Sự chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô tư bản chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề lý LUẬN về các HÌNH THỨC BIỂU HIỆN của GIÁ TRỊ THẶNG dư và sự vận DỤNG vào PHÁT TRIỂN KINH tế ở nước TA HIỆN NAY (Trang 28 - 29)

Sự vận động của tư bản ngân hàng dẫn đến xuất hiện tư bản giả, chủ ngân hàng không chỉ cho vay bằng tiền mặt mà còn cho vay bằng kỳ phiếu do mình phát hành, nhờ đó thu lợi tức. Như vậy trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không chỉ tiền tệ có giá trị sử dụng phụ thêm mà cả công cụ tín dụng cũng có giá trị sử dụng phụ thêm. C.Mác nêu lên những nhận xét về vai trò của tín dụng trong sản xuất tư bản chủ nghĩa gồm 4 điểm: Chế độ tín dụng làm môi giới cho việc san bằng tỷ suất lợi nhuận; Làm giảm chi phí lưu thông; làm cho sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển và các mâu thuẫn của nó thêm sâu sắc, qua đó mà đẩy nhanh sự quá độ sang một phương phức sản xuất mới; Tín dụng xúc tiến việc hình thành các công ty cổ phần.

2.3.3. Sự chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô tư bản chủnghĩa. nghĩa.

Lý luận địa tô được trình bày trong khuôn khổ chung của lý luận giá trị thặng dư, về lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất, là sự phát triển hơn nữa của lý luận ấy và vận dụng vào nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa. Ở đây lần đầu tiên C.Mác theo dõi các quan điểm kinh tế của cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp họp hành bộ xương sống của xã hội tư bản chủ nghĩa: giai cấp công nhân làm thuê; giai cấp tư sản và giai cấp những người chủ sở hữu ruộng đất.

- Những tiền đề xuất phát của việc phân tích địa tô.

Những tiền đề đó là: Ruộng đất là một yếu tố để đầu tư tư bản, không xét các hình thái phi tư bản chủ nghĩa; chỉ phân tích ngành trồng trọt, trước hết là cây lương thực chủ yếu (lúa mì) bởi vì địa tô thu được trong việc sản xuất các

nông phẩm khác là do địa tô trong ngành trồng trọt quyết định; sự tồn tại độc quyền tư hữu ruộng đất trong tay một giai cấp đặc biệt - những chủ sở hữu ruộng đất; phân biệt địa tô và tiền tô, ngoài địa tô chính thức ra, tiền tô còn bao hàm cả lợi tức và tư bản cố định đã bỏ thêm vào ruộng đất và những sự cải tiến đã được thực hiện trên ruộng đất đó (công trình thủy lợi, các vật kiến trúc v.v...). Để phân tích một cách khoa học phạm trù địa tô, cần nghiên cứu địa tô dưới dạng thuần túy, gạt bỏ mọi yếu tố làm lu mờ bản chất của địa tô như đã kể trên.

- Nguồn gốc của địa tô tư bản chủ nghĩa

Trong sản xuất nông nghiệp, cũng giống như trong sản xuất công nghiệp, công nhân nông nghiệp phải tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp dưới hình thức lợi nhuận nông nghiệp. Trước hết nhà tư bản phải thu được lợi nhuận tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân. Và khi thuê ruộng của địa chủ, nhà tư bản còn phải thu được một số lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân để nộp cho chủ đất. Khoản này phải được bảo đảm thường xuyên và tương đối ổn định. Đó là địa tô tư bản chủ nghĩa. Cũng như địa tô phong kiến, cơ sở của địa tô tư bản chủ nghĩa là quyền sở hữu ruộng đất, đó là hình thái dưới đó quỳen sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập16. Tuy nhiên địa tô tư bản chủ nghĩa hoàn toàn khác với địa tô phong kiến cả về mặt chất, lượng và cơ sở tồn tại. Theo đó,

địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra (tức là bộ phận giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuanạ bình quân của nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do tư bản thuê đất nộp cho người sở hữu ruộng đất.

- Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

Địa tô chênh lệch. Ở đây chúng ta dựa trên giả định rằng những nông sản được bán theo giá cả sản xuất (đây là một trừu tượng hóa, thực ra như sẽ trình

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề lý LUẬN về các HÌNH THỨC BIỂU HIỆN của GIÁ TRỊ THẶNG dư và sự vận DỤNG vào PHÁT TRIỂN KINH tế ở nước TA HIỆN NAY (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w