Van PPC điều khiển nâng lưỡi, nghiêng lưỡ

Một phần của tài liệu Khảo sát, tính toán kiểm nghiệm và mô phỏng hệ thống truyền động thủy lực trên máy ủi KOMATSU D65EX 12 (Trang 34 - 35)

Hình 3.9: Kết cấu van PPC điều khiển nâng lưỡi, nghiêng lưỡi

1. Ống dây quấn; 2. Lò xo định lượng; 3. Lò xo định tâm; 4. Piston; 5. Đĩa; 6. Khớp nối; 7. Chỗ nối; 8. Tấm kim loại; 9. Chốt định vị; 10. Thân van.

Nguyên lý làm việc

Cổng A và B của van điều khiển nâng lưỡi và cổng P1 và P2 của van PPC kết nói với buồng D thông qua lỗ điều chỉnh f trong ống 1.

Khi piston 4 bắt đầu đẩy đĩa 5, chốt định vị 9 được đẩy; Ống 1 cũng được đẩy bởi lò xo định lượng 2 và di chuyển xuống. Khi điều này xảy ra lỗ điều chỉnh f đóng buồng D lại. Và gần như cùng một lúc nó kết nối với bơm áp suất buồng PP.

Khi áp suất tại cổng P1 trở nên cao, ống 1 bị đẩy lùi và lỗ điều chỉnh f đóng bơm áp suất buồng PP lại, lúc đó kết nối với buồng D rồi áp suất thoát ra tại cổng P1. Khi đó, ống 1 di chuyển lên hoặc xuống để lực của lò xo định lượng 2 cân bằng với áp suất tại cổng P1.

Khi đĩa 5 bắt đầu quay trở lại, ống 1 bị đẩy lên bởi lực của lò xo định tâm 3 và áp suất tại cổng P1, khi đó lỗ điều chỉnh f kết nối với buồng D và dầu tại cổng P1 thoát ra.

Nếu áp suất tại cổng P1 giảm quá nhanh, ống 1 bị đẩy xuống bởi lực của lò xo định lượng 2 và lỗ điều chỉnh f đóng buồng D lại. Tại đó nó kết nối với bơm áp suất buồng PP, và bơm áp suất cung cấp áp suất cho cổng P1 hồi phục.

Khi đĩa 5 đẩy piston 4 xuống và chốt định vị 9 đẩy ống 1 xuống, lỗ điều chỉnh f đóng buồng D và kết nối với bơm áp suất PP. Vì vậy áp suất dầu dẫn từ bơm nạp thông qua lỗ điều chỉnh f và theo đến buồng A từ cổng P1, và đẩy ống van điều khiển. Dầu trở về từ buồng B qua từ cổng P2 thông qua lỗ điều khiển f’ và theo buồng D.

Một phần của tài liệu Khảo sát, tính toán kiểm nghiệm và mô phỏng hệ thống truyền động thủy lực trên máy ủi KOMATSU D65EX 12 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w