Quy trình tổ chức, hoạt động tham quan, du lịch

Một phần của tài liệu Bài giảng hoạt động trại, tham quan du lịch thiếu nhi (Trang 31 - 34)

2.4.1. Xây dựng kế hoạch tham quan, du lịch

Xây dựng kế hoạch tham quan, du lịch là một nội dung quan trọng có ảnh hƣởng quyết định đến thành công của toàn bộ hoạt động. Đây chính là nội dung lập kế hoạch cho một hoạt động của đội.

Quy trình lập kế hoạch hoạt động tham quan du lịch của đội thông thƣờng có 4 bƣớc cơ bản sau:

Bước 1: Công tác chuẩn bị

Tìm hiểu nghiên cứu tình hình của địa phƣơng, nhà trƣờng và liên đội. Nghiên cứu nhiệm vụ năm học của nhà trƣờng, chƣơng trình trọng tâm, trọng điểm và chủ đề năm học của tổ chức Đoàn và Hội đồng Đội cấp trên. Tìm hiểu, điều tra, khảo sát, nắm vững nhu cầu, nguyện vọng, năng lực, sở trƣờng của chỉ huy đội, đội viên trong liên đội, kinh nghiệm hoạt động và trình độ chuyên môn cuả giáo viên phụ trách đội. Xác định, bàn bạc, thống nhất những nội dung, mục tiêu chủ yếu của toàn bộ hoạt động, của từng hoạt

32 động và hoạt động cao điểm. Từ đó dự kiến các phƣơng án về quy mô tổ chƣc hoạt động.

Bước 2: Lập kế hoạch

- Để lập kế hoạch tốt cần xác định: + Đặc điểm tình hình, tiềm năng

+ Mục tiêu

+ Nội dung hoạt động

+ Biện pháp, hình thức, phƣơng pháp + Công tác kiểm tra, đánh giá

- Xây dựng bổ sung điều chỉnh hoàn thiện kế hoạch. Trong mỗi kế hoạch cần phải thể hiện rõ nội dung:

+ Mục tiêu + Các hoạt động + Thời gian, địa điểm + Ngƣời thực hiện

+ Nguồn lực, kết quả mong đợi

- Hình thƣc thể hiện của kế hoạch

+ Kế hoạch viết bằng văn xuôi, hoặc bằng kẻ bảng: thƣờng dùng cho các hoạt động theo nội dung đã đƣợc xác định ở trên.

Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác đội

Đây là bƣớc quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác đội. Trong quá trình thực hiện cần tôn trọng tính tự chủ, sáng tạo của mọi thành viên tham gia. Phải tuân thủ kế hoạch đã đƣợc phê duyệt từ đầu. Tổng phụ trách đội thƣờng xuyên tham khảo ý kiến của chi bộ, ban giám hiệu, ban chấp hành đoàn TNCS nhà trƣờng, các giáo viên trong hội đồng sƣ phạm, ban chỉ huy liên đội, chi đội về các nội dung trong từng hoạt động và trong toàn bộ hoạt động. Bên cạnh đó cần thƣờng xuyên tham khảo và khai thác sử dụng tối đa năng lực của chuyên gia, các cộng tác viên, các thành viên trong hội đồng sƣ phạm, các em trong ban chỉ huy đội, hội cha mẹ học sinh.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, tổng kết

Rút ra các bài học kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo dƣợc tốt hơn. Đồng thời biểu dƣơng các thành tích đạt đƣợc của cá nhân và tập thể đội, nhằm khích lệ, động viên tính tích cực của đội viên, sức mạnh đoàn kết của tập thể và hiệu quả hoạt động của chuyến tham quan, du lịch.

2.4.2 Công việc chuẩn bị của phụ trách đội

Công việc chuẩn bị của phụ trách đội trong toàn bộ hoạt động tham quan, du lịch là: đầu tƣ cho nội dung lập kế hoạch hoạt động, nội dung này bao gồm các yếu tố sau:

- Chọn thời điểm tham quan là dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn ngày hè hoặc mở đầu kết thúc một đợt sinh hoạt chủ đề, chủ điểm.

33 - Thiết kế nội dung và chƣơng trình tham quan là công việc quan trọng nhất, quyết định nhất cho việc tham quan. Nó bao gồm cả mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các bƣớc tiến hành, dự kiến nhu cầu về tinh thần lẫn vật chất. Vì vậy, phải chọn ngời có khả năng tổ chức cũng nhƣ hiểu biết tốt về công tác chuyên môn để làm việc này.

- Cử ngƣời đi tiền trạm liên hệ ăn ở, sinh hoạt cùng toàn bộ nội dung của cuộc tham quan.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân và những phƣơng tiện, điều kiện cho tập thể lên đƣờng, sinh hoạt tập thể, ăn uống, ngủ nghỉ…

- Thông báo cho hội cha mẹ học sinh để có sự phối hợp ủng hộ và giúp đỡ của họ.

