Bơm bánh răng được sử dụng rộng rãi bởi các ưu điểm sau : kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, độ tin cậy cao, kích thướt nhỏ gọn, có khả năng chịu quá tải trong một thời gian ngắn.
Hình 3.5. Kết cấu bơm bánh răng
1. Bánh răng chủ động; 2. Vòng hãm; 3. Bạc đỡ; 4. Vỏ bơm; 5. Phớt chắn dầu; 6. Ống lót; 7. Bạc lót; 8. Bánh răng dẫn động; 9. Bulông; 10. Trục và bánh răng
bị động; 11. Cuôn dây; 12. Bulông bắt dây điện; 13. Thanh lõi từ; 14. Lò xo lá; 15. Đĩa van; 16. Ắc co nối van một chiều; 17. Nắp chụp; 18. Lõi lọc dầu;
19. Cửa đẩy dầu; 20. Cửa hút dầu; 21. Lò xo; 22. Van bi
Nguyên lý làm việc
Khi bơm làm việc, bánh răng chủ động quay kéo bánh răng bị động quay theo, chất lỏng và dầu thủy lực chứa đầy trong các rãnh bánh răng ngoài vùng ăn khớp được 30
chuyển từ bọng hút qua bọng đẩy theo vòng vỏ bơm (theo chiều chuyển động của bánh răng). Vì thể tích chứa dầu thủy lực trong bọng đẩy giảm khi các răng của hai bánh răng khớp, nếu chất lỏng bị chèn ép và dồn vào ống đẩy với áp suất cao quá trình này gọi là quá trình đẩy của bơm. Đồng thời với quá trình đẩy, thì ở bọng hút xảy ra qua trình hút như sau: Thể tích chứa dầu thủy lực tăng (khi các răng ăn khớp), áp suất giảm xuống thấp hơn áp suất trên mặt thoáng của bề mặt dầu, làm cho chất lỏng là dầu thủy lực chảy qua ống hút vào bơm.
Theo nguyên lý làm việc của bơm ta thấy rằng nếu bơm không có khe hở thì áp suất dầu chỉ tăng khi nào dầu được chuyển đến bọng đẩy, như vậy áp suất do bơm tạo nên chỉ phụ thuộc phụ tải (áp suất trên ống đẩy). Nhưng trong thực tế bao giờ cũng có khe hở giữa đỉnh răng với vỏ bơm, giữa mặt đầu bánh răng với vỏ bơm và giữa các mặt răng, nếu dầu thủy lực được tăng áp suất sớm hơm trước khi đến bọng đẩy, chính các khe hở này đã gây nên tổn thất lưu lượng của bánh răng, để hạn chế khả năng tăng áp suất của bơm. Nếu áp suất phụ tải cao quá mức thì lưu lượng của bơm hoàn toàn bị tổn thất. Vì vậy cần hạn chế áp suất làm việc tối đa của bơm thì ta bố trí van an toàn trên đượng ống đẩy.