0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Các bài tập phối hợp kỹ thuật đánh cầu phải cao tay

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 4 (CẦU LÔNG) (Trang 29 -29 )

Bài tập 1: Tại chỗ mô phỏng kỹ thuật đánh cầu phải cao tay

Cả lớp đứng thành hàng ngang, đứng tại chỗ thực hiện mô phỏng các kĩ thuật đánh cầu cao tay phải trái liên tục.

30

Vận dụng kĩ thuật di chuyển bƣớc nhảy hoặc bƣớc đơn tới các vị trí thực hiện mô phỏng động tác đánh cầu phải cao tay.

Bài tập 3: Di chuyển ngang sân đánh cầu phải cao tay vào vật chuẩn cố định.

- Treo quả cầu cao vừa tầm tiếp xúc cầu cao bên phải.

- Ngƣời tập đứng giữa sân di chuyển tới vị trí đánh cầu cao bên phải, thực hiện liên tục theo thời gian quy định.

Bài tập 4: Di chuyển ngang đánh cầu phải cao tay theo đƣờng thẳng và đƣờng chéo.

- Ngƣời phục vụ giao cầu liên tục vào dọc biên.

- Ngƣời tập đứng giữa sân, khi cầu sang thì nhanh chóng di chuyển nhảy sang bên phải đánh cầu theo dọc biên cuối sân, sau đó trở về giữa sân tiếp tục di chuyển sang phải thực hiện đánh cầu cao tay sang đƣờng chéo cuối sân.

PV

Hình 14

Bài tập 5: Di chuyển đánh trả cầu theo đƣờng thẳng và đƣờng chéo

Hai ngƣời thực hiện liên tục đánh cầu cao tay bên phải theo đƣờng thẳng và đƣờng chéo trong thời gian quy định. Cũng có thể thực hiện theo từng nhóm liên tục lần lƣợt từng ngƣời thực hiện.

Bài tập 6: Di chuyển ngang sân đánh cầu phải, trái cao tay vào vật chuẩn

cố định.

Treo cố định hai quả cầu khoảng cách bằng chiều ngang của sân đánh đơn, chiều cao vừa tầm tiếp xúc cầu. Ngƣời tập ở TTCB giữa sân, di chuyển bƣớc

31

nhảy hoặc bƣớc đơn tới vị trí đánh cầu cao bên phải, sau đó di chuyển về giữa sân tiếp tục di chuyển sang bên trái đánh quả cầu bên trái. Cứ thực hiện liên tục một quả bên phải một quả bên trái theo khối lƣợng quy định.

3.2.3 Một số sai lầm thường mắc và cách sửa chữa

3.2.3.1. Một số sai lầm thường mắc

- Điểm tiếp xúc cầu sai, thƣờng quá thấp so với yêu cầu kĩ thuật. Do chƣa vƣơn hết ngƣời để với lên cao đánh cầu.

- Chƣa phối hợp lực đánh cầu của toàn thân dẫn đến lực đánh cầu yếu. Do chân đứng sai nên thân trên xoay bị hạn chế.

- Tay cầm vợt sai.

- Chƣa sử dụng lực cổ tay hoặc sử dụng lực không đúng thời điểm. Do cầm vợt quá chặt hoặc chƣa xác định đƣợc thời điểm gập cổ tay và mở cổ tay.

- Cứng vai: do khả năng phối hợp động tác của cơ thể còn hạn chế hoặc quá chú ý vào đánh trúng cầu mà quên mất kĩ thuật động tác.

3.2.3.2 Cách sửa

- Thực hiện lại bài tập mô phỏng để sửa kĩ thuật.

- Thực hiện động tác đánh vào vật chuẩn nhƣ: Càu treo ở trên cao hoặc lá cây có độ cao vừa tầm với điểm tiếp xúc cầu.

- Sửa chữa lại cách cầm vợt đúng. - Tập luyện phối hợp với bƣớc chân.

- Tập xoay vai phối hợp với xoay thân tại chỗ. - Tập đánh cầu vào tƣờng ở trên cao.

- Tập phát triển thể lực với các bài tập kĩ thuật đánh cầu cao bằng tạ tay.

3.2.4. Phương pháp tổ chức tập luyện

- Giới thiệu và phân tích kỹ thuật sau đó mô phỏng động tác. - Hai ngƣời một cầu thực hiện đánh cầu cao tay bên phải

- Chia tổ tập luyện, mỗi tổ 5-6 ngƣời. Ngƣời phục vụ đƣa cầu để ngƣời tập đánh cầu sang các điểm dọc biên, cuối sân.

