Mô hình tổng quát trong thiết kế CSDL phân tán

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán phục vụ thông tin nhanh về nhân sự tại quảng bình (Trang 49 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Mô hình tổng quát trong thiết kế CSDL phân tán

Có ba kiểu thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán trên mạng máy tính:

a) Các bản sao: Cơ sở dữ liệu được sao chép thành nhiều bản và được lưu trữ trên các vị trí phân tán khác nhau của mạng máy tính.

b) Phân mảnh: CSDL được phân thành nhiều mảnh theo kỹ thuật phân mảnh dọc hoặc phân mảnh ngang, các mảnh được lưu trên các vị trí khác nhau.

c) Mô hình kết hợp các bản sao và phân mảnh. Trên một số vị trí chứa các bản sao, một số vị trí khác chứa các mảnh.

Với mô tả yêu cầu nêu trên, ứng dụng chọn kiểu thiết kế cơ sở dữ

quản lý dữ liệu tại các cụm tương ứng, hệ thống đề xuất là hệ thống xây dựng mới, do đó cần phải có sự xây dựng và phát triển chiến lược trước mắt cũng như lâu dài.

- Theo Hình 2.2, hệ thống được chia thành 3 cụm cơ bản, do đó mỗi cụm có sự phân cấp quản lý và các chức năng riêng khi phân tán CSDL và chương trình. Đối với cụm các xã, người dùng chỉ được truy cập CSDL cán bộ ở xã của mình, không thể truy xuất được thông tin các xã khác. Đối với việc quản lý ở cấp huyện, ngoài việc truy xuất thông tin cán bộ của đơn vị mình, có thể xem được cán bộ cấp xã theo thẩm quyền quản lý.

- Với việc phân chia, phân cấp như trên, môi trường thực hiện hệ thống dựa trên kết nối mạng WAN và giao thức TCP nhằm đảm bảo kết nối giữa các cụm; bên cạnh đó, để dễ dàng đối với người dùng trên các thiết bị đầu cuối, công nghệ sử dụng là công nghệ Web.

- Việc triển khai hệ thống nhất thiết cần có sự phân tích, nhất là phân tích dữ liệu và dòng dữ liệu liên quan đến công tác cán bộ và quản lý các cấp.

Việc nghiên cứu yêu cầu bài toán quản lý nhân sự tỉnh Quản Bình cũng phải chỉ ra trong đó hệ thống cuối cùng phải đáp ứng được các mục tiêu của hệ thống quản lý CSDL phân tán. Các mục tiêu đó là sự hoạt động, tính tin cậy và sẵn có, kinh tế và khả năng mở rộng. Trên cơ sở đó, việc phân tích hệ thống tập trung vào chiến lược phân tích từ trên xuống theo quy trình như

Hình 2.3.

Dữ liệu đầu vào với hai hành động song song: thiết kế mô hình và thiết kế lý thuyết. Hoạt động thiết kế mô hình quan tâm đến việc xác định giao diện với người dùng cuối.

hai nhóm hoạt động quan hệ: phân tích thực thể và phân tích chức năng. Phân tích thực thể quan tâm tới việc xác định thực thể, tính chất của chúng và mối quan hệ giữa các thực thể. Mặt khác, phân tích chức năng quan tâm đến việc xác định các chức năng cơ bản của từng mô hình có tham gia.

Có một mối quan hệ giữa thiết kế lý thuyết và thiết kế mô hình. Dưới cảm nhận của người khác thì thiết kế lý thuyết có thể được xem như là sự tích hợp các khung nhìn của người dùng. Thậm chí mặc dù hành động tích hợp khung nhìn này là rất quan trọng, mô hình lý thuyết phải hỗ trợ không chỉ các ứng dụng đã có, mà còn cả các ứng dụng tương lai. Tích hợp cách nhìn được sử dụng để đảm bảo rằng thực thể và các yêu cầu quan hệ đối với tất cả các khung nhìn được bao phủ trong mô hình lý thuyết.

Trong các hoạt động của thiết kế lý thuyết và thiết kế cách nhìn người dùng cần xác định rõ các thực thể dữ liệu và phải quyết định ứng dụng sẽ chạy trên CSDL cũng như là các thông tin thống kê về các ứng dụng này. Thông tin thống kê bao gồm sự xác định rõ tần suất của ứng dụng người dùng, khối lượng các thông tin khác nhau, …

Mô hình lý thuyết toàn cục và thông tin thành phần truy nhập được tập hợp lại như một kết quả của thiết kế quan sát là dữ liệu đầu vào cho bước thiết kế phân tán. Mục tiêu của bước này là để thiết kế các mô hình lý thuyết cục bộ bằng cách phân bố thực thể tới các trạm của hệ thống phân tán. Tất nhiên có thể coi từng thực thể như một đơn vị của phân tán.

Với các quan hệ phân tán, người ta thường chia chúng thành hai quan hệ con, được gọi là phân mảnh, mà sau đó được phân tán. Do vậy hoạt động thiết kế phân tán bao gồm 2 bước: phân mảnh và phân tán.

Dữ liệu đầu vào của quá trình này là các mô hình lý thuyết vật lý và thông tin thành phần truy nhập về các phân mảnh trong chúng.

Chúng ta biết hoạt động thiết kế và phát triển là một quá trình tiếp diễn yêu cầu việc giám sát thường xuyên và sự điều chỉnh có chu kỳ.

Các phân đoạn trong thiết kế từ trên xuống theo Hình 2.3. được mô tả như sau:

• Thiết kế mức quan niệm: là một tiến trình kiểm tra và xác định rõ hai nhóm quan hệ: phân tích thực thể phân tích chức năng.

+ Phân tích thực thể: xác định các tập thực thể, các thuộc tính và các mối quan hệ giữa chúng.

+ Phân tích chức năng: xác định các chức năng của hệ thống và đưa ra các chức năng cơ sở.

• Thiết kế phân tán: bao gồm hai phần:

+ Thiết kế phân đoạn + Thiết kế định vị

• Thiết kế lược đồ quan niệm địa phương: tạo ra các lược đồ mức quan niệm tại các địa phương

• Thiết kế vật lý: thực hiện ánh xạ lược đồ mức quan niệm tại các địa phương ra các đơn vị lưu trữ vật lý

• Quan sát và kiểm tra: kiểm tra các giai đoạn của quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán phục vụ thông tin nhanh về nhân sự tại quảng bình (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w