Các loại ô nhiễm môi trƣờng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH dân số và môi TRƯỜNG (dành cho sinh viên đại học giáo dục chính trị) (Trang 31 - 38)

a. Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi thành phần và tính chất của nƣớc, có hại cho hoạt động sống bình thƣờng của con ngƣời và sinh vật, do sự có mặt của các tác nhân quá ngƣỡng cho phép. Nhƣ vậy, ô nhiễm nƣớc là sự biến đổi nói chung do con ngƣời đối với chất lƣợng nƣớc, làm nhiễm bẩn nƣớc và gây nguy hiểm cho con ngƣời, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi các các loài hoang đã.

Sự ô nhiễm nƣớc có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:

 Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên: do mƣa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đƣa vào môi trƣờng nƣớc chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

 Sự ô nhiễm nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dƣới dạng lỏng nhƣ các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và môi trƣơng nƣớc.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm ngƣời ta phân biệt ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lý, ô nhiễm phóng xạ.

Theo vị trí ngƣời ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm mặt nƣớc, ô nhiễm nƣớc ngầm.

Theo nguồn gây ô nhiễm ngƣời ta phân biệt : - Nguồn xác định.

- Nguồn không xác định.

* Tác nhân gây ô nhiễm nước:

Có thể phân tác nhân gây ô nhiễm nƣớc thành các nhóm cơ bản:

32  Các chất hữu cơ bền vững  Các kim loại nặng  Các chất vô cơ  Dầu mỡ  Các chất phóng xạ  Các sinh vật gây bệnh  Các chất có mùi  Các chất rắn  Các khí hòa tan

* Nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm nước

Các nguyên nhân sâu xa của vấn đề ô nhiễm nƣớc ở mức độ nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu là:

 Ƣu tiên phát triển kinh tế bất chấp các hậu quả về mặt môi trƣờng.

 Cho rằng việc thải bỏ các chất thải công nghiệp và sinh hoạt vào nƣớc là không có vấn đề gì, nghĩa là có ít hoặc không gây ra những ảnh hƣởng xấu.

 Thiếu hiểu biết về các chất gây ô nhiễm di chuyển trong lƣu vực nhƣ thế nào.

 Thiếu hiểu biết về mối liên hệ giữa các hoạt động trong đất liền nhƣ canh tác và đốn gỗ với ô nhiễm vùng ven biển.

 Thiếu luật pháp về việc loại thải các chất thải.

 Thiếu tiền để xây dựng các nhà máy xử lý nƣớc thải.

 Sự gia tăng dân số và nhu cầu nƣớc ngày càng gia tăng.

 Sự phân tán quyền lực.

Ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam

Môi trƣờng nƣớc lục địa: hiện nay, vấn đề ô nhiễm nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các lƣu vực sông và các sông nhỏ kênh rạch trong các nội thành nội thị. Nƣớc dƣới đất cũng có hiện tƣợng bị ô nhiễm và nhiễm mặn cục bộ.

- Các nguồn gây ô nhiễm nƣớc lục địa bao gồm:

 Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nƣớc mặt nƣớc ngầm

 Nƣớc thải đô thị và khu công nghiệp

 Nƣớc thải từ hoạt động nông nghiệp và nƣớc thải từ các nguồn khác tại nông thôn

- Diễn biến ô nhiễm nƣớc:

Diễn biến ô nhiễm nước mặt: Theo các kết quả quan trắc, chất lƣợng nƣớc ở

thƣợng lƣu của hầu hết các con sông chính ở Việt Nam còn khá tốt, trong khi mức độ ô nhiễm ở hạ lƣu các con sông này ngày càng tăng do ảnh hƣởng của các đô thị và các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tại các sông tăng cao vào mùa khô khi lƣu lƣợng nƣớc đổ về các sông giảm. Hàm lƣợng các thông số BOD5, N-NH4+, chất rắn lơ lững cũng nhƣ một số thông số khác vƣợt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

33

Diễn biến ô nhiễm nước ngầm: Việc khai thác nƣớc dƣới đất của một số hộ gia

đình và một số công trình khai thác không đƣợc quản lý và quy hoạch cụ thể đã dẫn đến hiện tƣợng nƣớc ngầm bị nhiễm mặn nhiều nơi.

Việc khai thác nƣớc quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nƣớc ngầm bị hạ thấp. Hiện tƣợng này thấy nhiều ở các khu vực đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Tình trạng rõ rệt nhất của ô nhiễm nƣớc ngầm là ô nhiễm các chất dinh dƣỡng do ngấm xuống từ nƣớc thải, rác thải, phổ biến ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Tp. Hồ Chí Minh. Một số nơi cũng bị nhiễm vi khuẩn, kim loại độc (ví dụ As)

Môi trƣờng biển: nhìn chung, chất lƣợng nƣớc ở các vùng biển và ven biển vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép, trừ một số vùng cửa sông và vùng ven biển nơi có các khu dân cƣ đô thị tập trung, các cơ sở công nghiệp, các cảng biển. Biển bị ô nhiễm khá đa dạng và có thể chia thành một số dạng nhƣ sau:

Gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nƣớc biển nhƣ dầu mỏ, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các hóa chất độc hại,...

Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích trong đáy biển.

Suy thoái hệ sinh thái biển nhƣ hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn,... làm suy giảm trữ lƣợng các loài sinh vật biển và giảm đa dạng sinh học biển.

Xuất hiện các hiện tƣợng nhƣ thủy triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các sinh vật biển và các sản vật lấy từ biển.

- Các nguồn ô nhiễm biển là:

 Hoạt động trong các khu dân cƣ đô thị ven biển

 Hoạt động công nghiệp tập trung tại khu vực ven biển

 Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản

 Hoạt động giao thông vận tải và sự cố tràn dầu

 Khai thác khoáng sản

 Hoạt động du lịch và dịch vụ tại các khu du lịch và các khu nghỉ dƣỡng ven biển

b. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).

Các "vật gây ô nhiễm không khí" có thể ở thể rắn (bụi, mồ hóng, muội than), ở hình thức giọt (sƣơng mù quang hoá) hay thể khí (SO2, NO2, CO,...)

Có hai nguồn gây ra ô nhiễm cơ bản đối với môi trƣờng không khí đó là nguồn do thiên nhiên và nguồn do các hoạt động của con ngƣời:

- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên

 Phun núi lửa.

 Cháy rừng.

 Bão bụi gây ra do gió mạnh và bão.

 Các quá trình thối rữa xác chết động, thực vật.

34

- Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người

Ngƣời ta phân ra:

* Nguồn ô nhiễm do công nghiệp

Đặc điểm của chất thải công nghiệp là có nồng độ chất độc hại cao và tập trung ở nguồn thải.

* Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải

Đặc điểm nổi bật của các nguồn này là tuy nguồn gây ô nhiễm tính theo đơn vị phƣơng tiện vận tải có quy mô nhỏ nhƣng lại tập trung suốt dọc tuyến giao thông nên tác hại lớn.

* Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt

Nhìn chung nguồn ô nhiễm này nhỏ nhƣng có đặc điểm là tác động cục bộ trực tiếp trong mỗi gia đình nên có thể để lại hậu quả lớn về lâu dài.

Sự phát tán của chất ô nhiễm trong môi trường không khí

Muốn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng không khí, kiểm tra, kiểm soát và dự báo cũng nhƣ phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng không khí đƣợc chính xác cần phải xác định đƣợc nồng độ mỗi chất ô nhiễm trong môi trƣờng không khí. Một chất sau khi bị thải vào không khí, chúng sẽ khuyếch tán đi các nơi. Các điều kiện khí hậu, địa hình khu vực và thành phần khí và bụi thải,... đã ảnh hƣởng đến sự phân bố của chất ô nhiễm trong không gian và thời gian.

Nhiệt độ của không khí có ảnh hƣởng đến sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm trong không khí ở tầng gần mặt đất. Thông thƣờng càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, trong trƣờng hợp thuận nhiệt này, các chất ô nhiễm đƣợc đƣa lên cao và lan truyền đi xa. Trong một số trƣờng hợp có hiện tƣợng ngƣợc lại, khi càng lên cao (trong tầm cao nào đó) nhiệt độ không khí càng tăng. Hiện tƣợng này gọi là sự "nghịch đảo nhiệt" và nó có ảnh hƣởng đặc biệt đối với sự phát tán chất ô nhiễm trong không khí của tầm cao này mà hậu quả là làm cản trở sự phát tán, gây nồng độ đậm đặc nơi gần mặt đất.

Độ ẩm và mƣa cũng có ảnh hƣởng tới sự lan truyền chất ô nhiễm. Một số chất ô nhiễm khí và bụi khi gặp mƣa sẽ theo nƣớc mƣa rơi xuống bề mặt đất. Nhƣ vậy, mƣa có tác dụng làm sạch không khí, lá cây, chuyển các chất ô nhiễm không khí vào môi trƣờng nƣớc, đất.

Các tác động của ô nhiễm không khí

- Tác động của ô nhiễm không khí tới thời tiết, khí hậu và các quá trình xảy ra trong khí quyển

Cùng với việc môi trƣờng không khí ngày càng bị ô nhiễm đã dẫn đến khả năng hấp thụ bức xạ Mặt Trời của khí quyển tăng lên thì "hiệu ứng nhà kính" do khí thải CO2 càng trở nên rõ rệt mà hậu quả chung là khiến nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên. Đó là vấn đề "ấm lên toàn cầu" đƣợc các nhà môi trƣờng học đề cập nhiều trong thời gian gần đây.

