VẤN ĐỀ VỐN CHO CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề lý LUẬN về TUẦN HOÀN CHU CHUYỂN tư bản và vấn đề vốn CHO CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở nước TA HIỆN NAY (Trang 30 - 34)

NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1. Muốn sản xuất được tiến hành liên tục, bình thường, thì vốn củacác đơn vị kinh tế cũng phải được phân ra làm ba bộ phận, tồn tại đồng các đơn vị kinh tế cũng phải được phân ra làm ba bộ phận, tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái T, yếu tố SX và H theo một tỷ lệ thích hợp với ngành sản xuât kinh doanh. Đồng thời, mỗi bộ phận vốn ở mỗi hình thái

hình thái ấy cũng phải không ngừng liên tục vận động qua ba giai đoạn, trải qua ba hình thái và thực hiện ba chức năng.

Chỉ có sự thống nhất của cả ba tuần hoàn của ba bộ phận vốn như vậy, thì sự liên tục của tổng quá trình sản xuất mới thực hiện được. Phải chia vốn sản xuất thành ba bộ phận như vậy, để đảm bảo chúng không ngừng thay thế nhau thì sản xuất mới liên tục.

3.2. Để phát huy hiệu quả sử dụng vốn, quĩ khấu hao có thể đượcđưa ra sử dụng để mở rộng sản xuất. Vậy có thể mở rộng sản xuất nhờ đưa ra sử dụng để mở rộng sản xuất. Vậy có thể mở rộng sản xuất nhờ quĩ khấu hao mà không cần có tích lũy thực sự. Mặt khác, máy móc, thiết bị đòi hỏi những chi hí bảo quản đặc biệt để nâng cao hiệu quả sử dụng và tránh được những hao mòn bất thường. Việc bảo quản máy móc thiết bị

được thực hiện theo hai phương thức:

Trước hết, bản thân quá trình sử dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất là cách bảo quản tốt nhất, hiệu quả nhất, vì quá trình sử dụng sẽ bảo tồ nó và chuyển giá trị của nó vào sản phẩm. Theo đó, cần tăng thời gian sử dụng máy móc, thiết bị để tăng tốc độ chuyển giá trị của nó vào sản phẩm mới, rút ngắn thời gian khấu hao, tránh được những hao mòn vô hình và cả hữu hình do thiên nhiên gây ra là vấn đề cực kỳ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. C.Mác kết luận: Chỉ có thông qua lao động sống thì lao động quá khứ mới được duy trì một cách đúng chức năng.

Hai là, bảo quản máy móc, thiết bị một cách thực sự, cần phải có giá trị phụ thêm để chi phí, bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa. Để tránh hao mòn vô ích,

nhất là hao mòn vô hình, cũng như tiết kiệm các chi phí bảo quản, sửa chữa và tăng cường hiệu suất của máy móc, thiết bị, các doanh nghiệp cần tìm mọi cách thu hối vốn nhanh và thu nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất; cần tổ chức bố trí lực lượng lao động hợp lý khoa học thành nhiều ca kíp để rút ngắn thời gian khấu hao máy móc, thiết bị. Sản xuất phảo có bảo hiểm để đề phòng những biến cố bất ngờ, thiên tai...

3.3. Huy động ở mức cao nguồn vốn trong và ngoài nước đáp ứngyêu cầu vốn cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. yêu cầu vốn cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho công nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng đến từ nhiều nguồn. Trong đó cần tập trung khai thác các nguồn chủ yếu như: Mở rộng lĩnh vực và địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường, địa bàn và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, hiệu quả vốn FDI. Tranh thủ nguồn vốn ODA đi đôi với việc đẩy nhanh tốc đọ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch bảo đảm trả nợ. Từng bước mở rộng đàu tư gián tiếp của nước ngoài và có chính sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hói vào phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư ra ước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

3.4. Phân bổ hợp lý các nguồn vốn, qua đó huy động, sử dụng cácnguồn lực một cách có hiệu quả. nguồn lực một cách có hiệu quả.

Các nguồn lực vật chất trong phát triển kinh tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa bao gồm: vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, con người, v.v... Trong sự phát triển, các nguồn lực đều có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên trong từng hoàn cảnh, ngành nghề, lĩnh vực cụ thể mà mỗi yếu tố có vai trò trọng yếu khác nhau. Trong quá trình phát triển chúng không bao giờ tách biệt nhau mà luôn vận động gắn bó, tác động lẫn nhau cùng đóng góp vào quá trình phát triển. Trong kinh tế thị trường các nguồn lực đều có xu hướng được giá trị hóa, do đó vốn như là điểm khởi đầu cho việc khơi thông

dòng chảy các nguồn lực cho phát triển. Có vốn là có lao động, có khoa học công nghệ, có thể khai thác được các tài nguyên thiên nhiên. Việc phân bổ các nguồn vốn hợp lý cũng đồng nghĩa với việc phân bổ hợp lý các nguồn lực khác và ngược lại các nguồn lực khác được phân bổ khai thác hợp lý là kết quả của sự phân bổ vốn hợp lý. Thực tế cho thấy khi các nguồn vốn phân bổ sai bao giờ cũng kéo theo sự phân bổ sai và lãng phí các nguồn lực khác, thậm chí gây lên khủng hoảng dẫn đến những kết quả khôn lường.

