nó đáp ứng đúng nhu cầu nguyện vọng của của các em.
Thông qua hoạt động tham quan du lịch, các em đƣợc nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe đồng thời cũng là dịp để các em tìm hiểu, tiếp cận với thiên nhiên, với phong tục, tập quán, truyền thống… của mỗi vùng quê, đất nƣớc…
Tham quan du lịch cũng là dịp để các em hiểu biết lẫn nhau, thể hiện khả năng của mình đồng thời là môi trƣờng rèn luyện, giáo dục tốt cho mỗi đội viên và tập thể đội. Góp phần vào xây dựng đội ngày một vững mạnh.
Yêu cầu
* Ý nghĩa, mục đích của hoạt động tham quan du lịch cho thiếu nhi * Các loại hình tham quan thƣờng đƣợc tổ chức cho thiếu nhi
* Nội dung, yêu cầu, kế hoạch tổ chức một cuộc tham quan du lịch cho thiếu nhi * Xây dựng chƣơng trình, nội dung và thiết kế một hoạt động tham quan du lịch cho thiếu nhi
2.1. Mục đích, ý nghĩa, tác dụng của hoạt động tham quan, du lịch đối với thiếu nhi nhi
2.1.1. Mục đích hoạt động tham quan, du lịch đối với thiếu nhi
Hoạt động tham quan, du lịch của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một hoạt động giáo dục của đội nhằm tổ chức cho các em đi thăm, tìm hiểu, tiếp xúc với một thắng cảnh, một di tích lịch sử, văn hóa, một công trình, một nhà máy.. hoặc một đại danh nổi tiếng của đất nƣớc ở xa nơi các em đang sống, học tập.
Tham quan, du lịch là một hình thức hoạt động giáo dục có hiểu quả cao trong các hoạt động giáo dục Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Tham quan, du lịch là một hoạt động lớn trong kế hoạch hoạt động Đội của Liên đội, Chi đội trong năm học. Do đó, khi đƣa hoạt động tham quan, du lịch vào kế hoạch hoạt động của chi đội, liên đội, phụ trách đội phải thiết kế hoạt động này một cách tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác. Phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, chủ đề của hoạt động, các bƣớc tiến hành thiết kế phải tuân thủ nghiêm ngặt, khi thực hiện hoạt động phải theo đúng trình tự trong kế hoạch. Đồng thời vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đơn vị, của địa phƣơng và các em đội viên… để thực hiện có hiệu quả hoạt động tham quan du lịch đã đặt ra.
Tham quan, du lịch là một hoạt động có nội dung giáo dục tổng hợp đối với thiếu nhi nhƣ: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hƣơng đất nƣớc giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của Đảng, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
26 Hoạt động tham quan du lịch luôn hấp dẫn bởi thiếu nhi vì nó mang đến cho các em đƣợc nghỉ ngơi thoải mái sau những ngày, kỳ học căng thẳng vất vả, giúp các em giải phóng bớt những năng lƣợng dƣ thừa, chuẩn bị bắt tay vào một giai đoạn học tập, rèn luyện, phấn đấu mới.
Hoạt động tham quan, du lịch là một hoạt động lớn của mỗi nhà trƣờng, mỗi liên đội. Trong một năm học, thông thƣờng các em có thể đƣợc tham gia 1 – 2 hoặc 3 hoạt động tham quan, du lịch. Do vậy, đối với mỗi đội viên và tập thể đội, tham quan, du lịch luôn là hoạt động hấp dẫn thu hút đƣợc đông đảo các em thiếu nhi tham gia. Các em tham gia rất hào hứng, nhiệt tình. Mỗi hoạt động tham quan, du lịch nếu đƣợc tổ chức tốt sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao và để lại cho các em nhiều kỷ niệm khó quên.
2.1.2. ý nghĩa, tác dụng của hoạt động tham quan, du lịch thiếu nhi
Tham quan, du lịch là hoạt động thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia bởi tính lãng mạn mang màu sắc vui chơi chứa đựng trong nó. Mỗi hoạt động tham quan các em đƣợc sinh hoạt trong chính tập thể do các em tự quản, tự chỉ huy và điều hành theo một mục đích, mục tiêu, kế hoạch chung. Chính vì vậy, hoạt động tham quan, du lịch là điều kiện và môi trƣờng tốt cho các em khẳng định mình, tự quản theo nguyên tắc tổ chức của tập thể lớp, của tổ chức đội.
