Hướng dẫn học sinh sử dụng SĐTD trong hoạt động cá nhân

Một phần của tài liệu DE TAI sử dụng sơ đồ tư duy để học và tự học môn Chính trị (Trang 31)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng SĐTD trong hoạt động cá nhân

2.3.2.1. Sử dụng SĐTD trong việc lập kế hoạch

Lập kế hoạch cho ngày, tuần, tháng, năm giúp HS có được cái nhìn tổng quát đối với các sự kiện quan trọng trong một khoảng thời gian nhất định. Sử dụng SĐTD trong việc lập kế hoạch trong năm, trong tháng, trong ngày giúp HS điểm lại, kiểm tra lại các công việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời có cái nhìn xuyên suốt trong việc thực hiện công việc từ ngày đến tháng đến năm từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả tối đa. HS có thể chọn các nhánh chính cấp 1 tùy theo công việc từng tuần hay phân loại theo sở thích, thời gian, …

Lập kế hoạch cho một môn học hay một công việc, một dự án cũng làm tương tự.

2.3.2.2. Sử dụng SĐTD trong việc phát triển bản thân

Với mỗi lứa tuổi và mỗi trình độ, ngành nghề sẽ có những nhận định cũng như mục tiêu khác nhau cho cuộc đời tuy nhiên với sơ đồ tư duy như một bản đồ mở mà ở đó chúng ta có thể chỉnh sửa, thêm thắt hình ảnh hay mục tiêu khác của mình khi cần thiết.

Để xây dựng một sơ đồ tư duy cho bản thân, chúng ta có thể đặt ra và trả lời những câu hỏi sau, mỗi câu trả lời là một ý tưởng hay một nhánh của SĐTD.

- Bạn mong muốn điều gì? (Một kỹ sư, một doanh nhân thành đạt, một nhà khoa học). - Bạn thích điều gì? (Du lịch, nghe nhạc, xem phim, viết sách…)

- Bạn thích nghành học nào hay lĩnh vực nào? (Toán học, Lịch sử, Tin học, Hội họa, Marketing, Tài chính…)

- Những người nào có ảnh hưởng nhất tới bạn?

- Những mối quan hệ nào bạn cần thiết lập hay cải thiện?

Đằng sau những câu hỏi và trả lời ta có thể phát triển thêm bằng cách đặt câu hỏi: Bằng cách nào? Và trả lời tiếp… để có thêm nhiều ý tưởng hơn.

- Mỗi nhánh của tấm sơ đồ đều có thể tác động qua lại và tương hỗ lẫn nhau.

2.3.2.3. Sử dụng SĐTD trong việc quản lý tổ, lớp, chi đoàn.

* Sử dụng SĐTD trong việc lập kế hoạch quản lí tổ, nhóm, lớp Tương tự như lập SĐTD kế hoạch của cá nhân

- Sử dụng SĐTD để lập kế hoạch công tác, triển khai, niêm yết rất thuận tiện.

- Việc sử dụng SĐTD lập kế hoạch giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp,…

- Dễ theo dõi quá trình thực hiện.

- Nhìn được tổng thể nên không bỏ sót việc.

- Dễ bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp,… so với việc viết kế hoạch theo cách thông thường thành các dòng chữ.

* Sơ đồ tư duy trong báo cáo, lập bảng biểu thông tin

- SĐTD giúp tiết kiệm thời gian báo cáo tại các cuộc họp, làm cho nội dung họp được ngắn gọn.

- Trình bày báo cáo bằng SĐTD sẽ làm nổi bật được trọng tâm, chỉ rõ được các giải pháp chủ yếu, phát huy được các ý tưởng, sáng kiến trí tuệ của tập thể.

* Sơ đồ tư duy trong quản lý, điều hành hoạt động tổ, nhóm, lớp

- SĐTD duy giúp quản lý, điều hành tổ, nhóm, lớp một cách có hiệu quả nhất.