- Thực hiện các bài tập phối hợp theo nhóm trong thời gian quy định. - Cuối buổi tập cho thi đấu tập và tập thể lực phát triển sức mạnh của tay.

32

CHƯƠNG 4. KỸ THUẬT GIAO CẦU THUẬN TAY

Giao cầu đƣợc coi là sự khởi đầu của tấn công, chất lƣợng giao tốt hay xấu có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc dành quyền chủ động hay bị động.

4.1 GIAO CẦU THUẬN TAY

(kỹ thuật này thường dùng trong đánh đơn với những người mới tập)

TTCB: Chân trái đứng trƣớc, chân phải đứng sau, hai chân cách nhau khoảng một bàn chân, bàn chân trƣớc thẳng với hƣớng giao cầu, chân sau hợp một góc 900

, trọng tâm ở chân sau, vai chếch về hƣớng giao cầu, tay trái cầm cầu ngang ngực, tay phải cầm vợt chếch cao hơn vai.

Khi giao cầu đồng thời tay trái thả cầu hoặc tung, thì tay phải nhanh chóng đƣa vợt từ trên xuống dƣới, từ sau ra trƣớc, lúc này chân chuyển từ sau ra trƣớc, điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu là chếch về bên phải thân ngƣời khoảng 60 đến 70 cm, nhƣng không cao quá thắt lƣng. Góc độ mặt vợt tuỳ thuộc chiến thuật để thực hiện. Khi giao cầu xong nhanh chóng dừng cổ tay và về TTCB để thực hiện quả đánh tiếp theo.

Hình 15

4.2 MỘT SỐ BÀI TẬP KỸ THUẬT GIAO CẦU

33

- Ngƣời tập đứng thực hiện động tác giao cầu thuận tay có sự phối hợp nhịp nhàng chuyển động của cơ thể từ đạp chân tạo lực đến xoay thân, hông, chuyển động của tay, mặt vợt khi tiếp xúc cầu, tƣ thế kết thúc động tác.

Bài tập 2: Tập giao cầu thấp gần qua mép trên của lƣới vào tƣờng.

- Kẻ một đƣờng ngang trên tƣờng song song với mặt đất cao 1,55m cách tƣờng 1,89m kẻ một đƣờng song song với tƣờng.

- Ngƣời tập đứng sau vạch giới hạn giao cầu gần, thực hiện giao cầu thuận tay liên tục vào tƣờng.

- Khi quả cầu chạm tƣờng, ngƣời phục vụ cầm phấn đánh dấu vị trí để cầu tiếp xúc vào tƣờng.

Bài tập 3: Giao cầu cao xa vào vị trí cuối sân đối phƣơng.

- Ngƣời tập đứng ở vị trí giao cầu, thực hiện giao cầu từng quả vào ô cuối sân có diện tích 2,6m x 0,76m trong thời gian quy định.

34 Bài tập 4: Giao cầu lao xa vào ô.

Ngƣời tập thực hiện giao cầu lao xa vào ô quy định.


Hình 17

4.3. MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG MẮC VÀ CÁCH SỬA

4.3. 1. Một số sai lầm thường mắc

- TTCB sai: Chân đứng không đúng hoặc trọng tâm cơ thể quá thấp làm ảnh hƣởng đến động tác và tốc độ giao cầu. Do chƣa nắm vững yêu cầu của kĩ thuật.

- Hƣớng đƣa vợt sai: Mặt vợt chúc nhiều xuống mặt sân hoặc quá cao so với bàn tay cầm vợt. Do cách cầm vợt sai hoặc do thói quen tập luyện không cơ bản và chƣa nắm đƣợc yêu cầu cũng nhƣ luật giao cầu.

- Mặt vợt khi tiếp xúc cầu sai: Nghiêng quá hoặc ngửa quá nhiều dẫn đến tình trạng cầu không qua lƣới hoặc bay lên cao nhiều để đối phƣơng tấn công ngay.

- Điểm tiếp xúc cầu cao quá thắt lƣng dẫn đến vi phạm luật giao cầu. Do chƣa xác định đƣợc điểm tiếp xúc cầu.

4.3.2. Cách sửa

- Giảng giải và thị phạm lại kĩ thuật cho ngƣời tập nắm những yêu cầu của kĩ thuật. Cần kết hợp thêm luật giao cầu.

- Cho tập lặp lại nhiều lần các bài tập mô phỏng kĩ thuật. - Tập giao cầu vào tƣờng nhiều lần.