Tham quan du lịch giúp các em đánh giá sự cố gắng, sự trƣởng thành của bản thân và của cả bản thân phụ trách Đội. Đồng thời đây còn là môi trƣờng để xây dựng trong các em những tình cảm tốt đẹp, những dấu ấn khó quên trong hoạt động tập thể của đội. Từ đó khắc sâu hơn những nội dung giáo dục đƣợc phụ trách đội lồng ghép trong các hoạt động tham quan du lịch nhƣ: giáo dục truyền thống, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lòng yêu thiên nhiên môi trƣờng cho các em.
Tham quan, du lịch còn là môi trƣờng để các em có cơ hội thực hiện phƣơng châm: „Học đi đôi với hành‟‟, „Lý luận đi đôi với thực tiễn‟‟. Đồng thời cũng là môi trƣờng tốt để phụ trách thiếu nhi kiểm tra khả năng của mình trong nhiều lĩnh vực: thiết kế tổ chức, vận động quần chúng, kỹ năng, nghiệp vụ nghi thức đội, hát múa, trò chơi.
Tham quan, du lịch cho thiếu niên, nhi đồng trong giai đoạn hiện nay còn là môi trƣờng, điều kiện tốt là điểm hội tụ trong việc huy động các lực lƣợng xã hội tham gia giáo dục thiếu niên, nhi đồng, đồng thời cũng là các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu “Xã hội hóa” công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng.2.2. Các loại hình
tham quan, du lịch thiếu nhi
2.2.1. Tham quan các di tích lịch sử
Di tích (vestiges) là những dấu vết từ đời xa xƣa còn lƣu lại. Di tích lịch sử là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ xƣa, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử. Đây chính là những di tích mang dấu ấn của quá trình hình thành, phát triển hay tồn vong của một quốc gia, xã hội, một sự vật, hiện tƣợng…
Tham quan các di tích lịch sử là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Các di tích lịch sử, các hiện vật, cùng với các sự kiện, những nhân chứng của lịch sử sẽ là những nội dung giáo dục có hiệu quả cao
27 đối với mỗi thiếu nhi. Đây chính là một phƣơng pháp giáo dục tốt đối với mọi đối tƣợng thiếu niên, nhi đồng.
Các di tích lịch sử, đặc biệt là những di tích lịch sử cách mạng thƣờng chỉ đƣợc phần lớn các em biết đến, nghe, nhìn thấy qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hoặc qua các bài giảng mà các em đƣợc học trên lớp, chủ yếu qua môn lịch sử hay qua các tác phẩm văn học… Chính vì vậy hoạt động tham quan các di tích lịch sử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục một cách tốt nhất mà khó có một hoạt động nào thay thế đƣợc.
Tham quan các di tích lịch sử là hoạt động giáo dục do các em tổ chức, thiết kế, thực hiện và tham gia dƣới sự hƣớng dẫn của phụ trách đội. Do vậy, hoạt động này phải đƣợc chuẩn bị chu đáo ở chính mỗi bản thân đội viên, tập thể đội và đặc biệt ở ngƣời giáo viên – Phụ trách Đội
Trƣớc khi tham quan các di tích lịch sử, các em đã đƣợc nghe giảng, nói chuyện, tìm đọc hoặc đã đƣợc giới thiệu về các di tích lịch sử này. Khi đến tham quan ở các di tích lịch sử, chắc chắn với trí tƣởng tƣợng phong phú và đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em sẽ gắ kết, tái hiện cùng các sự kiện, các nhân vật lịch sử.
Khi tổ chức tham quan các di tích lịch sử, phụ trách Đội cần lập kế hoạch ngay từ đầu năm học, đƣa vào hoạt động chung của nhà trƣờng. Để tổ chức tốt hoạt động tham quan các di tích lịch sử, mỗi tố chức Đội cần chú ý tới các nội dung giáo dục đã đƣợc kế hoạch hóa từ đầu năm học, đặc biệt là các nội dung giáo dục truyền thống, giáo dục thẩm mỹ. Xây dựng nội dung giáo dục thông qua tham quan các di tích lịch sử gắn kết thành một nội dung giáo dục trong chƣơng trình giáo dục của Đội và nhà trƣờng. Đây chính là nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống liên tục trong tổ chức hoạt động Đội, một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức các hoạt động giáo dục của Đội Thiếu niên Tiền phong Hố Chí Minh.