2.3.2.4. Sử dụng SĐTD trong việc thuyết trình

Khác với ghi chú tuần tự, SĐTD cho phép người thuyết trình: 1. Tăng cường giao tiếp bằng mắt với thính giả

2. Giúp bài thuyết trình dễ nhìn, dễ nhớ, cho phép bạn thoải mái, tự do diễn đạt ý tưởng của mình.

3. Làm tăng mức độ tập trung cho cả diễn giả lẫn thính giả. 4. Tận dùng được nhiều kỹ năng của vỏ não.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 chúng tôi đã tiến hành phân tích vị trí, vai trò của môn Chính trị hệ Trung cấp chuyên nghiệp. Từ đó chúng tôi hướng dẫn sử dụng SĐTD để học, tự học môn Chính trị và các hoạt động khác:

- Sử dụng SĐTD để chuẩn bị bài trước khi đến lớp, ghi chép nội dung bài học trên lớp, ôn tập cuối giờ, ôn tập kiểm tra, thi học phần.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong việc học và tự học các môn Chính trị của học sinh lớp Điều dưỡng 12B, năm học 2011 – 2012.

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

- Thực nghiệm sư phạm

- Chứng minh vai trò của SĐTD trong việc học và tự học các môn Chính trị của học sinh lớp Điều dưỡng 12B, năm học 2011 – 2012, từ đó thấy được sự cần thiết của việc sử dụng SĐTD nhằm phát huy tính tích cực của học sinh góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.

- Qua thực nghiệm rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng SĐTD trong học và tự học môn Chính trị của HS.

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị để sử dụng SĐTD hiệu quả trong việc học và tự học môn Chính trị nói riêng và các môn học khác trong trường chuyên nghiệp nói chung.

3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Học sinh lớp Điều dưỡng 12B, năm học 2011-2012.

3.2.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm

- GV giới thiệu với HS về SĐTD (Cơ sở khoa học, các bước thiết kế, nguyên tắc khi thiết kế SĐTD, ứng dụng của SĐTD).

- HS tập thiết kế một số SĐTD đơn giản.

- GV hướng dẫn học sinh thiết kế SĐTD khi học môn Chính trị, các môn học khác và các hoạt động khác.

- Thiết kế phiếu điều tra dành cho học sinh, giáo viên sau khi sử dụng SĐTD vào việc học và tự học môn Chính trị.

- Đánh giá thái độ học tập của học sinh lớp Điều dưỡng 12B sau khi sử dụng SĐTD trong học và tự học môn Chính trị.

3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm

Tháng 6 năm 2012 ở lớp Điều dưỡng 12B trường Cao đẳng Y Tế Sơn La.

3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành phân tích định tính và định lượng kết quả thực nghiệm.

3.4.1. Phân tích định tính

3.4.1.1. Thái độ của HS khi tiếp xúc với SĐTD

Chúng tôi đã tổ chức 2 buổi tập huấn cho HS lớp Điều dưỡng 12B về SĐTD: Buổi 1: Giới thiệu về SĐTD gồm nguyên tắc hoạt động của bộ não, cơ sở khoa học của SĐTD, cách lập SĐTD, những nguyên tắc, những điểm cần lưu ý, phạm vi ứng dụng của SĐTD và cho HS trải nghiệm bằng các bài tập thực hành, hướng dẫn HS lập các SĐTD đơn giản.

Trong buổi tập huấn, HS rất hào hứng, tích cực tham gia các bài tập trải nghiệm và rất thích thú với kết quả kiểm chứng những kiến thức mới, phương pháp học tập mới với tinh thần thoải mái, vui vẻ, vừa học vừa chơi nhưng vẫn tiếp thu được nội dung tập huấn. Các bước lập SĐTD rất đơn giản nên đa số HS đều tham gia và hoàn thành bài tập lập một số SĐTD.

Buổi 2: GV hướng dẫn học sinh thiết kế SĐTD khi học môn Chính trị

Dựatrên cơ sở, nguyên tắc lập SĐTD đã được hướng dẫn ở buổi tập huấn thứ nhất, GV hướng dẫn HS lập SĐTD môn Chính trị để chuẩn bị bài trước khi đến lớp, ghi chép nội dung bài học, tổng kết bài, ôn tập để kiểm tra, thi học phần,…

Sau buổi tập huấn đa số HS đều nhận xét:

- SĐTD rất đơn giản, dễ lập và có thể thực hiện trong bất kỳ điều kiện vật chất nào. - Sử dụng SĐTD giúp bài học môn Chính trị trở nên hấp dẫn, dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

3.4.1.2. Thái độ của HS khi sử dụng SĐTD

Chúng tôi yêu cầu HS lập SĐTD cho các bài Chính trị sau khi kết thúc bài học trên lớp và sử dụng SĐTD đó để học bài thay vì học bằng phương pháp cũ.

