Đặc điểm của hình thức lên lớp

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 35)

Đặc điểm nổi bật của hình thức lên lớp là ;

+ Hoạt động được tiến hành chung cho một tập thể học sinh nhất định, trong đó bao gồm một số học sinh có cùng một trình độ nhận thức, tri thức, với cùng một độ tuổi nhất định.

+ Hoạt động được tiến hành theo một chương trình nhất định mang tính pháp lí theo một thời gian biểu và thời khóa biểu xác định. Giáo viên thực hiện theo phân phối chương trình. Ví dụ, môn GDCD bình quân chỉ có 1 tiết hoặc 1 tiết rưỡi trong một tuần.

+ Có sự tương tác, phối kết hợp của hai chủ thể trong dạy học đó là thầy và trò. Thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc dạy, trò đóng vai trò chủ động trong việc học, trong đó thành công của một tiết dạy khi có sự tác động sự tác động, ảnh hưởng qua lại tích cực, chủ động của thầy và trò. Đối với bộ môn GDCD, điều này càng quan trọng, vì thế cho thấy, nhiều trường hợp ở trên lớp thầy có nhiệt tình cao, phương pháp

giảng dạy tốt, song trò không chủ động tiếp thu tri thức, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và giáo dưỡng của thầy và nhà trường.

Đó là những đặc trưng cơ bản của hình thức lên lớp. Nếu thiếu một trong ba đặc trưng đó không thể coi là hình thức lên lớp được. Nói cách khác, cả ba hình thức đó tồn tại song song, xoắn xuýt vào nhau, làm cơ sở cho sự xác định hình thức lên lớp của giáo viên.

3.3 Một số yêu cầu đối với bài giảng trên lớp môn Giáo dục công dân

3.3.1 Yêu cầu về kiến thức và tư tưởng

Dạy học trước hết là một khoa học do đó yêu cầu đầu tiên đối với người giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân là phải có kiến thức chuyên môn vững vàng. Hơn ai hết, giáo viên phải hiểu được nội dung, ý tưởng của chương trình, của từng bài dạy có như vậy mới truyền thụ đầy đủ, chính xác, có hệ thống các tri thức khoa học, từng bước hình thành, củng cố, phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, những tư tưởng tiên tiến của thời đại và tư duy logic cho học sinh.

Tri thức khoa học của bộ môn gắn rất chặt với đời sống xã hội, với hoạt động và cuộc sống của con người. Nội dung tri thức thể hiện rõ rệt lập trường, quan điểm, hệ thống tư tưởng của giai cấp công nhân. Vì vậy, giờ giảng trên lớp của giáo viên Giáo dục công dân vừa là truyền thụ tri thức khoa học, vừa là giáo dục tư tưởng, chính trị, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật. Tri thức khoa học càng vững chắc, càng đảm bảo thì việc giáo dục tư tưởng, đạo đức mới đạt kết quả tốt.

Đặc trưng môn giáo dục công dân là thông qua việc trang bị kiến thức các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước để giáo dục nhân cách, đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh. Do đó người giáo viên dạy Giáo dục công dân phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức đạo đức tốt, yêu con người, yêu chủ nghĩa xã hội, có như vậy mới trở thành hình mẫu để học sinh noi gương.

3.3.2 Yêu cầu về lí luận dạy học

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của bộ môn, giáo viên cần phải nắm được lý luận về dạy học như nắm được quy trình lên lớp, lập hồ sơ, kế hoạch dạy học bộ môn, xây dựng tốt kế hoạch giảng dạy.... Có như vậy mới giúp giáo viên đảm bảo theo dõi chặt chẽ

việc trang bị tri thức cho học sinh không tự tiện cắt xén, dồn ép tri thức, buộc học sinh tiếp thu tri thức quá khả năng họ có thể tiếp thu được.

Đối với mỗi bài giảng cần phải thiết kế sao cho có cấu trúc logic hợp lý nhằm khai thác tốt nhất nội dung tri thức, phù hợp với tư duy logic của giáo viên và học sinh, trình tự logic của vấn đề. Trong quá trình giảng trên lớp giáo viên phải biết linh hoạt mềm dẻo trong việc thực hiện các nguyên tắc dạy học, trong việc vận dụng các phương pháp dạy học và sử dụng các phương tiện dạy học nhằm tác động có hiệu quả nhất đến việc tiếp thu tri thức của học sinh. Ở đây đòi hỏi phải có nghệ thuật sư phạm, có vốn sống và vốn hiểu biết của giáo viên.

