2.6.1 Khái niệm
Thuyết trình là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức cho học sinh theo chủ đích nhất định, nhờ vậy học sinh tiếp thu bài giảng một cách có ý thức.
Đây là một phương pháp dạy học truyền thống được ví bằng hình ảnh rót nước vào bình. Giáo viên là người rót những kiến thức vào chiếc bình là các học sinh. Phương pháp thuyết trình có lẽ là một trong những phương pháp lâu đời nhất và cũng là một phương pháp quen thuộc nhất đối với tất cả các giáo viên. Tại sao phương pháp này lại được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài như vậy, chúng ta hãy tìm hiểu một số tác dụng của phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp thuyết trình là tối ưu để truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn. Đối với môn giáo dục công có tính đặc thù là mang tính lý luận, trừu tượng cao do đó, giáo viên thường lựa chọn phương pháp này để phaan tích, giảng giải cho học sinh hiểu.
- Giáo viên hoàn toàn chủ động trong giờ giảng của mình do đó phương pháp thuyết trình giảm bớt những khó khăn, thời gian cho giáo viên trong công việc chuẩn bị, tiết kiệm chi phí, công sức cho giáo viên. Một bài giảng có thể sử dụng trong nhiều năm.
Điều mà các giáo viên dễ dàng nhận thấy khi thuyết trình trong một thời gian dài sẽ làm cho học sinh cảm thấy mệt mỏi vì phải chăm chú lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài học. Chính giáo viên cũng cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi do áp lực về thời gian và nội dung cần chuyển tải cho học sinh. Thực tế, các học sinh không thể nhớ hết được các nội dung giáo viên trình bày vì các em không có cơ hội chia sẻ, đóng góp những kinh nghiệm của mình. Như vậy nếu chỉ áp dụng phương pháp thuyết trình trong một tiết dạy rõ ràng chất lượng dạy học sẽ không cao. Vậy có nên tiếp tục sử dụng phương pháp thuyết trình vào dạy học môn Giáo dục côgn dân?
Cần khẳng định rằng, không thể loại bỏ phương pháp thuyết trình bởi vì phương pháp thuyết trình là một phương pháp cơ bản để truyền đạt kiến thức, cung cấp thông tin. Giáo viên cần kết hợp linh hoạt phương pháp thuyết trình với các
phương pháp dạy học tích cực khác như đóng vai, thảo luận, tình huống để nâng cao hiệu quả dạy học.
2.6.2 Các bước tiến hành phương pháp thuyết trình Bước 1: Chuẩn bị cho thuyết trình
Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm riêng của mình, để tận dụng tối đa ưu điểm đòi hỏi sự chuẩn bị công phu của giáo viên.
Giáo viên phải hiểu biết đối tượng người học nhất là xác định những nhu cầu, mong đợi của người học đối với nội dung bài dạy. Giáo viên cần ghi nhớ rằng, học sinh có kiến thức, kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm riêng, có giới hạn về tâm sinh lý. Các em thường có khả năng tập trung trong khoảng 20 đến 30 phút đầu. Nếu sau đó giáo viên vẫn tiếp tục thuyết trình sẽ dẫn đén không khí lớp học rất nặng nề, học sinh chán nản, mệt mỏi.
Giáo viên phải xác định được mục tiêu của bài học điều này sẽ giúp cho giáo viên xác định được những nội dung trọng tâm và thúc đẩy sự quan tâm của học sinh vào nội dung cơ bản cũng như sắp xếp bài dạy một cách logic, khoa học.
Giáo viên cần tính đến những kiến thức và kinh nghiệm mà học sinh đã có để có thể loại bỏ những kiến thức không cần thiết. Giáo viên nên chuẩn bị câu hỏi để tìm hiểu những hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh về nội dung bài dạy.
Giáo viên cần chuẩn bị các phương tiện dạy học hỗ trợ, Các nhà giáo dục học cho rằng, con người ghi nhớ thông tin qua nghe là 20%, qua đọc là 30% nhưng qua nghe và trực quan hóa là 50%. Nếu sử dụng phương pháp thuyết trình mà không sử dụng phương tiện hỗ trợ chỉ có thầy nói- trò nghe sẽ khiến học sinh gặp khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ thông tin. Có rất nhiều phương tiện giảng dạy để bổ trợ cho bài dạy của giáo viên đạt hiệu quả như sơ đồ, tranh, ảnh, phim, đồ vật...Nên lưu ý rằng các phương tiện sử dụng trong dạy học pahir phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và điều kiện của lớp học. Không sử dụng phương tiện giảng dạy để trình diễn, trang trí. Các phương tiện sử dụng trong dạy học phải đảm bảo yêu cầu là các học sinh có thể nghe, nhìn thấy rõ.
Bước 2: Thực hiện thuyết trình
Khi bắt đầu bài dạy giáo viên nên có hoạt động khởi động thu hút sự chú ý của học sinh. Giáo viên có thể bắt đầu bằng trò chơi, câu chuyện, câu hỏi hài hước để
tạo không khí học tập vui vẻ, tích cực giữa các thành viên nhóm. Các hoạt động này phải hướng tới mục tiêu bài giảng chứ không chỉ đơn thuần là trò chơi.Một khởi đầu tốt đẹp sẽ tạo môi trường học tập tích cực, tin cậy giữa giáo viên và học sinh. Nếu bước khởi đầu không thành công, ấn tượng không tốt đẹp sẽ khó khăn trong việc thay đổi ấn tượng đó.
Khi trình bày, giáo viên chú ý đến các yếu tố như phong thái, tâm thế, trang phục....Đặc biệt, giáo viên phảo trình bài mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, trôi chảy, có điểm nhấn. Âm lượng (lời nói) phải to, rõ ràng đủ cho tất cả học sinh ngồi ở các góc khác nhau của lớp học có thể nghe rõ tiếng. Đi kèm với giọng nói là phải sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ như ánh mắt, điệu bộ, cử động chân tay, sự di chuyển...tất cả những yếu tố đó có sức gợi cảm rất lớn.
Ngoài ra, trang phục của giáo viên cũng đóng vai trò cũng đóng vai trò không nhỏ trong dạy học. giáo viên nên chọn những bộ trang phục kín đáo, lịch sự, tác phong mô phạm.Trong quá trình giảng luôn chú ý giao tiếp bằng mắt với cả lớp. Điều này sẽ giúp giáo viên bao quát được lớp học và thu hút được sự chú ý của học sinh. Để tạo sự thay đổi, trong quá trình giảng bài giáo viên không nên đứng một vị trí nhất định mà nên có sự di chuyển hợp lý. Sau mỗi nội dung bài học giáo viên nên có tóm tắt và dành thời gian để cũng cố kiến thức mình vừa trình bày đồng thời kiểm tra xem học sinh đã đạt được gì qua bài giảng. Giáo viên không bao giờ được quên tổng kết lại toàn bài vì vào cuối bài giảng là thời điểm các học sinh ghi nhớ lâu nhất. giáo viên nên gọi ngẫu nhiên một số học sinh trả lời hoặc yêu cầu học sinh tóm tắt lại bài học.