Chuyền cầu bằng lòng bàn chân

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 4 đá cầu tự chọn (Trang 31 - 33)

Khi tiến hành luyện tập thì GV (hoặc ngƣời phục vụ) và SV đứng đối diện và cách nhau khoảng 3m, GV (ngƣời phục vụ) tung cầu về phía SV để cho SV dùng kỹ thuật đá lòng chuyền cầu lại cho GV, sao cho đƣờng cầu bay vòng cung cao khoảng 2 - 3m rơi xuống tầm đùi hoặc mu của bàn chân thuận của GV. GV dùng tay bắt lấy cầu và bài tập lại đƣợc lặp lại.

Quả cầu chuyền đúng kĩ thuật là phải bay đúng hƣớng và không bay xuyên thẳng vào ngƣời giao viên (ngƣời phục vụ). Tập sao cho chuyền đúng từ 8/10lần trở lên là đạt yêu cầu.

2.3. Kỹ thuật đá đùi 2.3.1. Đỡ cầu 2.3.1. Đỡ cầu

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót chân trƣớc cách nửa bàn chân. Khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, ngƣời hơi khom, mắt quan sát đối phƣơng và cầu để thực hiện kỹ

- Thực hiện kỹ thuật: Đỡ bằng đùi chân thuận để đá bằng mu chân thuận: Khi cầu bay tới, ngƣời chơi chuyển trọng tâm cơ thể vào chân trƣớc, chân đá lăng nhẹ về trƣớc lên trên kết hợp với gập gối, sao cho đùi vuông góc với thân trên khi tiếp xúc với cầu.

Lúc chạm cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi hƣớng ra phía ngoài để cầu nảy lên ngang tầm mắt và rơi xuống hơi chếch bên ngoài chân đá, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho động tác tiếp theo của chân này.

Đỡ cầu bằng đùi chân không thuận để đá bằng mu bàn chân thuận:

Khi cầu bay tới, ngƣời chơi cần lùi chân trƣớc xuống hoặc bƣớc chân sau lên chuyển trọng tâm cơ thể vào chân thuận, chân không thuận gập gối lăng ra trƣớc lên trên tiếp xúc với cầu giống phần nêu trên, nhƣng không hƣớng ra phía ngoài mà hơi hƣớng vào trong, sang phía chân thuận, để cầu rơi sang phía chân thuận tạo điều kiện cho chân thuận sử dụng kĩ thuật Đá cầu tiếp theo.

Đỡ cầu bằng đùi chân không thuận, để đá cầu bằng mu chân không thuận: Khi cầu bay tới, ngƣời chơi cần bƣớc chân sau lên hoặc lùi chân trƣớc xuống, chuyển trọng tâm cơ thể vào chân thuận, chân không thuận gập gối lăng ra trƣớc lên trên tiếp xúc với cầu nhƣ ở phần nêu trên, song hơi hƣớng ra ngoài về phía chân không thuận, để tạo điều kiện thuận lợi cho lần đá tiếp theo của chân này.

- Kết thúc: Sau khi tiếp xúc với cầu, chân đá thu nhanh về vị trí ban đầu để sử dụng các kĩ thuật đá chân cầu tiếp theo.

- Thực hiện kỹ thuật: Khi cầu bay tới, hoặc sau lần đỡ đùi thứ nhất, ngƣời tập chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trƣớc. Chân đá (chân sau) gập gối lăng mạnh ra trƣớc lên trên, đầu gối đƣợc nâng cao hơn để thúc cầu bay về phía trƣớc, sao cho quả cầu bay bổng lên cao khoảng 2 – 2,5m rồi rơi xuống về phía đồng đội.

- Kết thúc: Sau khi đá chuyền cầu, chân đá nhanh chóng tiếp đất và di chuyển về phía đồng đội để hỗ trợ khi cần thiết.

2.3.3. Tâng cầu một nhịp để tấn công (trong đá đơn)

- TTCB: Tƣơng tự nhƣ ở phần đỡ cầu song trọng tâm cơ thể thấp hơn, lƣng gập nhiều hơn để tạo điều kiện cho tập trung sức làm động tác tâng cầu.

- Thực hiện kỹ thuật: Khi cầu bay tới, ngƣời tập chuyển trọng tâm cơ thể vào mũi bàn chân trƣớc, sau đó kết hợp với việc bật nhảy lên, chân đá gập gối đƣa ra trƣớc – lên trên để tiếp xúc với cầu sao cho cầu sau khi tiếp xúc bay lên cao 3 – 4m rồi rơi xuống sát gần lƣới bên sân mình, để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các kỹ thuật tấn công dứt điểm tiếp theo.

- Kết thúc: Sau khi kết thúc mạnh đùi tâng cầu, ngƣời tập cần nhanh chóng trở về tƣ thế ban đầu và di chuyển tới vị trí cầu rơi để thực hiện kỹ thuật tấn công dứt điểm tiếp theo.

2.3.4. Một số bài tập bổ trợ cho kỹ thuật, thể lực

Muốn nắm vững và thực hiện tốt kỹ thuật đá cầu bằng đùi, GV nên cho ngƣời học tập theo trình tự sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 4 đá cầu tự chọn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)