Để tổ chức hoạt động tham quan các di tích lịch sử, phụ trách đội cần phải có kiến thức sâu và đủ rộng về xã hội, nhân văn nhƣ: lịch sử, địa lý, văn hóa,…đồng thời phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch cho thiếu nhi. Phụ trách đội phải tranh thủ sự hỗ trợ của ban giám hiệu, hội đồng sƣ phạm, các ban ngành trong trƣờng, đặc biệt là sự ủng hộ, tạo điều kiện của hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phƣơng.
2.2.2 Tham quan viện bảo tàng
a. Lựa chọn nơi tham quan
Viện bảo tàng (museum) nơi lƣu trữ và trƣng bày các hiện vật có ý nghĩa lịch sử, văn hóa. Tham quan viện bảo tàng là một trong những hoạt động quan trọng trong toàn bộ nội dung tham quan du lịch cho đội viên thiếu niên, nhi đồng. Để tiến hành hoạt động này, phụ trách đội phải biết phân loại các viện bảo tàng cần phục vụ cho việc giáo dục của đội, nhà trƣờng theo từng thời điểm của năm học, phù hợp với từng học sinh, đội viên. Các viện bảo tàng thƣờng tổ chƣc đƣa các em đi tham quan là:
- Viện bảo tàng Lịch sử - Viện bảo tàng Cách mạng
28 - Viện bảo tàng Quân đội
- Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Viện bảo tàng Mỹ thuật…
Phụ trách đội phải tính toán thời điểm thật hợp lý để tham quan các viện bảo tàng ngay từ đầu năm học khi xây dựng kế hoạch hoạt động đội. Thông thƣờng, địa điểm tham quan gắn với chủ đề giáo dục, với các ngày hoạt động cao điểm và nên đƣợc lồng ghép, phối hợp với các hoạt động giáo dục khác (hội trại, đại hội, lễ báo công,…) của nhà trƣờng, địa phƣơng.
b. Xác định thời gian tham quan
Thời gian của một hoạt động tham quan cho các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng thƣờng đƣợc kéo dài từ 2 giờ đến 3 giờ, tránh kéo dài thời gian quá lâu, dễ làm cho các em chán nản, không tập trung, mệt mỏi, giảm hiệu quả của mục tiêu giáo dục.
Thời gian tham quan thƣờng phụ thuộc vào nơi tham quan, nội dung tham quan, mục tiêu và cả yêu cầu hoạt động tham quan mà các thầy cô giáo, các anh chị phụ trách đặt ra cho các em.
c. Xây dựng kế hoạch
Để tổ chƣc tốt hoạt động tham quan viện bảo tàng trên cơ sở kế hoạch hoạt động đội trong năm học, phụ trách đội cần xây dựng kế hoạch của hoạt động tham quan một cách tỉ mỉ, có tính khả thi cao. Trong kế hoạch hoạt động tham quan, cần nêu rõ thời gian địa điểm, đối tƣợng, phƣơng tiện. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng cần có các phƣơng án dự phòng nhƣ: ảnh hƣởng của thời tiết, dịch bệnh,…
Kế hoạch sau khi dự thảo, cần đƣợc bàn bạc kỹ trong ban chỉ huy đội, hội cha mẹ học sinh, hội đồng sƣ phạm,… và phải đƣợc sự quyết định của ban giám hiệu. Sau khi kế hoạch tham quan đƣợc thông qua, phụ trách đội phải triển khai trong toàn bộ giáo viên, học sinh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đội viên, giáo viên, các thành viên tham gia phối hợp trong hoạt động tham quan và thời hạn hoàn thành các hoạt động đƣợc giao, kiểm tra kết quả chuẩn bị (nhƣ đồ dùng, phƣơng tiện của cá nhân, tập thể, kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết, hƣớng dẫn viên, quy trình tham quan,…) rồi mới ra quyết định tiến hành hoạt động.