Qua quan sát thái độ của HS khi được giao bài tập về nhà, hoạt động của HS khi lập SĐTD, những trao đổi của HS với HS khác, với tác giả về SĐTD, những phản hồi của

- Đa số các em rất tự giác khi thiết kế SĐTD cho bài học, 100% HS nộp SĐTD đầy đủ, đúng thời hạn.

- Trước các buổi học Chính trị, HS có trao đổi với nhau về SĐTD, thích thú khi so sánh với SĐTD của các bạn khác về nội dung cũng như hình ảnh minh họa, và có sự chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện SĐTD của mình. HS cũng chia sẻ những câu chuyện vui khi lập SĐTD.

- Một số HS sử dụng SĐTD để học các môn khác, các hoạt động cá nhân khác. - Một số HS tìm tác giả để hỏi thêm về SĐTD, mượn tài liệu tham khảo về SĐTD. - Một số HS giới thiệu SĐTD cho bạn bè, người quen sử dụng.

Những hoạt động trên chứng tỏ HS đã quan tâm, hứng thú với việc ứng dụng SĐTD trong học tập và tích cực hơn trong môn học.

3.4.1.3. Thái độ của HS sau khi sử dụng SĐTD để học và tự học môn Chính trị.

Sau khi kết thúc môn Chính trị, nhóm tác giả cũng trao đổi với HS về SĐTD, đa số HS đều khẳng định sử dụng SĐTD giúp việc học và tự học môn Chính trị trở nên đơn giản, hiệu quả hơn và HS sẽ sử dụng SĐTD cho các môn học khác.

3.4.1.4. Kết quả phiếu điều tra đối với HS

Tiến hành điều tra trên 50 HS lớp Điều dưỡng 12B bằng phiếu trắc nghiệm (phụ lục), chúng tôi thu được kết quả như sau:

Trước khi được tác giả giới thiệu về SĐTD: - Số HS chưa biết đến SĐTD: 48/50 = 96% - Số HS đã biết nhưng chưa sử dụng: 2/50 = 4% Sau khi được tác giả giới thiệu về SĐTD: - Số HS biết rõ về SĐTD: 1/50 = 2%

- Số HS biết cơ bản về SĐTD: 25/50 = 50% - Số HS biết ít về SĐTD: 24/50 = 48%

- Số HS quan tâm và tìm hiểu thêm về SĐTD: 17/50 = 34%

- Số HS quan tâm nhưng không tìm hiểu thêm về SĐTD: 20/50 = 40% - Số HS ít quan tâm: 13/50 = 26%

Ý kiến của HS khi sử dụng SĐTD: - Rất thích và thích: 16/50 = 32% - Bình thường: 30/50 = 60% - Không thích: 3/50 = 6% - Cách lập SĐTD dễ, rất dễ: 46/50 = 92% - Cách lập SĐTD khó, rất khó: 3/50 = 6%

- Sử dụng SĐTD để học, chuẩn bị bài, quản lý lớp: 22/50 = 44% - Sử dụng SĐTD trong các lĩnh vực khác: 26/50 = 52% So với phương pháp học cũ:

- Sử dụng SĐTD để học bài, tóm tắt bài, chuẩn bị bài mới hiệu quả hơn so với phương pháp thông thường: 28/50 = 56%

- Như nhau, không hiệu quả bằng phương pháp cũ: 13/50 = 26%

- HS trong lớp thích thú, tích cực hơn khi sử dụng SĐTD: 20/50 = 40% - Tiếp thu kiến thức dễ hơn khi sử dụng SĐTD: 27/50 = 54%

Ý kiến của HS khi sử dụng SĐTD để học môn Chính trị:

- Sử dụng SĐTD giúp HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh hơn, tóm tắt kiến thức, hệ thống hóa, ôn tập môn Chính trị hiệu quả hơn: 33/50 = 66%

- Sử dụng SĐTD giúp HS tích cực và yêu thích môn Chính trị hơn: 32/50 = 64% Như vậy, qua kết quả điều tra cho thấy đa số HS lớp Điều dưỡng 12B rất tự giác và thích thú khi sử dụng SĐTD để học và tự học môn Chính trị. SĐTD giúp các em được tự do thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, óc tưởng tượng phong phú và đặc biệt qua đó giúp các em có cái nhìn tổng thể về nội dung bài học, từ đó khắc sâu và nhớ lâu các nội dung kiến thức mà trước đây các em rất khó khăn trong việc ghi nhớ.