3.5. Bảo đảm tính hiệu quả của thị trường vốn đáp ứng yêu cầu vốncho công nghiệp hóa hiện đại hóa. cho công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Phát triển thị trường tài chính (thị trường vốn và thị trường tiền tệ) theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh; tăng nhanh qui mô và mở rộng phạm vi haọt động; vận hành an toàn, được quản lý, giám sát hiệu quả; khuyến khích mở rộng các dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường tài chính; bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể tham gia thị trường.

Phát triển mạnh thị trường vốn theo hướng phát huy vai trò các ngân hàng có chức năng huy động và chi vay vốn đầu tư, đồng thời khẩn trương nâng cấp thị trường chứng khoán, thực hiẹn các biệ pháp đồng bộ đẻ phát triển nhanh thị trường chứng khoán thành một kênh huy động vốn dài hạn quan trọng trong nền kinh tế. Hình thành đồng bộ thể chế thị trường chứng khoán; tăng cường hỗ trợ của nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tham gia thị trường này.

3.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa. hiện đại hóa.

Sinh lời là chức năng cơ bản của mọi nguồn vốn đưa vào sử dụng. Do vậy việc huy động, phân phối, sử dụng vón như thế nào cho có hiệu quả luôn là mối quan tâm chung của cả nền kinh tế, của cả chủ sở hữu vốn và chủ sử dụng vốn. Thức do cơ bản tính hiệu quả huy động vốn là chi phí huy động

vốn. Hiệu quả sử dụng vốn được đo bằng mức sinh lời của đồng vốn. dưới góc độ tăng trưởng và phát triển hiệu quả huy động và sử dụng vốn được đánh giá bằng hệ số ICOR. Để đánh giá hiệu qaủ vồn cần quan tâm đến hai vấn đề:

Một là, đánh giá hiệu quả huy động vốn, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: (i) tỷ lệ huy động vốn thực tế so với nhu cầu vốn đầu tư (%); (ii) tỷ lệ huy động vốn thực tế so với tổng số các nguồn vốn tích lũy (%); (iii) chi phí huy động vốn.

Hai là, giới hạn mắc nợ nước ngoài, thường được xem xét một số giới hạn sau: Tỷ suất mắc nợ, là tỷ lệ giữa tổng nợ và lãi phải trả cho nước ngoài với tổng giá trị sản lượng quốc dân nước đó cùng năm; Tỷ suất vay nợ là tỷ lệ giữa số dư mắc nợ còn lại sau khi trả nợ gốc và lãi trong năm với tổng ngạch thu nhập ngoại tệ xuất nhập khẩu của nước ấy cùng năm; Tỷ lệ giữa số lượng dự trữ ngoại tệ với hạn ngạch nhập khẩu mỗi năm.

Trong chiến lược vốn, hiệu quả huy động vốn phải luôn gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn. Huy động vốn là quá trình tập trung, phân phối lại các nguồn vốn, còn sử dụng vốn là quá trình tái tạo, tăng trưởng các nguồn vốn. Huy động vốn có đạt hiệu quả cao thì mới đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế và ngược lại sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bảo đảm tái tạo và phát triển các nguồn vốn.

Để năng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì phải tăng số vòng quay của vốn, giảm thời gian cần thiết cho một vòng quay, bằng cách sử dụng nhiều biện pháp như: tăng năng suất, tăng thời gian và cường độ lao động, dự trữ sản xuất hợp lý, phân bổ vốn lưu động dưới các hình thái hợp lý...

3.7. Đổi mới chính sách đầu tư

Đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư đẻ khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguòn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và thu hút nguòn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.

khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế và trợ giúp vùng khóa khăn. Vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước dành ưu tiên cho xây dựng các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng có thu hồi vốn và hỗ trợ đầu tư một số dự án quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế. Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hướng vào năng cao năng lực sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, năng cao chất lượng sản phẩm. Vốn của khu vực dân doanh được khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và việc làm; khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển vốn và công nghệ về nước tham gia đầu tư.

Tiếp tục tranh thủ vốn ODA; đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn các công trình, dự án đã được ký kết; xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA cho thời kỳ mới, tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các vùng có điều kiện kinh tế, xã họi khó khăn.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo lợi thế so sánh để thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư cho sản phẩm xuất khẩu và công nghệ cao. Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư đối với đầu tư nước ngoài, thu hẹp các lĩnh vực không cho phép đầu tư và những lĩnh vực đầu tư có điều kiện, mở rộng lĩnh vực đăng ký đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi chocác nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển các lĩnh vực dịch vụ theo cam kết quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

1. C.Mác & Ph.Ăngghen toàn tập, tập 24, Nxb CTQG, H. 1994.

2. Nguyễn Văn Hiến: “Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Tạp chí Ngân hàng số 10 2003, Tr. 58 62.

3. Trần Xuân Kiên: “Một số giải phỏp tạo vốn trong kinh doanh”, Nxb CTQG, H.2005.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề lý LUẬN về TUẦN HOÀN CHU CHUYỂN tư bản và vấn đề vốn CHO CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở nước TA HIỆN NAY (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w