D CK Q HT + Q
công ty cổ phần Vinh Hưng.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Cổ phần Vinh Hưng tiền thân là một tổ hợp tác, được thành lập ngày 2 tháng 5 năm 1985.
Địa chỉ: 32/71 Phố Tân ấp, Hà Nội.
Quá trình hoạt động và phát triển của Công ty:
Từ năm1985 đến năm 1990: Trong giai đoạn này, tổ hợp tác hoạt động dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Thương Mại, sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế
hoạch của đơn vị, trong thời kỳ này năm nào tổ hợp tác cũng hoàn thành kế hoạch
với mức tăng trưởng hàng năm là 15%. Các sản phẩm chủ yếu là: Phụ tùng xe máy: 576.000 C Chân chống xe máy: 12.347 C Đèo hàng xe đạp: 5.535 C Phanh: 5.276 bộ Chắn xích xe: 4.224 C Tăng xích: 3.912 C
Đũa tanh + ốp: 5.140 C Tay phanh: 3.478 đôi
Từ năm 1990 đến năm 2000: Thời kỳ này, kinh tế xã hội cả nước gặp khó khăn, nhưng tổ hợp tác đã khắc phục được khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ sản
xuất, đời sống cán bộ công nhân viên được đảm bảo.
Từ ngày 18 tháng 12 năm 2001 do tất yếu của thị trường tổ hợp tác đã đổi
tên thành Công ty Cổ phần Vinh Hưng. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sản
xuất các loại phụ tùng xe đạp, xe máy, thực hiện chuyển giao công nghệ thích hợp
nhằm đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho công nghiệp hoá tại các thành phố và nông thôn.
Đến nay sản phẩm của Công ty rất phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại
sản phẩm với chất lượng cao.
Dưới đây là một số dữ liệu về công tác tài chính của công ty năm 2002,
2003, 2004.
Năm Vốn SXKD Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận
2002 1.150.000.000 3.130.000.000 32.000.000 19.000.000
2003 1.675.000.000 4.196.000.000 34.400.000 21.000.000
2004 1.845.000.000 6.054.000.000 38.000.000 25.000.000
Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất phụ tùng xe đạp, xe máy như:
Chân chống xe đạp, xe máy, đèo hàng, phanh, chắn xích…
Công ty có 2 phân xưởng chính để sản xuất thành phẩm phụ tùng xe đạp, xe
máy là:
- Phân xưởng sản xuất.
- Phân xưởng KCS và sửa chữa.
+Phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ sản xuất ra các sản phẩm nghĩa là khi vào chỉ là nguyên vật liệu, khi ra đã trở thành thành phẩm.
Bộ máy quản lý gồm:1 Giám đốc phân xưởng, 1 thủ kho, 3 kỹ thuật.
+Phân xưởng sửa chữa và KCS có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm và sửa chữa
Bộ máy quản lý gồm: 1 quản đốc, 1 thủ kho, 1 kỹ thuật.
- Vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất: Đối với thép là, ống hơi, chốt, van tay, ống thép hàn được chuyển vào phân xưởng sản xuất. Tại đây thép lá sẽ được cán
nguội, sau đó được rèn đúc theo khuôn mẫu, lắp ráp thêm phụ tùng cần thiết, kiểm
tra chất lượng và nhập kho thành phẩm.
2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ở Công ty.
Công ty Cổ phần Vinh Hưng hoạt động với tư cách pháp nhân đầy đủ.
Tổ chức sản xuất ở Công ty như sau: Công ty có 2 phân xưởng chính do
quản đốc điều hành trực tiếp.
Giám đốc điều hành chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giàm đốc làm công tác tham mưu cho giám đốc và phụ trách về kỹ thuật
sản xuất, trực tiếp theo dõi các phòng ban trong toàn công ty. Các phòng ban chức năng bao gồm:
+ Phòng kế toán tài chính và kinh tế thị trường: thực hiện ghi sổ kế toán và ký kết hợp đồng kinh tế.
+Phòng cung ứng vật tư: Thực hiện chức năng kiểm tra thu mua, cung ứng
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kho, bảo quản nguyên vật liệu.
+Phòng kỹ thuật công nghệ: Quản lý máy móc thiết bị, quản lý tổ chức kỹ
thuật sản xuất quy trình công nghệ, nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng sản phẩm
nhập kho và chất lượng sản phẩm trước khi đưa đi tiêu thụ.
+Văn phòng, phòng hành chính: Phục vụ công tác văn phòng và hành chính
văn bản, hội nghị.
+Ban an toàn và bảo vệ: An toàn sản xuất, an toàn lao động và an toàn thiết
bị, bảo vệ tài sản của công ty.
Ta có thể mô tả tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vinh Hưng qua sơ đồ
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty CP Vinh Hưng.
