Phƣơng pháp trọng tài chạy ngắn

Một phần của tài liệu Bài giảng điền kinh và phương pháp giảng dạy 1 (Trang 28 - 33)

1.5.1. Trọng tài kiểm diện

Nhiệm vụ: Tập trung, điểm danh, dẫn VĐV vào vị trí thi đấu đúng quy định

- Trƣớc thi đấu: Kiểm tra khu vực kiểm diện, chuẩn bị các phƣơng tiện cần thiết. Phổ biến thời gian biểu, kiểm diện và những điều cần biết khác. Đối chiếu phiếu thi của VĐV với bảng phân đợt. Tìm hiểu điểm xuất phát của các môn chạy và khu vực trao nhận gậy tiếp sức.

Bảng 1. Thời gian biểu kiểm diện

TT Môn Số ngƣời và đợt chạy Thời gian thi Thời gian kiểm diện Thời gian vào sân Kiểm diện viên 1 100m nam 29 ngƣời

5 đợt 8 giờ 20 8 giờ 8 giờ 15

2 100m nữ 32 ngƣời

5 đợt 8 giờ 55 8 giờ 25 8 giờ 40

29 5 đợt

- Kịp thời điểm danh, xử lý các đề nghị của VDV, kiểm tra các quy cách đeo số, trang phục, giày đinh. Dẫn VĐV vào sân đúng giờ rồi giao phiếu đã kiểm diện cho trợ lý phát lệnh.

- Đối với các môn chạy tiếp sức: Dẫn VĐV đến các vị trí trao – nhận gậy, ban giao giấy tờ cho giám sát viên khu vực(tiếp sức 4 x 100m chỉ cần 1 ngƣời dẫn VĐV)

1.5.2. Trọng tài phát lệnh

Nhiệm vụ:Tổ chức cho VĐV xuất phát đúng thời gian biểu thi đấu

- Trƣớc lúc thi phải kiểm tra lại vị trí xuất phát và dụng cụ trọng tài

- Sau khi liên hệ với đích, trợ lý phát lệnh nhanh chóng đối chiếu số đeo và ô chạy, cho VĐV vào vị trí chuẩn bị.

- Trọng tài phát lệnh phải đứng vị trí nào đó đề quan sát rõ toàn bộ các VĐV trong suốt quá trình xuất phát. Sẽ bố trí 01 hoặc vào trọng tài bắt phạm quy để hỗ hợ trọng tài xuất phát.

- Giọng hô phải rành rọt, khẩu lệnh “ sẵn sàng” (set), từ tốn nâng súng lên vị trí phía dƣới gần tấm biển phát lệnh. Khi thân VĐV hoàn toàn ổn định mới nổ súng. Khi VĐV phạm quy phải lập tức nổ súng lần 2 hoặc thổi còi dừng.

- Yêu cầu đối với vị trí phát lệnh:

+ Quan sát đƣợc mọi cử động của VĐV

+ Tất cả VĐV cùng lúc nghe rõ đƣợc khẩu lệnh và tiếng súng.

+ Trọng tài bấm giờ và trọng tài xác định thứ tự đích thấy đƣợc khói súng hay động tác của ngƣời phát lệnh.

30

Hình14: Vị trí của trọng tài phát lệnh

- Các trọng tài bắt phạm quy phải đứng vị ở vị trí sao cho quan sát đƣợc từng VĐV giao cho mình

1.5.3. Trọng tài theo dõi đích

Nhiệm vụ: Xác định chính xác thứ tự về đích của VĐV.

- Trƣớc khi thi đáu phải kiểm tra lại khi vực đích, dụng cụ, thiết bị trọng tài. Nếu điều kiện cho phép, nên ghi hình để trợ giúp việc xác định thứ bậc bằng thiết bị chuyên dụng.

- Trƣởng trọng tài đích phải liên hệ chặt chẽ với các trƣởng trọng tài bấm giờ và giám sát, nhắc các trọng tài đích vào tƣ thế sẵn sàng. Chuẩn bị xong thì báo hiệu bằng cờ cho khu vực xuất phát để bắt đầu thi đấu. Khi VĐV chạy về hết, trƣởng trọng tài đích thu các phiếu, đối chiếu thấy chính xác thì giao lại cho trƣởng trọng tài các môn chạy.

- VĐV đƣợc coi là về tới đích, khi thân trên tiếp xúc với mặt cắt thẳng đứng đi qua đích. Khi theo dõi, trƣớc tiên cần quan sát thứ tự về đích, rồi mới nhìn vào số đeo và số ô chạy của VĐV đó.

- Chạy cự ly ngắn: theo vị trí ngồi của trọng tài từ trên xuống dƣới lần lƣợt phân công theo dõi VĐV về đích từ 1 – 10

31

Hình 15: Tư thế về đích hợp lệ của VĐV

- Mỗi trọng tài theo dõi chính 1 VĐV và theo dõi phụ 1 VĐV khác có thứ bậc liền kề. Trƣởng trọng tài theo dõi chung. Có thể phải mƣợn 2 trọng tài chuyên trách theo dõi VĐV về thứ 3 và 4, thứ 5 và 6.

