Môi trƣờng là nơi con ngƣời khai thác nguồn vật liệu và năng lƣợng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống nhƣ đất, nƣớc, không khí, khoáng sản và các dạng năng lƣợng nhƣ gỗ, củi, nắng, gió… Các sản phẩm công, nông, lâm, ngƣ nghiệp và văn hóa, du lịch của con ngƣời đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con ngƣời ngày càng tăng cƣờng khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lƣợng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lƣợng môi trƣờng sống. Đồng thời, dân số thế giới ngày càng gia tăng, sự tấn công vào môi trƣờng để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và thứ yếu của con ngƣời ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy, phát triển bền vững là điều mà các quốc gia cần phải chú trọng: tăng trƣởng kinh tế, chất lƣợng cuộc sống và vấn đề môi trƣờng là một bài toán khó đặt ra cho các quốc gia hiện nay.
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát:
I = C.P.E.
Trong đó: I (Intensity) = cƣờng độ tác động đến môi trƣờng P (Population) = yếu tố gia tăng dân số
C (Consumption) = yếu tố liên quan mức tiêu thụ tài nguyên cho 1 đầu ngƣời E (Effects) = yếu tố liên quan hậu quả môi trƣờng do tiêu thụ 1đv tài nguyên
VD: sau 20 năm, dân số của một nƣớc tăng gấp 1,2 lần; mức tiêu thụ tài nguyên đầu ngƣời tăng 1,5 lần; tác động môi trƣờng khi tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên tăng 2 lần
cƣờng độ tác động đến môi trƣờng tăng lên 3,6 lần vì: I = 1,2P0 x 1,5C0 x 2E0 = 3,6I0 * Tác động môi trường của sự gia tăng dân số biểu hiện ở các khía cạnh:
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên.
Tạo ra các nguồn thải tập trung vƣợt quá khả năng tự phân hủy của môi trƣờng tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nƣớc công nghiệp hóa và các nƣớc đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nƣớc đang phát triển và sự tiêu phí dƣ thừa ở các nƣớc công nghiệp hóa.
Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu đô thị, làm cho môi trƣờng khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
* Tác động tài nguyên thiên nhiên của sự gia tăng dân số
42
Gia tăng dân số là nguyên nhân chủ yếu làm cho đất canh tác bị mặn hóa, hoang mạc hóa. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 66.000km2 đất canh tác bị hoang mạc hóa. Hiện tƣợng này đang đe dọa cuộc sống hơn 850 triệu ngƣời.
Ở Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung đông dân cƣ với mật độ 971 ngƣời/km2, bình quân đất nông nghiệp trên đầu ngƣời là 01ha/ngƣời gây nên sức ép rất lớn đến tài nguyên đất.
* Dân số và tài nguyên rừng
Dân số gia tăng dẫn đến tài nguyên rừng bị thu hẹp nhanh chóng (do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đƣờng giao thông). Hàng năm, Trái Đất mất 11 triệu ha rừng nhiệt đới và gần 10 triệu ha rừng khác. Trong đó, 80% rừng nhiệt đới bị mất do gia tăng dân số. Rừng bị tàn phá làm cho tài nguyên động, thực vật rừng suy giảm; hàng năm có 26 tỉ tấn đất bề mặt giàu dinh dƣỡng bị rửa trôi do thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều.
Mật độ dân số vùng đồng bằng nƣớc ta cao hơn mật độ dân số miền núi phía Bắc và Tây Nguyên rất nhiều, khiến cho sự di cƣ từ đồng bằng lên miền núi, Tây Nguyên rất mạnh mẽ. Vì vậy, rừng bị chặt phá và biến mất nhanh chóng gần nhƣ theo quy luật: dân số tăng lên bao nhiêu lần thì diện tích rừng càng giảm đi bấy nhiêu lần. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 200.000 ha rừng. Mất rừng gây nên những thay đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt và những thiên tai khác, ảnh hƣởng nặng nề đến sản xuất và chất lƣợng dân cƣ.
* Dân số và tài nguyên nƣớc
Tác động của gia tăng dân số đối với tài nguyên nƣớc thể hiện ở những khía cạnh sau: thu hẹp diện tích ao, hồ và sông gây ô nhiễm nguồn nƣớc do chất thải sinh hoạt, các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp, thay đổi chế độ thủy văn của dòng chảy (do phá rừng, xây dựng đập và công trình thủy lợi, rác thải bồi lắng…).
* Dân số và tài nguyên khí hậu
Gia tăng dân số làm gia tăng lƣợng thải các chất khí nhà kính (nhất là COx, NOx) làm cho Trái Đất nóng dần lên. Các khu vực đông dân cƣ và công nghiệp phát triển là những khu vực phát thải các khí nhà kính lớn nhất.
* Dân số và các vùng cửa sông, ven biển
Sự tập trung đông dân cƣ tại các vùng cửa sông, ven biển gây nên hàng loạt các tác động môi trƣờng. Đánh bắt thủy sản gia tăng, thậm chí sử dụng các phƣơng pháp đánh bắt mang tính chất hủy diệt; dùng chất nô, xung điện, dùng lƣới đánh bắt có mắt lƣới quá nhỏ. Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp do khai thác để lấy củi và nhất là phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Nƣớc vùng cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nƣớc thải, rác thải sinh hoạt và công nghiệp, do khai thác dầu khí và các sự cố khác trên biển.
2.6. Bài tập
Vấn đề về thực trạng ô nhiễm môi trƣờng (đất, nƣớc, không khí,...) hiện nay, liên hệ thực tế địa phƣơng (nguyên nhân, hậu quả, biện pháp giải quyết).
43
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số và tăng trƣởng kinh tế.
2. Phân tích tình hình gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt Nam. Chính sách và chƣơng trình dân số đã thực hiện trong thời gian qua.
3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân bố dân cƣ. Đặc điểm phân bố dân cƣ trên thế giới và ở Việt Nam.
4. Môi trƣờng là gì? Các chức năng và thành phần cơ bản của môi trƣờng? 5. Phân tích tác động của sự gia tăng dân số đến tài nguyên và môi trƣờng.
6. Ô nhiễm môi trƣờng là gì? Nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp chống ô nhiễm môi trƣờng. Liên hệ Việt Nam.
7. Phát triển bền vững là gì? Các nguyên tắc của một xã hội phát triển bền vững.
8. Giáo dục dân số và môi trƣờng là gì? Mục tiêu và các hình thức giáo dục dân số - môi trƣờng.
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (1996), Dân số - Tài nguyên – Môi trường,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[2] Vƣơng Kim Thành (2010), Bài giảng Dân số - Môi trường – Ma túy – HIV – AIDS,
Tài liệu lƣu hành nội bộ Trƣờng Đại học Quảng Bình.
[3] Cao Thị Thanh Thủy, Trƣơng Thị Tƣ (2014), Bài giảng Giáo dục dân số - môi
trường, Tài liệu lƣu hành nội bộ Trƣờng Đại học Quảng Bình.
[4] Lê Văn Trƣờng, Nguyễn Kim Tiến (2005), Giáo dục môi trường, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[5] Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
[6] Mai Đình Yên (1997), Môi trường và con người, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [7] Các website: www.prb.org; www. gso.gov.vn