35

4.4 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TẬP LUYỆN

- Giới thiệu kỹ thuật giao cầu và mô phỏng động tác

- Cho sinh viên đứng thành hàng ngang tập mô phỏng động tác giao cầu. - Đứng hàng ngang cách tƣờng 2-2,5m. Kẻ đƣờng bằng chiều cao của lƣới nhằm xây dựng về cảm giác độ cao lƣới trong giao cầu.

-Tập giao cầu trong sân (tập giao cầu thuận tay sau đó giao cầu trái tay) - Tập giao cầu vào các ô theo các đƣờng cầu cao xa, thấp gần, lao nhanh. - Chia nhóm tập giao cầu trong sân, mỗi ngƣời thực hiện theo thời gian quy định.

- Cuối các buổi tập cho HV tập thể lực phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền.

Bài 5. TỔ CHỨC THI ĐẤU TẬP 5.1 THI ĐẤU ĐƠN

Có thể tổ chức thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua nếu sinh viên từ 7 SV trở lên hoặc thi đấu vòng tròn nếu số sinh viên từ 6 trở xuống

5.1.1. Tổ chức theo hình thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua

là phƣơng pháp thi đấu mà VĐV (đội) chỉ thua một trận là đã bị loại khỏi giải. Tổng số trận đấu chính bằng số VĐV (đội) tham gia thi đấu (nếu chỉ có một giải ba). Trƣờng hợp nếu lấy hai giải ba (đồng giải ba) thì tổng số trận đấu đƣợc tính theo công thức:

Y = a - 1

Trong đó: Y là tổng số trận đấu; a là tổng số VĐV hoặc đội tham gia thi đấu.

Ví dụ: Nếu có 20 VĐV ( đội) thì có 20 trận (nêu chỉ có 1 giải ba). Còn nếu lấy đồng giải ba thì tổng số trận đấu sẽ là : 20-1 = 19 trận.

- Trƣờng hợp nếu tổng số VĐV tham gia thi đấu bằng 2n thì tất cả các VĐV tham gia đều phải thi đấu ngay từ vòng đầu (vẽ biểu đồ)

Ví dụ: Có 14 VĐV tham gia giải

Trƣớc hết ta phải tính số VĐV tham gia thi đấu vòng đầu theo công thức X = 2 (14 - 2n) = 2 (14 - 8) = 12

36

Nhƣ vậy sẽ có 12 VĐV tham gia thi đấu vòng đầu các VĐV còn lại thi đấu vòng sau (vẽ biểu đồ).

5.2 THI ĐẤU ĐỒNG ĐỘI

Là hình thức tổ chức thi đấu theo thể thức 5 trận (dùng cho cả nam và nữ), thứ tự nhƣ sau:

- Thi đấu đơn - Thi đấu đôi - Thi đấu đơn - Thi đấu đôi - Thi đấu đơn

Phƣơng pháp tổ chức thi đấu là chia thành các đội có số lƣợng SV tƣơng đƣơng nhau (tối thiểu là 5 SV/01 đội). Bốc thăm thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua theo thể thức nhƣ trên

5.3 BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT

1. Bài tập 1. Lắc cổ chai (03 tổ x 30 giây/01 tổ)

2. Bài tập 2. Di chuyển ngang, dọc (03 tổ x 30 giây/ 01 tổ) 3. Bài tập 3. Bật nhảy đổi chân (2 tổ x 45 giây/ 01 tổ) 4. Bài tập 4. Bật nhảy trên hố cát (2 tổ x 45 giây/ 01 tổ) 5. Bài tập 5. Co tay xà đơn, xà lệch nữ (3 tổ x 10 lần/ 01 tổ) 6. Bài tập 6. Chống đẩy xà kép nam (3 tổ x 10 lần/ 01 tổ) 7. Bài tập 7. Chạy 7 phút tuỳ sức nam, 5 phút tuỳ sức nữ 8. Bài tập 8. Bật bục đổi chân (3 tổ x 30 giây/ 01 tổ) 9. Bài tập 9. Di chuyển chéo (02 tổ x 40 giây/01 tổ)

10.Bài tập 10. Bật nhảy đập cầu liên tục ở điểm cố định (3 tổ x 30 giây/ 01 tổ)

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Thanh Sang (1996), Tập đánh cầu lông, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.

[2] Nguyễn Hạc Thúy (1999), Huấn luyện kỹ - chiến thuật cầu lông hiện đại, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.

[3] Trần Văn Vinh (2004), Giáo trình cầu lông, Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội. [4] Tổng cục thể dục thể thao (2013), Luật Cầu lông, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 4 (CẦU LÔNG) (Trang 29 -29 )

×