Quan niệm và các bước thiết kế bài dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 40)

mới

4.1.1 Quan niệm về thiết kế bài dạy học

Để thực hiện một bài lên lớp, công việc quan trọng đầu tiên của giáo viên là phải tiến hành thiết kế bài dạy học. Thực hiện công việc này, bất kỳ giáo viên nào cũng tiến hành một loạt công việc có liên quan chặt chẽ với nhau:

Nghiên cứu nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy; Nắm vững nội dung bài dạy để xác định mục tiêu, lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm; Nắm vững đối tượng (người học) để dự kiến cách thức tác động nhằm tạo hứng thú, kích thích nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của đối

tượng ; Xác định các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp tổ chức dạy học thích hợp ; Xác định phương tiện mà giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị để thực hiện bài dạy có hiệu quả ; Xác định hình thức cũng cố kiến thức, vận dụng tri thức đã được học vào thực tế cuộc sống hoặc tạo cơ sở để tiếp nhận kiến thức mới ; Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dạy và cách xử lý thích hợp của giáo viên.

Kết quả cuối cùng của việc thiết kế bài dạy học thường là một giáo án. Kết quả thứ nhất được thể hiện rõ ràng ở ngay trên giấy; còn kế quả thứ hai thì lại thường không thê hiện trên giấy mà nằm tiềm ẩn trong suy nghĩ, ý định của giáo viên.

Nói như thế cũng có nghĩa là, giữa giáo án và thiết bài dạy học tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng không phải là một.

Giáo án chỉ là một trong những sản phẩm cụ thể của hoạt động thiết kế bài dạy học được thể hiện một cách vật chất trước khi bài dạy học được thể hiện.

4.1.2 Các bước thiết kế bài dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì).

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học.

Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Giáo viên nên chọn những tư liệu của accs nhà xuất bản có uy tín, có nguồn trích rõ ràng, tin cậy. Thực tiễn dạy học cho thấy, giáo viên càng nghiên cứu tài liệu tham khảo thì tính chuyên sâu và tính thuyết phục của bài dạy càng cao. Mặt khác, môn Giáo dục công dân ở trường THPT mang tính lý luận cao do đó cần phải gắn với thực tiễn để học sinh dễ hiểu và nhớ.

- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Bước này được đặt ra bởi người giáo viên không chỉ dạy cái mà mình có mà phải dạy mà người học cần. Khi soạn giáo án cho giờ học mới, giáo viên phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của HS.

- Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Có nhiều phương pháp nhưng lựa chọn phương pháp nào cũng quán triệt nguyên tắc cốt lõi đó là tạo dựng và tương tác.

- Bước 5: Thiết kế giáo án.

Đây là bước người giáo viên bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.

4.1.3 Cấu trúc của một giáo án Mẫu giáo án dạy học:

Ngày...tháng...năm

Tên bài giảng... Số tiết ... Lớp... A. Mục đích yêu cầu – Kiến thức – Tư tưởng – Kĩ năng, kĩ xảo. B. Trọng tâm C. Phương pháp chính D. Đồ dùng dạy học (nếu có) E. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ (có thể xen kẽ trong quá trình giảng bài). 3. Giảng bài mới.

4. Củng cố bài.

4.1.4 Thực hiện giờ dạy học

Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những KT, KN đã học có liên quan đến bài mới. Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết). Có nhiều hình thức kiểm tra bài như nêu câu hỏi, giải quyết tình huống, báo cáo bài tập về nhà của học sinh....Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới.

- Tổ chức dạy và học bài mới

Giáo viên giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng phương pháp dạy học phù hợp.

-Luyện tập, củng cố

Giáo viên hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.

- Đánh giá

Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn. Giáo viên đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.

- Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà

Giáo viên hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành, trò chơi....Giáo viên hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới.

4.2 Hướng dẫn soạn giáo án một bài cụ thể và tổ chức dạy học trong sinh viên

- Giảng viên tổ chức cho sinh viên nghiên cứu scahs giáo khoa các lớp 10, 11, 12, thực hành soạn giáo án và dạy thử ở trên lớp.

Cách thức tiến hành : Chia theo nhóm và dạy độc lập

Soạn và dạy môn GDCD Lớp 10 : Giảng viên chia thành các nhóm soạn giáo án, cử 1 sinh viên thực hành dạy.

Soạn và dạy môn GDCD Lớp 11,12 : Giảng viên cho sinh viên tự chọn bài để thực hành dạy.

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN VÀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Câu 1: Thực trạng dạy học môn GDCD ở trường THPT

Câu 2: Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD hiện nay và một số yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học môn GDCD.

Câu 3: Các yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường THPT.

Câu 4: Một số phương pháp dạy học kích thích tính tích cực học tập của học sinh đối với môn GDCD

Câu 5: Các hình thức lên lớp trong dạy học môn GDCD Câu 6: Trình bày các loại bài lên lớp.

Câu 7: Các hình thức tổ chức ngoài giờ lên lớp.

Câu 8: Đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức môn GDCD. Câu 9: Các bước thiết kế bài giảng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Sách Giáo dục công dân lớp 10, 11, 12, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân lớp 10, 11,

12, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2016) “Tài liệu bồi dưỡng giảng viên LLCT”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Vũ Đình Bảy (2012), Học và thực hành theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

5. Phạm Hùng, (2016),“Sổ tay phục vụ hoạt động dành cho Bầu cử Hội đồng

nhân dân các cấp, giai đoạn 2016-2021”, Nhà xuất bản Hồng Đức.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)