Trong các tiết học các em tham gia rất nhiệt tình và hứng thú với hoạt động nhóm bằng SĐTD. Mặc dù thực nghiệm chỉ ứng dụng SĐTD trong môn Chính trị nhưng nhiều HS đã ứng dụng SĐTD cho các môn học khác, hoạt động khác. Nhiều HS ở các lớp khác cũng quan tâm và hỏi tác giả về SĐTD khi được HS lớp 12B giới thiệu. Điều này chứng tỏ HS đã rất hứng thú và tích cực với việc ứng dụng SĐTD trong học tập và cuộc sống.

3.4.1.4. Kết quả phiếu điều tra đối với GV

Sau khi thực nghiệm đề tài trên lớp 12B, chúng tôi phát phiếu điều tra thăm dò đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Chính trị lớp 12B, thu được kết quả như sau:

Stt Nội dung Ý kiến

Đồng ý Không đồng ý

1 HS tích cực hơn trong giờ học x

2 HS chú ý hơn trong giờ học x

3 HS nhớ bài tốt hơn x

4 HS chủ động hơn x

5 HS quan tâm tới môn học nhiều hơn x

6 HS trao đổi với bạn trong lớp, giảng viên nhiều hơn x

Kết quả thu được có thể thấy: HS khi sử dụng SĐTD đã tích cực hơn trong giờ học, quan tâm và yêu thích môn học hơn.

Qua phỏng vấn đối với GV bộ môn cho biết: trước các giờ học, giờ ra chơi, HS trao đổi với nhau nhiều hơn về SĐTD, cách sử dụng SĐTD trong môn học, có ý thức hoàn thành các bài tập về nhà SĐTD.

3.4.2. Phân tích định lượng

Tiến hành thống kê điểm học phần môn Chính trị lớp Điều dưỡng 12A, B. Sĩ số Điểm Lớp Giỏi Khá TBK TB Yếu - Kém 51 Lớp 12B 0 5 13 16 17 0% 9,8% 25,5% 31,4% 33,3% 42 Lớp 12A 0 6 9 5 22 0% 14,3% 21,4% 11,9% 52,4%

Căn cứ vào các kết quả thu được có thể kết luận: Sử dụng SĐTD trong học môn Chính trị đã tích cực hóa hoạt động học tập của HS lớp Điều dưỡng 12B, làm cho học sinh hứng thú, yêu thích môn học hơn.

Có thể kết luận tính khả thi của đề tài và đề tài cần được nhân rộng hơn nữa ở các môn học, các đối tượng HS khác để góp phần đổi mới phương pháp học tập của HS từ đó nâng cao kết quả học tập của HS.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định giả thuyết khoa học và xác nhận tính khả thi của đề tài.

Phân tích kết quả thu được dựa trên các số liệu thực nghiệm cho thấy sự thay đổi tích cực trong thái độ của HS sau khi sử dụng SĐTD vào việc học và tự học môn Chính trị.

Kết quả học tập của lớp Điều dưỡng 12B có sự tiến bộ hơn so với mặt bằng chung các môn học khác, sự khác biệt đó là có ý nghĩa, chứng tỏ giải pháp sử dụng SĐTD trong việc học và tự học môn Chính trị của HS là cần thiết, có tính khả thi, góp phần hình thành cho HS phương pháp học tập hiệu quả từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập của HS.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành đầy đủ các

nhiệm vụ, mục đích của đề tài, đó là:

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Thực trạng việc học, tự học của học sinh, sinh viên ở các trường chuyên nghiệp; Tính tích cực học tập của học sinh; Cơ sở khoa học của SĐTD, trong đó tập trung vào nghiên cứu hướng dẫn HS sử dụng SĐTD để học và tự học môn Chính trị.

2. Nghiên cứu vai trò của môn Chính trị trong trường chuyên nghiệp, thực trạng và nguyên nhân của việc học môn Chính trị của học sinh.

Một phần của tài liệu DE TAI sử dụng sơ đồ tư duy để học và tự học môn Chính trị (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w