Công ty Cổ phần Vinh Hưng với 105 cán bộ công nhân viên, trong sản xuất
công nghiệp có hơn 90 cán bộ công nhân viên, trong việc tiêu thụ sản phẩm có 7 nhân viên. Trong đó gồm 12 người là lãnh đạo và quản lý (tất cả đều có trình độ đại học). Cán bộ quản lý kỹ thuật là 6 người.
Lực lượng lao động của Công ty chủ yếu là nam, trình độ tay nghề của công
nhân bình quân bậc 4,5/7, hầu hết là lực lượng trẻ khoẻ có năng lực, ta có thể thấy đây là một tiềm năng lớn của công ty, nếu công ty có biện pháp kích thích tốt thì sẽ
mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Vinh Hưng.
Bộ máy kế toán ở Công ty tổ chức tập trung tại công ty. Kế toán chịu trách
nhiệm trước giám đốc, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Phòng kế toán có nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm, thực hiện các nghiệp
vụ chi trả, tiêu thụ sản phẩm, tính toán và trả lương cho nhân viên. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung và tổ chức bộ máy kế toán
theo hình thức Bộ máy kế toán tập trung.
Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán tài chính và kinh tế thị Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng cung ứng vật tư Văn phòng, phòng Ban an toàn và bảo vệ
Bộ máy kế toán được chia thành các bộ phận sau:
+Kế toán trưởng: Tổng hợp, báo cáo và chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy
kế toán, thông tin kinh tế, chịu trách nhiệm trước nhà nước về các chế độ kế toán.
+Kế toán tổng hợp: Thực hiện theo dõi vật tư, công cụ lao động, thanh toán
với người bán, người mua. Thực hiện công tác tiêu thụ vật tư hàng hoá, theo dõi thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, các công nợ khác. Theo dõi tổng
hợp và chi tiết tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Tính giá
thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thực hiện công tác vào sổ trên máy vi tính. +Thủ quỹ: Đảm bảo cấp phát tiền mặt.
Sơ đồ: Bộ máy của Công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Vinh Hưng là hình thức
Nhật ký chung.
Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ. Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chuyên Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát Báo cáo kế toán
Quan hệ đối chiếu.
2.2.Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ phần Vinh Hưng
2.2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất ở công ty.
2.2.1.1Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở công ty.
Để thuận tiện cho việc hạch toán chi phí sản xuất quản lý, chi phí sản xuất được chia thành:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
+ Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
+ Chi phí sản xuất chung (CPSXC)
Mỗi khoàn mục chi phí trên lại bao gồm các yếu tố chi phí khác nhau kế
toán phân loại cụ thể như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu
phụ và nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, khoản chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm. Trong đo chi phí nguyên vật liệu chính là những chi phí cấu tạo nên thực thể
của sản phẩm như: thép lá các loại, chốt, ống hơi… Chi phí nguyên vật liệu chính
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (85% đến 95%)
và chủ yếu phát sinh ở phân xưởng sản xuất, do đó đây là một yếu tố chi phí quan
trọng trong công tác chi phí sản xuất ở công ty.
- Chi phí nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuât sản phẩm bao
gồm các loại như: đinh, ốc, vít, hồ chống dính…Chi phí vật liệu phụ này cấu thành nên thực thể sản phẩm và góp phần làm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình
thường, khoản chi phí này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm từ 5% đến 10%.
- Nhiên liệu: Chi phi nhiên liệu trong giá thành sản phẩm chiếm một tỷ trọng không đáng kể từ 2% đến 4% bao gồm các loại nhiên liệu như: dầu, mỡ, than.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương thực tế, của công nhân
sản xuất các khoản bảo hiểm xã hội tính trên tiền lương cơ bản của công nhân trực
tiếp sản xuất, khoản mục này chiếm 4% đến 6 trong giá thành sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Là khoản mục chi phí lớn thứ hai sau khoản mục
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tuy vậy nó cũng chiếm 8% đến 10% trong giá
thành sản phẩm, nó bao gồm:
+ Tiền lương bảo hiểm xã hội phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
2.2.1.2.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt
quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất ở mỗi doanh nghiệp.
Phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý… trong từng doanh
nghiệp mà kế toán xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cho phù hợp.
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí ở công ty Vinh Hưng là quan
trọng và cần thiết, tập hợp chi phí sản xuất phải đầy đủ, chính xác và kịp thời các
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp các số liệu cần thiết cho
công tác hạch toán chi phí sản xuất.
Công ty CP Vinh Hưng là loại hình doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch
của từng tháng sản phẩm chủ yếu là các loại phụ tùng xe đạp, xe máy.
Mỗi phân xưởng trong công ty đảm nhận một công đoạn sản xuất khác nhau.
Chính vì đặc điểm tổ chức sản xuất đó nên chi phí sản xuất ở mỗi phân xưởng hầu như là không giống nhau.
