T H SX H SX H SX
2.2.1. Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển
Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gia kể từ khi giá trị tư bản được ứng ra dưới một hình thái nhất định, cho đến khi giá trị tư bản đang vận động quay trở về cũng dưới hình thái ấy, với một lượng giá trị đang tăng lên.
Tuần hoàn của tư bản, khi được coi là một quá trình định kỳ, chứ không phải một hành vi cá biệt, thì gọi là vòng chu chuyển của tư bản, năm là đơn vị đo lường tự nhiên để đo những vòng chu chuyển của tư bản đang hoạt động.
Nếu chúng ta lấy CH để chỉ năm, lấy Ch để chỉ thời gian chu chuyển của một tư bản nhất định, lấy n để chỉ số lần chu chuyển, thì chúng ta sẽ có:
.. Do đó, nếu thời gian chu chuyển là 3 tháng chẳng hạn, thì
Như vậy, là tư bản thực hiện 4 vòng chu chuyển, đã quay 4 vòng trong một năm.
2.2.2. Tư bản cố định và tư bản lưu động
Sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động căn cứ vào phương thức chu chuyển giá trị tư bản vào giá trị sản phẩm mới để phân chia.
Tư bản cố định là một bộ phận giá trị tư bản, dưới hình thái tư liệu lao động, tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó được chuyển dần, từng phần vào giá trị sản phẩm mới.
Đặc trưng của tư bản cố định:
Giá trị sử dụng tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động trong suốt thời gian mà nó tham gia vào quá trình sản xuất giữ được hình thái sử dụng độc lập của nó như khi nó mới gia nhập quá trình sản xuất. Hình thái giá trị sử dụng tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất.
Bộ phận giá trị tư bản ứng ra được cố định dưới hình thái tư liệu sản xuất, cũng lưu thông như các bộ phận khác, nhưng lại có tính đặc biệt. Không phải hình tái giá trị sử dụng của nó lưu thông, mà chỉ có hình thái giá trị của nó lưu thông và chỉ lưu thông dần dần từng phần một, theo mức độ mà giá trị đó được chuyển từ bộ phận tư bản đang xem xét sang sản phẩm là cái lưu thông với tư cách là hàng hóa. Giá trị chuyển vào sản phẩm tỷ lệ nghịch với thời gian tồn tại của nó.
Giá trị tư liệu lao động chỉ có một bộ phận lưu thông, còn toàn bộ vẫn nằm lại, khi nào toàn bộ giá trị của nó được chuyển hết thì giá trị của nó mới khấu hao hết. Tức là giá trị tư bản cố định chuyển nhiều lần từng phần sang CH n = Ch 12 n = = 4 3
giá trị sản phẩm mới. Khi toàn bộ giá trị của nó đã chuyển hết thì tư bản cố định mới hết khấu hao.
Từ những đặc trưng đó chỉ ra rằng: Tư bản cố định là bộ phận giá trị tư bản ứng ra được cố định dưới hình thái tư liệu lao động, tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần, từng phần sang giá trị sản phẩm mới.
Tư bản lưu động là bộ phận giá trị tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị sang giá trị của sản phẩm mới trong mộtlần chu chuyển. Hay nói cách khác, tất cả những yếu tố cấu thành vật chất káhc của tư bản mà không phải là tư bản cố định ứng ra trong quá trình sản xuất là tư bản lưu động. Xét về phương thức chu chuyển giá trị thì tư bản lưu động gồm hai bộ phận: tư bản bất biến dưới hình thái nguyên, nhiên, vật liệu và tư bản khả biến (V).
* Tóm tắt những đặc điểm khác nhau của tư bản cố định và tư bản lưu động. - Căn cứ đề phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là phương thức chu chuyển giá trị tư bản của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm mới trong quá trình sản xuất. Ví dụ: Trâu bò cày kéo là tư bản cố định, còn trâu bò thịt là tư bản lưu động. Sự phận chia này là sự phân chia của tư bản sản xuất. Chỉ trong quá trình sản xuất mới thấy được sự phân chia này:
- Sự chu chuyển của yếu tố cố định của tư bản, và do đó, thời gian cần thiết cho sự chu chuyển ấy, bao gồm mấy vòng chu chuyển của các yếu tố lưu động của tư bản. trong khi tư bản cố định chỉ chu chuyển được có một lần thì tư bản lưu động đã chu chuyển được mấy lần.
- Bộ phận giá trị của tư bản sản xuất bỏ vào tư bản cố định được ứng ra toàn bộ trong một lần, được nhà tư bản ném luôn một lần vào lưu thông, nhưng
C1
C TBCĐ – C1 (TLLĐ)
C2 TBSX C2 (ĐTLĐ) V TBLĐ
nó chỉ được rút từ lưu thông ra từng phần nhỏ, dần dần, nhờ việc thợc hiẹn những phần giá trị mà tư bản cố định kết hợp từng phần một vào hàng hóa.
- Muốn cho quá trình sản xuất được liên tục thì những yếu tố của tư bản lưu động cũng phải được luôn cố định trong quá trình ấy, cũng giíong như những yếu tố của tư bản cố định. Nhơng những yếu tố đã được cố định như vậy của tư bản lưu động luôn luôn được đổi mới về mặt hiện vật.
Bộ phận cấu thành, sự thay thế, sửa chữa, tích luỹ tư bản cố định.
Tư bản cố định bao gồm rất nhiều bộ phận tư bản có những vòng chu chuyển rất khác nhau. Tư bản cố định có những bộ phận được cấu thành bằng những yếu tố đồng loại, nhưng lâu bền không giống nhau, do đó được đổi mới từng bộ phận trong những thời hạn không gióng nhau. Có những bộ phanạ tư bản cố định khác nhau do những bộ phận không giống nhau cấu thành, vì vậy hao mòn không gióng nhau, nên phải thay thế trong từng kỳ hạn không giống nhau, có những bộ phận thay thế nhiều lần hay ít lần.
Tư bản cố định có hai dạng hao mòn: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình bao gồm hao mòn về giá trị (chuyển dần vào sản phẩm) ; hao mòn về giá trị sử dụng (vật chất), do: bản thân việc sử dụng trong sản xuất và do ảnh hưởng của các lực lượng tự nhiên.
Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị. Nguyên nhân: Năng suất lao động tăng, thì sẽ làm giảm giá trị của những máy móc, thiết bị cũ, tuy giá trị sử dụng không đổi; Khoa học - kỹ thuật phát triển thì chế tạo ra các máy móc, thiết bị mới tối tân hơn, hiện đại hơn thế hệ máy móc, thiết bị cũ nhưng giá trị không đổi hoặc rẻ hơn. Vì vậy, máy móc thiết bị cũ tuy còn giá trị sử dụng nguyên ven nhưng giá trị giảm đi.
Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của tư bản cố định được tính bình quân để chuyển giá trị vào sản phẩm mới, lưu thông cùng sản phẩm, chuyển hóa thành tiền, hình thành quĩ khấu hao tư bản cố định, dùng để đỏi mới tư bản cố định khi đến kỳ tái tạo ra tư bản đó dưới hình thái hiện vật.