2.2.3. Tham quan, du lịch các thắng cảnh
Tham quan, du lịch các thắng cảnh là một hoạt động thƣờng đƣợc tổ chức vào các dịp đại hội, hoạt động hè, dịp đầu xuân. Đây là hoạt động luôn đƣợc các em hƣởng ứng tham gia nhiệt tình, đông đảo. Đất nƣớc Việt Nam chúng ta có rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có nhiều di tích đã đƣợc xếp hạng di sản văn hóa thế giới nhƣ: Vịnh Hạ Long, khu di tích Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và nhiều địa danh khác đƣợc xếp hạng di tích quốc gia. Quy trình của một hoạt động tham quan đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
- Công tác chuẩn bị
29 - Kết thúc hoạt động tham quan
Tổ chƣc hoạt động tham quan du lịch thắng cảnh, phụ trách đội cần kết hợp các mục tiêu giáo dục của các môn học khác nhƣ: Địa lý (tìm hiểu địa hình, mẫu vật…), lịch sử (thăm các địa danh lịch sử, giáo dục truyền thống…), văn học (sƣu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, tiếu lâm,…) hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh học,… nhằm góp phần năng cao hiều quả giáo dục khi tổ chức hoạt động tham quan du lịch.
Tham quan du lịch là một hoạt động khó tổ chức do mức độ yêu cầu cao của khâu chuẩn bị, cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn… nhƣng hiệu quả của giáo dục sẽ rất cao nếu tổ chức tốt. Do vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ phụ trách đội cần tỉ mỉ, chính xác khi xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động này một cách hiệu quả nhất.
2.2.4. Tham quan các công trình xây dựng lớn của đất nƣớc
Tham quan các công trình lớn của đất nƣớc là một hoạt động thƣờng đƣợc tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh thông qua việc cho các em đƣợc đến thăm. Đồng thời, các em đƣợc tiếp xúc, trao đổi, tham gia lao động với những ngƣời lao động trực tiếp trên công trƣờng, điều này gây cho các em những cảm xúc mạnh, tác động trực tiếp đến suy nghĩ, tâm lý và hình thành niềm tin cho các em thấy rõ ý thức trách nhiệm của mình trong học tập, tu dƣỡng, rèn luyện trong hiện tại và tƣơng lai.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của đất nƣớc, hoạt động cho thiếu nhi tham quan các công trình lớn của đất nƣớc lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Đây chính là một hình thức giáo dục có hiệu quả cao cho thiếu nhi trong việc giúp các em thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của đất nƣớc, giáo dục các em truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của con ngƣời Việt Nam trong lao động sản xuất, trong lao động phát triển kinh tế.
2.3. Nội dung của hoạt động tham quan, du lịch
2.3.1. Tham quan, du lịch với hoạt động giáo dục truyền thống
Giáo dục truyền thống là một nội dung quan trọng và là hoạt động không thể thiếu đƣợc trong các hoạt động giáo dục trong các nhà trƣờng và đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Giáo dục truyền thống đƣợc đội tổ chức lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác và đƣợc thông qua nhiều hình thức khác nhau, nhằm phù hợp với từng đối tƣợng đội viên, với điều kiện cụ thể của từng trƣờng.
Thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua đã cho thấy hiệu quả cao của giáo dục truyền thống cho thiếu nhi thông qua tham quan, du lịch bởi:
+ Tham quan, du lịch là hoạt động phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo đội viên.
+ Tham quan, du lịch là hoạt động luôn kích thích tò mò, thích phiêu lƣu, lãng mạn. + Tham quan, du lịch thƣờng hƣớng tới các địa điểm mới đối với thiếu nhi, và luôn gắn với những địa danh lịch sử, danh lam, thắng cảnh, văn hóa…
30 + Tham quan, du lịch thƣờng đƣợc tổ chức lồng ghép với các hoạt động giáo dục kiến thức của các môn học khác, do vậy luôn nhận đƣợc sự ủng hộ của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.
+ Đƣợc tận mắt nhìn thấy và sống trong khung cảnh, môi trƣờng, các địa danh, di