Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở cty vinh hưng (Trang 26 - 31)

D CK Q HT + Q

1.8.2.1.Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:

Trong trường hợp này để có thể tính được giá thành của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác định được giá thành của nửa

thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với các chi phí của giai đoạn sau để tính giá thành nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy tuần tự

cho tới giai đoạn cuối cùng khi tính được giá thành thành phẩm. Có thể khái quát

trình tự tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm như sau:

Giả sử doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua “n” giai đoạn (phân xưởng)

chế biến liên tục:

Giai đoạn 1: CP NVL trực tiếp + CP khác giai đoạn 1 Giá thành NTP(1)

Giai đoạn 2: CP NTP(1) + CP khác giai đoạn 2 Giá thành NTP (2)

Giai đoạn n: CP NTP (n-1) + CP khác giai đoạn n Giá thành thành phẩm

Việc kết chuyển tuần tự chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo

trình tự như trên có thể theo số tổng hợp (theo tổng giá thành của nửa thành phẩm)

hoặc theo từng khoản mục giá thành. Nếu kết chuyển chi phí giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo số tổng hợp thì sau khi tính được giá thành thành phẩm ta phải

hoàn nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, mà việc hoàn nguyên rất phức tạp, do vậy rất ít được sử dụng trong thực tế.

Việc kết chuyển tuần tự riêng theo từng khoản mục sẽ cho ta giá thành của

nửa thành phẩm bước sau và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng theo khoản mục

ngay nên được áp dụng phổ biến.

1.8.2.2.Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm:

Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước

công nghệ cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán, xác định phần chi phí sản xuất của

từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm ta được giá thành thành phẩm. Cụ thể các bước tính như sau:

- Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm (theo từng khoản

mục)

SPLD ĐK + CPSX TK

C ITP = x Số lượng thành phẩm

SPHT GĐI + SPSX GĐI

Trong đó: C ITPlà CPSX giai đoạn i trong thành phẩm.

Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ áp dụng trong

doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không.

- Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta được giá thành thành phẩm.

Giá thành thành phẩm =  C ITP

Có thể khái quát cách tính theo phương pháp này như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 CPSX giai đoạn 1 theo CPSX giai đoạn 1 trong CPSX giai đoạn 2 theo CPSX giai đoạn 2 trong Giá thàn h thàn h phẩm

Giai đoạn n

1.8.3.Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ.

Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài sản phẩm chính còn

thu được sản phẩm phụ thì để tính giá thành sản phẩm chính ta phải loại trừ phần

chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch

hoặc cũng có thể tính bằng cách lấy phần giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.

Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản

phẩm chính tính như sau:

Tổng giá thành sp chính = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ – SPLD cuối kỳ – CPSX SP phụ

Chi phí sản xuất sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục

bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng sản phẩm sản xuất

của cả quy trình công nghệ nhân với từng khoản mục tương ứng.

CPSX sản phẩm phụ Tỷ trọng CPSX sp phụ =

Tổng chi phí sản xuất

Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán chi phí sản xuất sản phẩm phụ

có thể được tính trừ vào khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

1.8.4.Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng.

Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là

đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là

đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó. Khi

hoàn thành tổng cộng chi phí các tháng lại ta sẽ có giá thành của đơn đặt hàng.

CPSX giai

đoạn n theo

CPSX giai

Nếu đơn đặt hàng được sản xuất chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng

đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn chi phí chung cần phải phân bổ theo tiêu thức thích hợp.

1.8.5.Phương pháp tính giá theo hệ số.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ, cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy

định cho từng loại sản phẩm rồi tiến hành như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số giá thành để làm tiêu thức phân bổ:

Tổng sản lượng quy đổi =  Sản lượng thực tế SP(i) x Hệ số SP(i)

- Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm:

Sản phẩm quy đổi SP(i)

Hệ số phân bổ chi phí SP(i) =

Tổng sản lượng đã quy đổi

-Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục:

Tổng giá thành SP(i) = GT sp làm dở đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - GT sp làm dở cuối kỳ x Hệ số phân bổ GT SP(i)

1.8.6.Phương pháp tính giá theo tỷ lệ.

- Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, kích cỡ sản phẩm theo tỷ lệ. Để tính được giá thành theo phương pháp này trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ

giá thành có thể là giá kế hoạch, giá định mức sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của

nhóm sản phẩm.

Tỷ lệ giá thành =

(theo khoản mục) Tiêu chuẩn phân bổ

- Tiếp đó lấy giá thành kế hoạch (giá thành định mức) tính theo sản lượng

thực tế nhân với tỷ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm ta được giá thành tính theo quy cách, kích cỡ.

Tổng giá thành = Tiêu chuẩn phân bổ x Tỷ lệ tính giá thành từng quy cách từng quy cách

1.9.Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành

Để công tác kế toán được hoàn thiện thì việc hoàn thiện về sổ sách kế toán

sao cho hợp lý với đặc điểm của DN cũng là công việc hết sức quan trọng. Hơn thế

nữa với công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm thì sổ sách kế

toán không chỉ là cơ sở để tính toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho các sản

phẩm sản xuất trong giai đoạn nhất định mà còn là cơ sở để so sánh đối chiếu và góp phần cung cấp thông tin cho quản lý chi phí chung.

Trong chế độ kế toán tồn tại bốn hình thức sổ sách khác nhau, để có thể phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp.

- Với DN áp dụng hình thức Nhật ký chung thì hạch toán chi phí sản xuất

gồm các sổ:

+ Nhật ký chung.

+ Sổ chi tiết tài khoản 154(TK631)

+ Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631)

- Với DN áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ thì hạch toán chi phí sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gồm các sổ:

+ Sổ kế toán chi tiết theo từng phân xưởng

+ Sổ cái TK 621, 622, 627, 154…

- Với DN áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ thì hạch toán chi phí sản xuất

gồm các bảng kê 4, 5, 6… các Nhật ký chứng từ số 1, 2, 7, …

- Với DN áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái thì hạch toán chi phí sản xuất

+ Nhật ký sổ cái

+ Sổ chi tiết 621, 622, 627, 154…

Tóm lại dù hình thức sổ nào đi nữa thì cũng phải đảm bảo sự đơn giản, gọn

nhẹ, thuận tiện cho việc ghi chép và công tác kiểm tra, đối chiếu, giảm thiểu công

việc ghi chép nhưng cũng phải đảm bảo việc thông tin đầy đủ chính xác có như

vậy mới làm cho kế toán xứng đáng là công cụ như cung cấp thông tin tin cậy, một

công cụ quản lý sắc bén hiệu quả.

Chương 2

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở cty vinh hưng (Trang 26 - 31)