bày trong chương địa tô tuyệt đối nông sản được bán theo giá trị thị trường). Địa tô chênh lệch không chỉ hình thành từ những nông sản mà từ tất cả sản phầm từ ngành công nghiệp khai khoáng, hoặc những ngành công nghiệp sử dụng thác nước tự nhiên. Địa tô chênh lệch là những phần lợi nhuận siêu
ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên những ruộng đất tốt và trung bình; là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh
lệch I và địa tô chênh lệch II.
Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Ở đây C.Mác nêu ví dụ đa số các nhà máy của một ngành đều
chạy bằng hơi nước, nhưng có một số ít nhà máy sử dụng thác nước tự nhiên và giá cả sản xuất của các nhà máy này thấp, trong khi đó GCSX thị trường lại do chí phí sản xuất của những xí nghiệp sử dụng hơi nước điều tiết (giả định cung bằng cầu), nên những nhà tư bản sử dụng thác nước thu lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch do độc chiếm điều kiện tự nhiên thuận lợi được duy trì lâu bền hơn lợi nhuận siêu ngạch do cải tiến kỹ thuật. Nếu những đất đai có thác nước thuộc quyền tư hữu của địa chủ thì lợi nhuận siêu ngạch sẽ phải chuyển thành địa tô nộp cho chủ sở hữu thác nước. Tính chất của loại địa tô này thể hiện những điểm sau đây:
i) Địa tô được gọi là địa tô chênh lệch là vi nó là sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất thị trường và giá cả sản xuất cá biệt của tư bản sử dụng sức tự nhiên một cách độc quyền
ii) Địa tô chênh lệch là kết quả của năng suất tương đối lớn hơn của những tư bản có độc quyền so với những tư bản khác, chứ không phải ở lượng năng suất tuyệt đối của những tư bản sử dụng thác nước.
iii) Sức tự nhiên không phải là nguồn gốc của lợi nhuận siêu ngạch mà chỉ là cơ sở tự nhiên của nó thôi. Nếu không có độc quyền sở hữu ruộng đất
và độc quyền kinh doanh ruộng đất thì việc nâng cao năng suất lao động do sử dụng thác nước chỉ dẫn đến hạ thấp giá cả sản xuất của sản phẩm.
iv) Chế độ tư hữu ruộng đất không phải là nguyên nhân sinh ra lợi nhuận siêu ngạch mà là nguyên nhân làm cho lợi nhuận siêu ngạch chuyển hóa thành địa tô.
v) Địa tô sinh ra là một phạm trù phi lý là giá cả ruộng đất (giá cả thác nước), đó là địa tô tư bản hóa chứ không phải là giá cả vốn có của ruộng đất (hay thác nước).
Hình thức thứ nhất của địa tô (địa tô chênh lệch I) là địa tô thu được trên những ruộng đất khác nhau về độ phì nhiêu tự nhiên hoặc vị trí của đất đai. C.Mác nghiên cứu địa tô chênh lệch theo trật tự đi xuống, gắn liền với việc chuyển sang canh tác đất xấu, nhưng đồng thời ông nhấn mạnh rằng có thể trình bày địa tô chênh lệch theo trật tự đi lên cũng đạt kết quả như vậy. Ông soạn ra nhiều biểu bảng để minh họa.
Địa tô chênh lệch là kết quả của độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa và là kết quả của sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp do có sự độc quyền đó. Song bởi sự cạnh tranh ấy diễn ra trong điều kiện các khu đất tốt đều đã canh tác hết, nên dẫn đến chỗ là giá cả sản xuất của sản phẩm của các khu đất xấu giữ vai trò điều tiết giá cả thị trường. Tình hình đó sinh ra cái mà C.Mác gọi là Giá trị xã hội giả tạo.
Địa tô chênh lệch II là kết quả của năng suất khác nhau của những lần
đầu tư nối tiếp nhau trên cùng một thửa đất (thâm canh) hay do thâm canh mà có. Đây là sự cố gắng chủ quan của người kinh doanh mà có. Vì vậy, chừng
nào thời hạn thuê ruộng đất vẫn còn thì nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp thu lấy loại địa tô chênh lệch II này. Nhưng đến khi hết hạn hợp đồng thuê ruộng nếu khoản lợi nhuận siêu ngạch này vẫn còn thì chủ đất sẽ tìm cách nâng mức địa tô lên để giành lấy lợi nhuận siêu ngạch ấy17. Vì lẽ đó mà