Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2017 2020 (Trang 36 - 41)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn quan tâm, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của trường trong thời gian tới. Trong những năm qua trong năm nhà trường đã cử 13 người đi học sau đại học, 04 đồng chí đi học Cao cấp lý luận Chính trị; Trung cấp lý luận Chính trị 06; 02 đồng chí đi học lớp Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính; 16 đồng chí đi học lớp Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên và cử nhiều lượt cán bộ đi dự các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn do Bộ Giáo dục & Đào tạo và các ban, ngành tổ chức. Tuy nhiên công tác đào tạo bồi dưỡng không thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể và đối tượng được cử đi học tập trung vào đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý và chưa thực sự đúng chuyên ngành cần đào tạo Công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng của nhà trường được coi trọng, nhà trường chưa tổ chức được các hoạt động như: tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm về phương pháp giảng dạy để tổ chức lớp học được tốt hơn, mời các giáo viên có kinh nghiệm về giảng dạy tiết giảng thử, đánh giá tiết giảng....

Bên cạnh đó ý thức tự bồi dưỡng, tự nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế, bất cập, thiếu tình chưa động và tích cực. Giáo viên chưa chủ động nghiên cứu, tìm tòi áp dụng phương pháp dạy học mới vào hoạt động dạy học của mình.

2.2.3. Hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên và nguyên nhân 2.2.3.1. Hạn chế

Trình độ đội ngũ giáo viên không đồng đều đa số các đồng chí không thuộc chuyên ngành sư phạm mà chuyển từ các cơ sở khác sang và học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trong thời gian ngắn để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư nên năng lực sư phạm còn thấp có phần hạn chế và ảnh hưởng tới hiệu quả

Cơ cấu giáo viên trong các môn học còn chưa cân đối, còn tình trạng môn thừa môn thiếu (Giáo viên giảng dạy các môn chuyên ngành nội khoa thừa, còn thiếu trong chuyên ngành Răng hàm mặt, da liễu, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…). Đây là bất cập trong tổ chức sắp xếp, điều hành đội ngũ giáo viên, điều hành về công việc, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.

2.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn còn hạn chế. Việc quy hoạch vẫn chú trọng nhiều đến “quy hoạch chức danh lãnh đạo” còn quy hoạch đội ngũ giáo viên mới dừng lại ở chủ trương chung, chưa có biện pháp, giải pháp cụ thể, chi tiết.

Chưa có chính sách phù hợp để khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

Cán bộ, giáo viên chưa chủ động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

Hầu hết giáo viên giảng dạy xuất thân không phải là người được đào tạo nghiệp vụ sư phạm bài bản, chỉ học nghiệp vụ sư phạm trong một thời gian rất ngắn để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

2.3. Nội dung cụ thể cần xây dựng

Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết Đại hội Đảng, Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp... Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức lối sống, chuẩn mực người cán bộ, viên chức đến cán bộ, giáo viên trong Nhà trường. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên phải căn cứ trên thực tiễn của nhà trường.

Thứ hai, Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; thành thạo kỹ năng trong công tác quản lý, chuẩn nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thứ ba, Đẩy mạnh các hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên. Đặc biệt là nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Thứ tư, Có chính sách thu hút phù hợp để khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí để phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường giai đoạn 2017 - 2020. Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí đào tạo từ nay đến 2020, phấn đấu có 50% cán bộ giáo viên có trình độ thạc sỹ đúng với các chuyên ngành còn thiếu hoàn thành lộ trình nâng cấp trường trung cấp lên trường cao đẳng y tế Hà Giang.

2.4. Các giải pháp thực hiện đề án

2.4.1.Tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng, quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên

- Để đội ngũ cán bộ, giáo viên hoạt động có hiệu quả thì yêu cầu về công tác xây dựng, quy hoạch kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên là vô cùng quan trọng. Xác định rõ mục tiêu đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ theo từng giai đoạn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú ý bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng

đại hoá đất nước nói chung và quyết tâm góp phần xây dựng tỉnh Hà Giang phát triển, hiện đại.

- Xây dựng, quy hoạch kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên phải mang tính chiến lược, dài hạn, cụ thể và sát với thực tiễn của Nhà trường, của tỉnh phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời xây dựng qui trình bồi dưỡng và thực hiện cơ chế sàng lọc cán bộ, giáo viên theo đúng quy định.