2.4.3. Công việc chuẩn bị của thiếu nhi.

- Chuẩn bị chu đáo các điều kiện thuộc yêu cầu cá nhân nhƣ: trang phục gọn gàng, nón mũ, áo mƣa, ô đề phòng nắng và mƣa, chuẩn bị nƣớc uống, đồ ăn… Đối với thiếu nhi lớn tuổi tham quan các viện bảo tàng di tích lịch sử cần ghi chép thì yêu cầu mang theo giấy bút, sổ ghi chép.

- Chuẩn bị của tập thể: ban chỉ huy đội ( chi đội, liên đội) huy động các bạn cùng chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho yêu cầu chung nhƣ thuê phƣơng tiện đi lại, lều trại (nếu cần thiết), chuẩn bị túi thuốc cứu thƣơng khi có ngƣời bị cảm hoặc tai nạn…

- Thông báo kế hoạch hoạt động của đội cho các bậc phụ huynh biết và tranh thủ sự ủng hộ của các bậc cha mẹ, sự giúp đỡ trực tiếp đối với hoạt động tham quan du lịch nhƣ: cử ngƣời cùng đi, giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, phƣơng tiện, kinh phí… cho cuộc tham quan du lịch hoàn thành tốt đẹp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói công tác chuẩn bị chu đáo có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của cuộc tham quan du lịch. Chuẩn bị càng kĩ càng, tỉ mỉ cụ thể thì cuộc tham quan, chuyến du lịch càng chủ động an toàn, đảm bảo kế hoạch theo kế hoạch đặt ra.

2.4.4. Tổ chƣc hoạt động tham quan, du lịch

Phổ biến nội quy đi đƣờng và phát lệnh hành quân (tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí trên đƣờng đi). Đến địa điểm tham quan để các em nghỉ 15 phút nhận địa điểm cắm trại hoặc nơi nghỉ (tùy điều kiện từng nơi mà có những phƣơng án khác nhau).

Theo sự hƣớng dẫn của nơi tham quan, ngƣời tổ chức cho các em xếp hàng theo thứ tự nghe giới thiệu của hƣớng dẫn viên. Khi nghe giới thiệu, các em có thể đặt ra các câu hỏi hoặc yêu cầu làm rõ thêm nội dung kiến thức đƣợc học tại nhà trƣờng, hƣớng dẫn viên sẽ giải thích, bổ sung những yêu cầu của các em. Nhìn thấy hiện vật, vừa nghe lời giới thiêu, vừa ghi chép nội dung mới mẻ, thậm chí chụp những bức ảnh lƣu niệm làm tài liệu lƣu trữ sẽ giúp các em học tập và củng cố kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chú ý: nếu số lƣợng các em tham gia cuộc tham quan quá đông nên chia các em

thành các nhóm nhỏ đê nghe lời hƣớng dẫn thuyết minh, để các em có điều kiện ghi chép và học tập tốt hơn.

34 Sau khi đã hoàn thành bộ chƣơng trình và nội dung của cuộc tham quan, ban tổ chức nên có quyết định để kết thúc thời gian dự kiến, tránh kéo dài hoặc thay đổi tùy tiện chƣơng trình làm ảnh hƣởng đến kết quả chung của toàn bộ hoạt động tham quan, du lịch.

2.4.5. Một số chú ý khi tổ chức các hoạt động

Thiếu nhi rất ƣa hoạt động, thích thú trong cuộc tham quan du lịch nên rất dễ phấn khích quên nội quy, quên lời dặn dò. Vì vậy, những ngƣời tổ chức phải biết cách kìm chế, quản lý chặt chẽ để không xảy ra những sự việc đáng tiếc nhƣ tai nạn, thất lạc, làm hỏng vỡ các hiện vật, làm ảnh hƣởng đến uy tín của đoàn và các đoàn tham quan khác…

Bảo đảm an toàn sức khỏe cho các trong ăn, uống, sinh hoạt ngoài trời bằng việc thƣờng xuyên nhắc nhở các em không nên ăn quà vặt ngoài đƣờng, ăn quả xanh, uống nƣớc lã, nhớ mang mũ, nón che nắng… Túi cứu thƣơng cần đƣợc chuẩn bị chu đáo, nhất là những loại cần thiết, thông thƣờng nhƣ: thuốc cảm, dầu xoa, bông băng… để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. Đồng thời phải dự kiến các tình huống xấu nhất có thể xẩy ra và có phƣơng án giải quyết, khắc phục (thời tiết xấu, tai nạn…)

Sau tham quan nên bố trí thời gian để các em viết thu hoạch những điều sâu sắc nhất hoặc tổ chức cuộc thi kể lại các nội dung lịch sử truyền thống mà các em thu lƣợm đƣợc từ cuộc tham quan. Phụ trách đội cần có những nhận xét thái độ của thiếu nhi khi tham gia hoạt động tham quan, du lịch và thông báo cho các em biết trong giờ sinh hoạt nhằm giúp các em nhận thức rõ hơn, có thái độ tích cực hơn trong các hoạt động sau.

Một phần của tài liệu Bài giảng hoạt động trại, tham quan du lịch thiếu nhi (Trang 31 - 34)