Kết thúc động tác

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 5 đá cầu tự chọn 2 (Trang 31 - 33)

Sau khi chân đá tiếp xúc với cầu, ngƣời tập nhanh chóng di chuyển tới sát vị trí của đồng đội để hỗ trợ và cứu cầu khi bị đối phƣơng chắn.

2.2.2. Tâng cầu nhịp một để tấn công

Đây là loại kĩ thuật thƣờng dùng trong đá đơn. Khi thực hiện, ngƣời chơi dùng mu bàn chân để tâng cầu (lần chạm cầu thứ nhất), khi đƣờng cầu bay bổng về phía sau hay sang hai bên của cơ thể.

a. Tư thế chuẩn bị

Tƣơng tự nhƣ TTCB của động tác búng và giật cầu nhƣng thân trên không gập mà thẳng lƣng.

b. Thực hiện kĩ thuật động tác

Khi cầu bay bổng về phía sau hoặc sang hai bên, ngƣời chơi chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trụ (chân trƣớc) rồi xoay ngƣời theo cầu, chân đá nâng thẳng và cao về phía cầu, thân trên hơi ngã về sau theo hƣớng ngƣợc lại để giữ thăng bằng. Ngƣời chơi tiếp xúc với cầu khi còn ở độ cao khoảng 1,2m - 1,5m. Lúc này bàn chân xoay nhẹ sao cho đế cầu và mu bàn chân tiếp xúc đúng rồi vẩy cổ chân cho cầu bay bổng lên về phía lƣới theo đƣờng vòng cung.

Sau khi chạm cầu, ngƣời tập nhanh chóng thu chân đá về và tiếp tục di chuyển về phía cầu rơi ở gần lƣới, để thực hiện các kĩ thuật tấn công sang sân đối phƣơng ở lần chạm thứ hai.

2.2.3. Đá tấn công bằng mu chính diện

Kỹ thuật này thƣờng dùng trong đá đơn ở lần chạm cầu thứ hai bao gồm: đá thấp chân chính diện, đá thấp chân nghiêng mình, đá cao chân nghiêng mình.

Về cơ bản các kỹ thuật trên đều tƣơng tự nhƣ các kỹ thuật phát cầu tƣơng ứng. Nhƣng điều khác cơ bản là trong kĩ thuật đá phát cầu thì chân trƣớc để cố định. Còn trong Đá cầu tấn công bằng mu bàn chân thì chân trƣớc thƣờng bƣớc lên một bƣớc rồi mới thực hiện kỹ thuật.

2.2.4. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật, bài tập thể lực

- Tập mô phỏng tâng cầu bằng mu bàn chân, chú ý tƣ thế của bàn chân đá cầu (mặt phẳng mu bàn chân vuông góc với phƣơng thẳng đứng khi tiếp xúc với cầu).

- Tập với cầu trên 1 chân (đổi chân) sau đó chuyển tập trên 2 chân.

Sau khi ngƣời tập đã tâng đƣợc 10 – 15 lần bằng mu bàn chân trên 2 chân thì chuyển sang hình thức đá chuyền cầu nhƣ sau:

- Đứng đối diện và cách nhau 2,5 – 3m đá chuyền đi lại cho nhau, khi chuyền đi, lại đƣợc 5 lần thì:

- Tập với đội hình 4 – 5 ngƣời đứng vòng tròn tâng chuyền cầu cho nhau.

Lúc đầu chuyền cách ngƣời, về sau thành thạo có thể chuyền vào bất kỳ vị trí nào trong đội hình.

* Lƣu ý: Với các kỹ thuật trên nhƣ đã trình bày, sau khi đã thành thạo trong việc đá chuyền, cầu có thể yêu cầu cao hơn là:

- Mỗi lần điều khiển để cầu có 3 – 4 lần chạm. - Sau rút lại còn 2 lần chạm (theo Luật).

- Tập theo đội hình 3 ngƣời – 5 ngƣời, có thể trƣớc khi chuyền cầu cho ai thì gọi tên ngƣời đó.

- Bài tập thể lực: chạy di chuyển ngang bƣớc đệm tính số vòng trong 1 phút.

2.3. Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực và đánh đầu

2.3.1. Kỹ thuật đỡ, chắn cầu bằng ngực và các bài tập bổ trợ kỹ thuật, thể lực lực

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 5 đá cầu tự chọn 2 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)