Xuất phát từ lý do đó đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở công ty Vinh Hưng là theo từng phân xưởng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được xác định đối với các phân xưởng là phương pháp trực tiếp cho hai khoản mục chi phí:
Nguyên vật liệu trực tiếp nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung được tập hợp
* Tài khoản sử dụng: Hiện nay, công ty cũng áp dụng hệ thống tài khoản
chung của hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam ban hành ngày 1/11/1995 theo quyết định 114TC/QĐ/CĐKT cụ thể là:
- Đối với CPNVLTT sử dụng TK 621-CPNVLTT
Trong đó 621 được chia thành nguyên vật liệu phụ cho từng phân xưởng. +Phân xưởng sản xuất.
+Phân xưởng sửa chữa.
- Đối với CPNCTT sử dụng TK622- CPNCTT
Tài khoản này cũng chi tiết cho từng phân xưởng và bộ phận văn phòng, quản lý công ty.
- Đối với chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627-CPSXC
Tài khoản này có mở chi tiết cho từng phân xưởng và các TK cấp 2 như sau: TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 627.2: Chi phí vật liệu.
TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác.
Kế toán tập hợp chi phí dựa trên các chứng từ, sổ sách chi tiết của các phân xưởng gửi lên trong tháng của công ty và cuối tháng kết chuyển chi phí vào tài khoản 154.
Cuối mỗi quý, từ các sổ chi tiết chi phí đã được hạch toán theo từng tháng kế
toán tổng hợp tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất của cả quý.
Việc hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp này tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tính toán chi phí theo từng khoản mục chi phí.
2.2.2.Phương pháp kế toán chi phí sản xuất ở công ty Vinh Hưng. 2.2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (TK621)
Hiện nay ở công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như phụ tùng xe máy, chân chống xe máy, đèo hàng xe đạp… nguyên vật liệu chính bao gồm các
loại thép lá, chốt, ống thép hàn, ống hơi… mà trong quá trình sản xuất nó cấu
Các nguyên liệu phụ như: đinh, ốc vít, hồ chống dính… cũng tham gia vào quá trình sản xuất của sản phẩm.
Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh, giá trị của vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm.
Vật liệu bao gồm nhiều loại, ở công ty thì chủ yếu là đi mua ngoài theo giá
thị trường. Do đó đoi hỏi công tác quản lý theo dõi phải được nâng cao.
Để theo dõi tình hình Nhập – Xuất – Tồn vật tư, kế toán sử dụng TK 152 – Nguyên vật liệu.
Chi tiết: TK 152.1: Chi phí nguyên vật liệu chính.
TK 152.2: Chi phí vật liệu phụ và nhiên liệu.
Việc xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý chặt chẽ từng phân xưởng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuât, căn cứ vào định mức vật liệu sản xuất sản
phẩm, các phân xưởng khi có nhu cầu sử dụng vật tư sẽ viết phiếu đề nghị nhận vật tư có xác nhận của quản đốc phân xưởng. Sau đó gửi lên phòng cung ứng vật tư,
phòng cung ứng vật tư viết phiếu xuất kho vật liệu. Thủ kho căn cứ vào số lượng
thực xuất ghi trên phiếu xuất kho để xuất kho.
Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên:
1 liên lưu lại phòng cung ứng vật tư.
1 liên thủ kho giữ.
1 liên thủ kho chuyển lên cho kế toán.
Sau khi tiến hành đối chiếu kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, kế toán tiến hành
định khoản ngay trên phiếu xuất kho đồng thời phân loại các phiếu xuất kho theo
từng phân xưởng và ghi vào tờ kê tổng hợp xuất vật tư của phân xưởng đó theo giá
hạch toán ghi trên phiếu xuất. Trên tờ kê chi tiết kế toán có mở từng cột để theo dõi riêng từng loại: nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất kinh doanh
chính và nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung (tất cả các chứng từ xuất
Phiếu xuất kho được căn cứ vào số lượng, định mức sử dụng của các phân xưởng và được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị.
Cuối tháng căn cứ vào các bảng tổng hợp xuất vật tư, kế toán tiến hành cộng
lại theo từng cột (theo đối tượng sử dụng) số liệu này được làm căn cứ để kế toán
ghi vào bảng tính phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ để từ đó tính ra giá trị thực tế
của vật liệu xuất dùng.
Giá thực tế của vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp hệ số.
Giá thực tế của VL
xuất dùng trong tháng =
Giá hạch toán của vật liệu
xuất dùng trong tháng x Hệ số giá vật liệu
Giá thực tế của vật liệu tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Hệ số giá =
Giá hạch toán của VL tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Việc tính toán hệ số giá vật liệu và tính giá thành thực tế của vật liệu xuất
dùng, phân bổ cho từng đối tượng sử dụng được thể hiện đồng thời trên bảng tính
và phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và hạch toán chi phí sản xuất do kế toán tổng