- Tuyển dụng cán bộ, giáo viên của Nhà trường phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà Trường. Tuyển dụng cán bộ, giáo viên phải đảm bảo "chuẩn" do cấp có thẩm quyền ban hành; phải dựa trên nguyên tắc công khai, dân chủ và thu thập đầy đủ các thông tin, nhằm trọng dụng người có tài, có đức, có năng lực quản lí thực sự. Quy hoạch và xây dựng kế hoạch tuyển dụng cho các vị trí việc làm đúng tiêu chuẩn, bố trí, sử dụng đúng chỗ, đúng năng lực, sở trường sẽ phát huy được năng lực và phẩm chất của người cán bộ, giáo viên.

- Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh hàng năm, từ đó tính toán nhằm tạo niềm tin, ổn định tư tưởng, phát huy hết khả năng làm việc được nhu cầu và định mức số lượng giáo viên phù hợp, vào sự phát triển ở các khối ngành trọng điểm để bổ sung lượng giáo viên

- Công tác quy hoạch cán bộ quản lý phải làm thường xuyên hàng năm để có kế hoạch đưa vào quy hoạch những cán bộ, giáo viên tiêu biểu xuất sắc, đồng thời đưa những cán bộ, giáo viên chưa có sự phấn đấu, rèn luyện ra khỏi danh sách quy hoạch.

- Quy hoạch, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên gắn với đề án vị trí việc làm, với từng chuyên ngành, môn học của từng Phòng, Khoa chuyên môn.

- Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên cụ thể theo từng giai đoạn:

* Bồi dưỡng dài hạn:

Đối với cán bộ, giáo viên tham gia học Đại Học, Sau Đại học, Cao cấp chính trị... trường sẽ phân công, phân nhiệm hợp lý để tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đó tham gia học nâng chuẩn, không bố trí những công việc kiêm nhiệm nhiều, để khỏi chồng chéo thời gian học, đối với nhân viên Y tế, Kế toán học nâng chuẩn nhà trường tạo điều kiện về thời gian và bản thân nhân viên đó cố gắng nổ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao:

* Bồi dưỡng ngắn hạn:

Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên môn cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ

- Tham gia các lớp bồi dưỡng khi do các cơ quan quản lý, các trung tâm... tổ chức, nhà trường sẽ sắp xếp thời gian tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2. Công tác đào tạo gắn với việc sử dụng cán bộ, giáo viên sau đào tạo đúng chuyên môn

- Đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức: trong nước, nước ngoài, tập huấn, hội thảo, tập trung, tại chức, ...

- Lựa chọn lĩnh vực ưu tiên: đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Răng hàm mặt, Điều dưỡng, Mắt, da liễu, Chẩn đoán hình ảnh..

- Lập quy hoạch đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng sau đào tạo, theo yêu cầu của chuyên môn nghiệp vụ, quản lý.

- Mở rộng diện được đào tạo, bồi dưỡng không chỉ với viên chức nhà nước mà cả lao động hợp đồng không trong chỉ tiêu biên chế tại đơn vị

- Quản lý số cán bộ, giáo viên đã được đào tạo theo đúng chuyên ngành: Cam kết với trường sau học về công tác ít nhất 5 năm nếu không phải đền bù kinh phí đào tạo.

- Bố trí sử dụng cán bộ, giáo viên được đào tạo hợp lý nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân và đúng vị trí việc làm.

- Bố trí, giải quyết thực hiện chính sách đối với tất cả các cán bộ, giáo viên, đảm bảo đúng theo quy định của nhà nước như: chính sách thu hút, hỗ trợ của tỉnh đối với tiến sĩ, thạc sĩ sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo.

2.4.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Mở nhiều loại hình đào tạo, liên kết với các cơ sở đào tạo của Nhà nước và tư nhân để đào tạo cán bộ, giáo viên.

- Huy động vốn, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với đào tạo cán bộ: học bổng du học trong và ngoài nước, tài trợ về tài chính.

- Sự đóng góp của gia đình, người đi học...

- Trong thời gian đi học ngoài tiền lương nhà trường cần hỗ trợ thêm về kinh phí cho những cán bộ, giáo viên theo học các lớp như: học phí, kinh phí mua tài liệu… để nâng cao trình độ.

2.4.4. Về chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

- Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý xin cấp đất mở rộng trường; đồng thời chuẩn bị các nguồn tài chính để từng bước thực hiện đề án.

- Giữ nguyên hiện trạng cơ sở tại phường Minh Khai làm cơ sở I.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2017 2020 (Trang 36 - 41)