So sánh ba thuyết lượng tử và liên kết trong phức chất.

Một phần của tài liệu DCBG PHUC CHAT da sua (Trang 26 - 27)

c- Hiệu ứng Jan-Telơ

2.4. So sánh ba thuyết lượng tử và liên kết trong phức chất.

Khi xét cấu tạo của ion phức bát diện [Ti(H2O)6]3+, nhận thấy rõ thuyết liên kết quả trị và thuyết trường tinh thể mô tả những phần khác nhau của giản đồ năng lượng các MO (Hình 2.9). Sự tạo thành các MOσ liên kết phù hợp với sự tạo thành các liên kết cho-nhận giữa cặp electron tự do của H2O với obitan lai hoá d2sp3 trống của Ti3+. Nhưng thuyết VB không chú ý khả năng tạo thành các MOσ phản liên kết nên không thể giải thích được phổ hấp thụ của phức chất. Sự tách mức năng lượng của các obitan d thành hai mức trong thuyết trường tinh thể phù hợp với sự tạo thành các obitan πd và σd* có mức năng lượng khác nhau. Tất nhiên khác với thuyết trường tinh thể, việc tính toán năng lượng của liên kết trong phức chất theo thuyết MO là phức tạp hơn rất nhiều, cần phải dùng đến máy tính điện tử hiện đại.

So sánh thuyết MO với thuyết VB và thuyết trường tinh thể

Như vậy, giản đồ năng lượng các MO của phức chất bát diện trình bày trên hình 15 biểu hiện rõ mối quan hệ của ba lí thuyết hiện đại về cấu tạo của phức chất các kim loại chuyển tiếp.

Liên kết π trong phức chất

Trong phức chất bát diện, những obitan dxy’ dxz và dyz có thể dùng để tạo thành liên kết

π. Khi phối tử có obitan có thể che phủ π với những obitan dε đó, giản đồ năng lượng các MO của phân tử trở nên phức tạp hơn nhiều: Ngoài các MOσ liên kết và phản liên kết còn có các MOπ liên kết và phản liên kết nữa và hiệu năng lượng ∆ cũng biến đổi. Những obitan của phối tử có khả năng đó là: obitan p vuông góc với trục liên kết σ, obitan d và obitan π*, tất cả những obitan này đều nằm trong cùng mặt phẳng với obitan của nguyên tử trung tâm.

Một phần của tài liệu DCBG PHUC CHAT da sua (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w