3.3.3 Yêu cầu về tâm lí

Một giờ giảng đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất lớn vào cả tâm lí của giáo viên và học sinh. Giáo viên cần quán triệt nguyên tắt cốt lõi trong dạy học đó là tạo dựng và tương tác, tạo cho lớp học có không khí, tâm lí thoải mái, tin cậy lẫn nhau. Muốn vậy, giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lí chung của tập thể lớp, cũng như tâm lí của từng học sinh cá biệt. Giáo viên cần có tính thân mật, cởi mở nhưng không mất đi tính nghiêm túc, tạo ra quan hệ thầy trò đúng mực, chân thành, trong sáng. Giáo viên thực hiện tốt nguyên tắc kỹ cương, tình thương và trách nhiệm trong dạy học.

3.4 Công tác chuẩn bị bài giảng trên lớp

Hoạt động lên lớp có hiệu quả khi trước đó, giáo viên có sự chuản bị kỹ càng bao gồm Lập kế hoạch giảng dạy và soạn giáo án.

Kế hoạch giảng dạy bộ môn GDCD là chương trình hành động của giáo viên và học sinh dự định thực hiện trong suốt năm học nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường.

Khi lập kế hoạch giảng dạy năm học giáo viên phải căn cứ vào những văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, quản lí về chuyên môn và kế hoạch chung của nhà trường. Giáo viên cần nắm vững chương trình được phân công giảng dạy và chương trình toàn bộ môn học, những điều kiện thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, hoạt động của các đoàn thể, khả năng phối hợp của các bộ môn, đời sống xung quanh, môi trường giáo dục...giáo viên phải căn cứ vào phân phối chương trình để soạn bài cho phù hợp. Chẳng hạn: Phân phối chươg trình GDCD lớp 10 gồm :

Học kỳ 1 : 18 tuần x 1tiết/tuần = 18 tiết Học kỳ 2 : 17 tuần x 1tiết/tuần = 17 tiết

Căn cứ vào phân phối chương trình để giáo viên định lượng các hoạt động dạy học phù hợp. Yêu cầu trước khi bước vào năm học mới, giáo viên đã phải lập xong kế hoạch giảng dạy cả năm học, bài giảng để có sự chủ động trong dạy học. Lưu ý, thực tiễn luôn thay đổi do đó trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn luôn bổ sung kế hoạch.

Giáo án là công cụ làm việc trên lớp của giáo viên. Đó chính là sự đúc kết những suy nghĩ của giáo viên về nội dung bài giảng, những dự kiến, phán đoán của giáo viên trong khi truyền thụ tri thức. Giáo án là bản kế hoạch chi tiết được thực hiện trong thời gian ngắn nhằm vạch ra con đường dẫn dắt học sinh tiếp thu tri thức đạt kết quả cao nhất.

Giáo án là sự thể hiện rõ ràng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên. Tùy theo trình độ đó của giáo viên và đối tượng học sinh giáo án sẽ được thể hiện khác nhau. Không thể có mẫu giáo án cho mọi giáo viên và cho tất cả các loại đối tượng học sinh khác nhau. Mỗi giáo án là sản phẩm của một giáo viên duy nhất.

Do những điều nêu ra ở trên, cho nên yêu cầu lên lớp phải có giáo án là yêu cầu có tính nguyên tắc, bắt buộc giáo viên phải tuân theo. Đồng thời giáo án phải được chuẩn bị kĩ càng, chu đáo. Soạn giáo án sơ lược trước khi lên lớp là thái độ chủ quan, cần tránh. Không soạn giáo án mà lên lớp là thái độ vô trách nhiệm với bản thân và với người khác.

MẪU KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN. . . Năm học ... STT Tên các tiết trên lớp Số tiết Thời gian thực hiện Mục đích yêu cầu Nội dung cơ bản 1 2 3 4 5 6

Phươ ng pháp chính Chu ẩn bị của giáo viên Chuẩn bị của học sinh Đồ dùng dạy học Tài liệu tham khảo Thực hành ở nhà của học sinh 7 8 9 10 11 12 Kết quả phải đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phối hợp với các giáo viên khác, các tổ chức, các cơ quan, với Nhà trường Kinh nghiệm rút ra sau khi nghiên cứu Ghi chú 13 14 15 16

3.5. Lên lớp của giáo viên

Lên lớp là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện giáo án, kế hoạch, chương trình đã chuẩn bị trước một tập thể học sinh nhất định. Nó là sự thể hiện chủ động, linh hoạt, sáng tạo giáo án của giáo viên. Tài năng và tinh thần trách nhiệm của giáo viên biểu hiện rõ rệt trong các giờ lên lớp.

Trên lớp giáo viên phải vận dụng các phương pháp, thủ thuật, phương tiện dạy học để truyền thụ nội dung tri thức, tổ chức dạy học một cách có hiệu quả nhất. Giáo viên không nên lạm dụng phương pháp thuyết trình mà phải tổ chức các hoạt động khác để phát huy tính chủ động, tích cực tham gia học tập của học sinh.

