CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu DCBG PHUC CHAT da sua (Trang 44 - 46)

4.1. Trình bày cách xác định thành phần và nghiên cứu cấu tạo của phức bằng phương pháp

hóa học ở trạng thái rắn? Lấy ví dụ minh họa?

4.2. Trình bày cách xác định thành phần và nghiên cứu cấu tạo của phức bằng phương pháp

đo độ dẫn điện? Lấy ví dụ minh họa?

4.3. Trình bày phương pháp xác định thành phần và nghiên cứu cấu tạo của phức bằng

phương pháp phổ hồng ngoại?

4.4. Trình bày phương pháp xác định thành phần và nghiên cứu cấu tạo của phức bằng

phương phương pháp nghiên cứu các giản đồ nhiệt?

4.5. Trình bày cách xác định thành phần và hằng số không bền của phức chất tạo thành trong

dung dịch bằng phương pháp đo điện thế? Lấy ví dụ minh họa?

4.6. Trình bày cách xác định thành phần và hằng số không bền của phức chất tạo thành trong

dung dịch bằng phương pháp trắc quang? Lấy ví dụ minh họa?

4.7. Cho 1 nửa pin điện hóa tạo bằng sợi đồng ngâm trong dung dịch V = 1l của dung dịch

chứa 0,2 mol Cu2+. Sau đó thêm 1 mol NH3, một phần Cu2+ tạo phức dưới dạng Cu(NH3)42+, đo được E = 0,04V. Tính nồng độ mol của Cu2+ dư?

4.8. Nêu và phân biệt các khái niệm hằng số bền, hằng số không bền, hằng số tổng hợp, hằng

số bền từng nấc.

4.9. Nêu các yếu tố thuộc bản chất nguyên tử trung tâm ảnh hởng đến độ bền phức chất.4.10. Nêu các yếu tố thuộc bản chất phối tử ảnh hưởng đến độ bền phức chất. 4.10. Nêu các yếu tố thuộc bản chất phối tử ảnh hưởng đến độ bền phức chất.

4.11. Khái niệm axit – bazơ “cứng- mềm”, quy luật tơng tác của các axit – bazơ “cứng mềm”.4.12. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất axit – bazơ của phức chất. 4.12. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất axit – bazơ của phức chất.

4.13. So sánh tính chất axit của: [Cr(H2O)6]3+ với [Al(H2O)6]3+, HCN với H3[Fe(CN)6],[Co(NH3)4NO2(H2O)]2+ với [Co(NH3)5(H2O)]3+, [Cu(NH3)4]2+ với [Ni(NH3)4]2+. [Co(NH3)4NO2(H2O)]2+ với [Co(NH3)5(H2O)]3+, [Cu(NH3)4]2+ với [Ni(NH3)4]2+.

4.14. Viết biểu thức phương trình Nernst đối với bán phản ứng sau:

[Fe(CN)6]3- + e- ⇌ [Fe(CN)6]4- E0

4.15. Nêu ảnh hưởng của sự tạo phức đến thế điện cực của các cặp oxi hóa – khử.

4.16. Giải thích sự dịch chuyển thế điện cực các cặp oxi hóa – khử của phức chất so với của

ion kim loại: Fe3+ + e- ⇌ Fe2+ E01 = 0,77V [Fe(CN)6]3- + e- ⇌ [Fe(CN)6]4- E02 = 0,42V

[Fe(Phen)3]3+ + e- ⇌ [Fe(Phen)3]2+ E03 = 1,14V

4.17. So sánh độ bền của các phức [Fe(CN)6]3- với [Fe(CN)6]4-, [Fe(Phen)3]3+ với [Fe(Phen)3]2+, [Fe(EDTA)]- với [Fe(EDTA)]2-, cho biết các giá trị thế điện cực: [Fe(Phen)3]2+, [Fe(EDTA)]- với [Fe(EDTA)]2-, cho biết các giá trị thế điện cực: Cho Fe3+/Fe2+ có E0

= 0,77V; Fe(CN)6]3-/[Fe(CN)6]4- có E0

= 0,42V; [Fe(Phen)3]3+/ [Fe(Phen)3]2+ có E0 = 1,14V. [Fe(EDTA)]-/[Fe(EDTA)]2- có E0 = -0,12V.

4.18. Giải thích sự thay đổi tính chất oxi hóa – khử của hệ khi tạo phức theo quan điểm cấu tạo?

4.19. Nêu cơ sở chung của các phương pháp xác định thành phần và hằng số bền của phức chất trong dung dịch.

4.20. Nêu cơ sở phương pháp hoá học xác định thành phần và hằng số bền của phức [Ag(NH3)n]+.

4.21. Nêu cách tiến hành, cách xác định thành phần và tính hằng số bền của phức đơn nhân duy nhất, có màu tạo thành trong hệ bằng phương pháp dãy đồng phân tử mol.

4.22. Nêu cách tiến hành, cách xác định thành phần và tính hằng số bền của phức đơn nhân duy nhất, có màu tạo thành trong hệ bằng phương pháp đờng bão hoà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Chí Kiên (1980), Giáo trình Hoá học phức chất (dùng cho sinh viên năm thứ tư). Đại học Tổng hợp Hà Nội.

[2]. Hồ Viết Quý (1995), Phức chất – Phương pháp nghiên cứu và ứng dụng trong hóa học

hiện đại. NXB Đại học Quy Nhơn.

[3]. A.A. Grinberg, Vvedenhie v khimiiu complexn−kh xoedinhenhii, “Nauka”, N.A. Xkorik.

[4]. N.A. Koxtromina,V.N. Kymok, N.A. Xkorik (1990), Khimiia coordinatxionukh

oedinhenhii, Matxcơva, “V−xsaiia schola”.

Một phần của tài liệu DCBG PHUC CHAT da sua (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w