Đây là loại kỹ thuật sử dụng phần diện tích của trán để tiếp xúc và điều khiển cầu khi cầu bay ở độ cao từ trán trở lên. Kĩ thuật này đƣợc sử dụng hiệu quả không chỉ trong phòng thủ mà cả trong tấn công.
- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân thuận đặt sau gót bàn chân trƣớc khoảng nửa bàn chân. hơi khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều trên hai chân, ngƣời hơi khom, mắt quan sát đối phƣơng.
- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi quả cầu bay ở độ cao khoảng 2 m, cách lƣới 0,5 - 1m. Ngƣời chơi dùng sức của hai chân bật lên cao. Lúc này thân ngƣời ƣỡn căng hình cách cung, hai tay đƣa sang hai bên giữ thăng bằng, mắt quan sát quả cầu. Khi cơ thể ở tƣ thế căng hình cánh cung, các cơ lớn ở phía trƣớc cơ thể đƣợc kéo giãn ra sẽ tạo điều kiện giúp cho ngƣời chơi gập mạnh đầu xuống khi chạm cầu. Quả cầu sau khi tiếp xúc với trán ngƣời đánh dầu sẽ bay cắm sang sân của đối phƣơng.
Điều đáng lƣu ý là ngƣời chơi có thể kết hợp với lắc đầu sang bên phải hoặc bên trái, sử dụng phần thái dƣơng tiếp xúc với đế cầu để làm đảo hƣớng bay của cầu, nhằm gây bất ngờ cho đối phƣơng để dành điểm.
- Kết thúc động tác: Sau khi kết thúc động tác đánh đầu tấn công, lúc hai chân ngƣời chơi chạm đất thì ngƣời chơi phải nhanh chóng trở về TTCB để đón đỡ các đƣờng cầu của đối phƣơng đá sang.
3. Bài tập bổ trợ kỹ thuật, thể lực
- Tập mô phỏng động tác không có cầu.
- Đứng đối diện nhau khoảng 2m, tung cầu cho ngƣời kia tập đỡ cầu bằng đầu. Lúc này có thể vẽ vòng tròn đƣờng kính 0,5m và cách mũi chân 1m về trƣớc. Ngƣời
đỡ phải đỡ cầu bằng đầu để cầu nẩy ra rơi vào vòng tròn. Nếu thực hiện đƣợc 7/10 lần là đƣợc.
- Treo cầu cố định 1,8 – 2m và cách lƣới 0,5 – 1m cho ngƣời tập bật nhảy đánh đầu. Chú ý khi bật lên phải ƣỡn căng thân (hình cánh cung), cổ thả lỏng, sau đó gập mạnh thân trên để trán tiếp xúc với cầu làm cho cầu bật mạnh sang sân đối phƣơng. Khi ngƣời tập quen và có cảm giác ở trên không tốt, các động tác thực hiện hợp lý, thì cho chuyển sang tập khi có cầu di động.
- Tung cầu với khoảng cách nhƣ bài tập trên để ngƣời tập di chuyển chọn vị trí bật nhảy đánh đầu tấn công.
2.4. Tổ chức thi đấu, làm trọng tài và thƣ ký trận đấu 2.4.1. Tổ chức thi đấu đơn, đôi 2.4.1. Tổ chức thi đấu đơn, đôi
- Thi đấu nội dung đơn nam. - Thi đấu nội dung đơn nữ. - Thi đấu nội dung đôi nam. - Thi đấu nội dung đôi nữ. - Thi đấu nội dung đôi nam nữ.
2.4.2. Tổ chức thi đấu ba ngƣời
- Thi đấu nội dung đội nam (ba ngƣời nam). - Thi đấu nội dung đội nữ (ba ngƣời nữ).
2.4.3. Một số bài tập phát triển các tố chất thể lực
Áp dụng vào cuối các buổi học sau khi thi đấu. Nội dung các bài tập thể lực có thể sử dụng các bài tập thể lực đã nêu ở các phần trên.
Tài liệu tham khảo
+ Đỗ Mạnh Hƣng (2013); Giáo trình đá cầu; Nxb Thể dục thể thao; Hà Nội + Tổng cục Thể dục thể thao (2013); Luật thi đấu đá cầu; Nxb Thể dục thể thao; Hà Nội
+ Ngô Minh Viên (2007); Đá cầu: tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm; Nxb Giáo dục; Hà Nội
+ Đặng Ngọc Quang (2004); Giáo trình đá cầu; Nxb Đại học Sƣ phạm; Hà Nội + Phạm Xuân Thành (chủ biên), Thái Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Liên (2014);
Giáo trình đá cầu; Nxb Thể dục thể thao; Hà Nội
+ Nguyễn Hữu Thái (2007); Giáo trình đá cầu; Nxb Thể dục thể thao; Hà Nội + Vụ Thể dục thể thao quần chúng (2003); Giảng dạy và huấn luyện đá cầu; Nxb Thể dục thể thao; Hà Nội
+ Trần Duy Hòa (2014); Giáo trình đá cầu; Nxb Thể dục thể thao; Hà Nội + Nguyễn Viết Minh (2007); Đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng tích cực hóa hoạt động người học các môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, thể dục, điền kinh, bơi lội và đá cầu; Nxb Đại học sƣ phạm; Hà Nội