Gặp trƣờng hợp chạy lấn ô, vẫn tập trung theo dõi thứ bậc đƣợc phân công , đồng thời nhớ số đeo của VĐV và số ô chạy bị lấn. Sau khi tất cả VĐV về đích thì ghi lại và báo cáo trƣởng trọng tài đích.

Bảng 2: Bảng phân công trọng tài đích Trọng tài Thứ bậc theo dõi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trƣởng trọng tài đích Chính 1 2 3 4 5 6 7 – 8 9 – 10 3 – 4 5 – 6 1 – 10 Phụ 1 2 3 6 7 1.5.4. Thƣ ký đích

Nhiệm vụ: Nhanh chóng đối chiếu thành tích và thứ bậc của VĐV, trình trƣởng trọng tài các môn chạy duyệt để giao cho bộ phận kết quả.

- Kết thúc mỗi đợt chạy, thu nhận các phiếu thành tích và thứ bậc. Nếu có VDV phạm quy thì trình 2 phiếu giám sát và thành tích của VĐV đó để trƣởng trọng tài các môn chạy quyết định.

- Xếp các phiếu thành tích theo thứ tự về đích. Tiến hành đối chiếu, nếu phát lệnh có chỗ không khớp thì trình ngày trƣởng trọng tài các môn chạy giải quyết.

32 - Nếu có VĐV phá kỷ lục, phải lấy phiếu đo tốc độ gió, đối chiếu chính xác, trình trƣởng trọng tài chạy thẩm tra lại các quy định theo luật.

1.5.5. Ghi giờ(trọng tài bấm giờ)

Nhiệm vụ: Ghi chính xác thành tích của VĐV.

Có 2 cách: Bấm đồng hồ bằng tay và ghi tự động bằng thiết bị điện tử.

Bấm đồng hồ bằng tay:

- Theo vị trí ngồi từ trên xuống, phân công bấm cho VĐV về đích từ 1 – 10. VĐV

về thứ nhất sử dụng 3 trọng tài bấm, còn các thứ bậc tiếp theo thì theo số lƣợng trọng tài mà phân công, tối thiểu 1 trọng tài bấm 1 VĐV về đích từ vị trí thứ 2 trở đi.

- Khi nhận đƣợc phiếu ghi thành tích, cần tìm hiểu thêm số đeo và đặc điểm của VĐV chạy ô mình phụ trách.

- Khi VĐV vào vạch xuất phát, trƣởng trọng tài bấm giờ nhắc “ chuẩn bị”. Nghe lệnh “vào chổ” nhắc nhìn khói súng. Thấy nâng súng giữ đồng hồ ở nấc 1, nhìn thấy khói súng, bấm đồng hồ chạy rồi nhìn xem nếu kim đồng hồ không chạy thì báo ngay cho trƣởng trọng tài bấm giờ.

- Khi VĐV còn cách đích 20m, chăm chú nhìn ngƣời mình phụ trách và giữ nút đồng hồ ở nấc 1. Khi thân trên VĐV tiếp xúc mặt cắt thẳng đứng đi qua dây đích chạy thì bấm dừng đồng hồ trƣớc 20cm và tiếp tục nhìn đƣờng chạy cũng nhƣ số đeo của VĐV.

- Nếu có VĐV phá kỷ lục phải báo ngay cho trƣởng trọng tài bấm giờ đến kiểm tra, rồi mời tổng trọng tài và trƣởng trọng tài các môn chạy thẩm tra lại và quyết định.

1.5.Giám sát

Nhiệm vụ: Trƣớc khi thi đấu, kiểm tra quy cách sân bãi, dụng cụ. Trong thi đấu,

theo dõi phạm quy của VĐV. Công tác chuẩn bị:

- Nắm vững luật thi đấu và phƣơng pháp trọng tài. Chuẩn bị đồng hồ tốt làm việc. - Đo lại chiều cao và cự ly các rào, các khu vực trao nhận gậy tiếp sức, vị trí xuất phát và vạch quy định chuyển từ ô chạy riêng vào đƣờng chạy chung.

33

CHƢƠNG 2

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC MÔN NHẢY

Nhảy là phƣơng pháp tự nhiên của con ngƣời, dùng tốc độ chạy đà, sức bật của một chân để đƣa cơ thể vƣợt qua các chƣớng ngại vật thẳng đứng hay nằm ngang một khoảng cách lớn nhất. Nhảy là một hoạt động không có chu kỳ, bao gồm nhiều động tác liên kết chặt chẽ với nhau và phức tạp từ chạy lấy đà, giậm nhảy, bay trên không và cuối cùng là rơi xuống đất.

Đặc điểm chung của các môn nhảy là phải kéo dài đƣợc khoảng cách bay trên không do nổ lực của cơ bắp và thần kinh của ngƣời nhảy trong lúc chạy lấy đà và giậm nhảy tạo ra. Quá trình bay, trọng tâm cơ thể chuyển động trong không gian theo một quỹ đạo nhất định. Quỹ đạo này đƣợc quyết định bởi các yếu tố chủ yếu: Tốc độ bay ban đầu, góc độ bay, lực của không khí và lực hút của trái đất.

Một phần của tài liệu Bài giảng điền kinh và phương pháp giảng dạy 1 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)