ra chức danh của người cần nhập, không thể hiện phòng thuộc huyện hoặc sở. Sau khi hoàn tất thông tin cần nhập, người sử dụng kích vào nút “Thêm”.

Trong quá trình cập nhật dữ liệu, dựa vào sự phân tán CSDL và chương trình trên các cụm Server mà dữ liệu sẽ được cập nhật tại cụm của mình đồng thời cập nhật mảnh đến các cụm Server khác nếu ở cấp thấp hơn.

Chuyên môn công tác (Hình 3.14a), Trình độ ngoại ngữ (Hình 3.14b), Trình độ chính trị (Hình 3.14c), Trình độ tin học (Hình 3.14d).

đơn vị tương ứng dựa vào từng cấp. Đối với tài khoản đăng nhập ở cấp sở, ban ngành tương đương có thể thấy nhân sự theo phân cấp quản lý của mình ở huyện và xã, nếu ở cấp huyện thì thấy được nhân sự của phòng trực thuộc và chức danh ở xã. Việc lựa chọn theo Hình 3.15.

Hình 3.15. Lựa chọn đơn vị để liệt kê nhân sự trực thuộc

Đối với hệ thống được triển khai, giả sử tài khoản đăng nhập là ở cấp sở, ban ngành nếu chọn nhân sự ở cấp huyện hoặc xã thì các thông tin cơ bản hiển thị trên giao diện được lấy trực tiếp từ cụm Server sở, ban ngành để giảm bớt chi phí truyền thông theo sự tính toán ở chương 2, nếu chọn thông tin chi tiết thì hệ thống sẽ yêu cầu phép nối dữ liệu bằng cách triệu gọi từ xa để lấy dữ liệu theo yêu cầu và thực hiện ghép nối các mảnh dữ liệu.

d. Chức năng thuyên chuyển công tác

Chức năng này cho phép thuyên chuyển công tác nhân sự, việc thuyên chuyển không làm ảnh hưởng đến dữ liệu của hệ thống, thông tin nhân sự chỉ thay đổi lại mã mới để tiện cho công tác theo dõi, thống kê. Thông tin về quá trình công tác thể hiện qua Hình 3.16.

e. Hệ thống giám sát CSDL phân tán

Xây dựng hệ thống giám sát CSDL phân tán cho phép truy vấn dữ liệu từ xa để biết được các mảnh có cập nhật được lên các cụm Server khác hay không, điều này chứng minh tính trong suốt khi phân tán dữ liệu. Kết quả truy vấn từ xa thể hiện qua các Hình 3.17, 3.18 và 3.19 bên dưới.

Tại cụm Server 3, sau khi cập nhật thông tin, người quản trị thực hiện truy vấn để xem các thông tin đã được cập nhật trên CSDL cục bộ. Thông tin đăng nhập bao gồm (hình 3.17 a):

- Tên đăng nhập: là tên cho phép truy xuất dữ liệu cục bộ hay từ xa;

- Mật khẩu;

-Đường dẫn dữ liệu: bao gồm địa chỉ máy chủ dữ liệu và thư mục chứa các bảng dữ liệu.

nhật được lên các cụm Server khác hay không. Hình 3.18 thể hiện kết quả truy xuất từ hệ thống giám sát CSDL với các trường theo phân mảnh.

Hình 3.18. Đăng nhập hệ thống (a) và kết quả bảng dữ liệu nhân sự (b) ở cụm 2

Hình 3.19. Đăng nhập hệ thống (a) và kết quả bảng dữ liệu nhân sự (b) ở cụm 1

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán phục vụ thông tin nhanh về nhân sự tại quảng bình (Trang 100 - 106)