Muốn lên lớp tốt giáo viên phải nắm vững, nhuần nhuyễn giáo án. Càng nắm vững giáo án giáo viên càng có điều kiện linh hoạt và sáng tạo, tự tin trong giảng dạy.

Giáo viên phải biết phát huy vai trò chủ đạo của mình, vai trò chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên phải nắm chắc tình hình mọi mặt của lớp, xử lí linh hoạt các tình huống sư phạm xảy ra trong giờ lên lớp. Giáo viên phải có tác phong mô phạm, lời nói phải chỉnh chu, trong sáng, mạch lạc. Đặc biệt nên giành nhiều thời gian cho việc truyền thụ tri thức mới và tìm hiểu sự tiếp thu kiến thức của học sinh.

Sau khi lên lớp, giáo viên nên rút ra kinh nghiệm của giờ lên lớp, bổ sung, hoàn chỉnh giáo án (nếu thấy cần thiết). Trong khi rút kinh nghiệm nên đi sâu vào phương

pháp truyền thụ kiến thức của thầy, kết quả lĩnh hội tri thức của trò, những kiến thức cần được khắc sâu thêm trong những giờ lên lớp sau, những kiến thức cần bổ sung cho giờ lên lớp hoàn chỉnh, những thiếu sót không đáng có cần khắc phục.

3.6 Các hình thức tổ chức ngoài giờ lên lớp

Hình thức tổ chức ngoài giờ lên lớp cũng là một hình thức dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức. Thế nhưng, hình thức này chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức.

Có nhiều hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp như tổ chức trò chơi, tham quan, tổ chức thực hành môn học, giáo dục địa phương...

Hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp được tiến hành duới sự chỉ đạo hoặc hiện diện của giáo viên nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, hỗ trợ cho quá trình dạy học trên lớp được hoàn chỉnh.

Hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp môn GDCD nhằm rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên. Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để luận giải, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.Thông qua hình thức này, từng bước hình thành cho học sinh niềm tin về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã được học mặt khác thôi thúc các em thực hiện tốt các chuẩn mực đó.

PHẦN 2

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

4.1 Quan niệm và các bước thiết kế bài dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới mới

4.1.1 Quan niệm về thiết kế bài dạy học

Để thực hiện một bài lên lớp, công việc quan trọng đầu tiên của giáo viên là phải tiến hành thiết kế bài dạy học. Thực hiện công việc này, bất kỳ giáo viên nào cũng tiến hành một loạt công việc có liên quan chặt chẽ với nhau:

Nghiên cứu nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy; Nắm vững nội dung bài dạy để xác định mục tiêu, lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm; Nắm vững đối tượng (người học) để dự kiến cách thức tác động nhằm tạo hứng thú, kích thích nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của đối

tượng ; Xác định các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp tổ chức dạy học thích hợp ; Xác định phương tiện mà giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị để thực hiện bài dạy có hiệu quả ; Xác định hình thức cũng cố kiến thức, vận dụng tri thức đã được học vào thực tế cuộc sống hoặc tạo cơ sở để tiếp nhận kiến thức mới ; Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dạy và cách xử lý thích hợp của giáo viên.

Kết quả cuối cùng của việc thiết kế bài dạy học thường là một giáo án. Kết quả thứ nhất được thể hiện rõ ràng ở ngay trên giấy; còn kế quả thứ hai thì lại thường không thê hiện trên giấy mà nằm tiềm ẩn trong suy nghĩ, ý định của giáo viên.

Nói như thế cũng có nghĩa là, giữa giáo án và thiết bài dạy học tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng không phải là một.

Giáo án chỉ là một trong những sản phẩm cụ thể của hoạt động thiết kế bài dạy học được thể hiện một cách vật chất trước khi bài dạy học được thể hiện.

4.1.2 Các bước thiết kế bài dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì).

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học.

Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Giáo viên nên chọn những tư liệu của accs nhà xuất bản có uy tín, có nguồn trích rõ ràng, tin cậy. Thực tiễn dạy học cho thấy, giáo viên càng nghiên cứu tài liệu tham khảo thì tính chuyên sâu và tính thuyết phục của bài dạy càng cao. Mặt khác, môn Giáo dục công dân ở trường THPT mang tính lý luận cao do đó cần phải gắn với thực tiễn để học sinh dễ hiểu và nhớ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Bước này được đặt ra bởi người giáo viên không chỉ dạy cái mà mình có mà phải dạy mà người học cần. Khi soạn giáo án cho giờ học mới, giáo viên phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của HS.

- Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Có nhiều phương pháp nhưng lựa chọn phương pháp nào cũng quán triệt nguyên tắc cốt lõi đó là tạo dựng và tương tác.

- Bước 5: Thiết kế giáo án.

Đây là bước người giáo viên bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung,

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 35)