Một vấn đề khác của ô nhiễm khí quyển là "sự mỏng đi của tầng ozon". Trái đất đƣợc che chở bởi một tầng ozon, nó ngăn chặn các tia cực tím từ mặt trời, các tia này có thể gây ra những tác hại xấu cho sinh vật và con ngƣời trên mặt đất nhƣ đục thuỷ tinh thể, ung thƣ da. Theo UN (1991), sự giảm sút 1% tầng ozôn trong khí quyển đã làm lƣợng tia

35

cực tím chiếu xuống trái đất tăng lên 2%, điều đó làm cho số trƣờng hợp bị ung thƣ tăng lên 5 đến 7%. Sự làm giảm sút mật độ tầng ozôn còn làm biến đổi tính chất của chuỗi thức ăn và làm giảm năng suất nông nghiệp và năng suất vực nƣớc. Sự giảm sút tầng ozôn còn gây ra sự thay đổi về khí hậu bởi lẽ sự gia tăng của tia tử ngoại góp phần tăng cƣờng hiệu ứng nhà kính.

Nhân tố chính làm giảm sút tầng ozôn là chất CFCs và trong chừng mực nào đấy là các chất khí nhƣ nitơ oxit và mêtan.

Mƣa acid là tác nhân ô nhiễm thứ cấp, cũng là vấn đề quan trọng trong ô nhiễm không khí. Nƣớc mƣa bình thƣờng chỉ mang tính acid nhẹ, không có tác hại gì. Tuy nhiên, các khí thải nhƣ SO2, NO2 do con ngƣời thải vào khí quyển hoà tan với hơi nƣớc trong không khí tạo thành các hạt acid sulfuric (H2SO4), acid nitric (HNO3). Khi trời mƣa, các hạt acid này tan lẫn vào nƣớc mƣa, làm độ pH của nƣớc mƣa giảm. Nếu nƣớc mƣa có độ acid dƣới 5,6 đƣợc gọi là mƣa acid. Mƣa acid ảnh hƣởng xấu tới các thuỷ vực. Mƣa acid ảnh hƣởng xấu tới đất do nƣớc mƣa ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Mƣa acid còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại, làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng, các tƣợng đài, các di tích lịch sử và văn hoá.

- nh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ con người

Phần lớn các chất ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khoẻ con ngƣời, với hai cơ quan chính của con ngƣời là mắt và đƣờng hô hấp. Ảnh hƣởng cấp tính có thể gây ra tử vong. Ảnh hƣởng mãn tính gây ra bệnh ung thƣ phổi.

+ Khí Cacbon oxit (cacbon monoxit - CO) Nồng độ CO cao trong không khí có thể

ảnh hƣởng đến sự vận chuyển oxygen trong máu, do CO thay thế O2, liên kết với hemoglobin trong máu.

HbO2 + CO HbCO + O2

+ Khí SO2: Ở nồng độ thấp đã gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp của con

ngƣời và động vật, ở mức nồng độ cao sẽ gây ra biến đổi bệnh lý đối với bộ máy hô hấp và có thể gây tử vong.

+ Khí NOx (nitơ oxit) Nitơ oxit (NO) với nồng độ thƣờng có trong không khí nó không gây ra tác hại với sức khoẻ của con ngƣời, chỉ nguy hại khi nó bị oxi hoá thành NO2.. Con ngƣời tiếp xúc lâu với không khí có nồng độ khí NO2 khoảng 0,06 ppm đã gây trầm trọng thêm các bệnh về phổi, mắt và nếu nồng độ cao có thể gây ung thƣ.

- Tác hại của ô nhiễm không khí lên thực bì, hệ sinh thái và các công trình xây

dựng

Nồng độ SO2 trong không khí chỉ độ 0,03 ppm đã gây ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của rau quả. Ở nồng độ cao thì trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây chết đối với thực vật. Ở nồng độ thấp nhƣng với thời gian kéo dài một số ngày sẽ làm lá vàng úa và rụng. Khí SO2 đặc biệt có hại đối với lúa mạch và cây bông. Các cây thuộc họ thông cũng rất nhạy cảm với khí SO2. Nhiều loài hoa và cây ăn quả kể cả cam quýt, đặc biệt nhạy cảm đối với Cl2 trong nhiều trƣờng hợp ngay cả nồng độ tƣơng đối thấp.

Khí SO2 cũng gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng chính vì sự biến đổi thành axit sulfuric (mƣa axit) có phản ứng mạnh. Chúng làm hƣ hỏng, làm thay đổi

36

tính năng vật lý, làm thay đổi màu sắc vật liệu xây dựng nhƣ đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch, đá phiến và vữa xây, cũng nhƣ phá hoại các tác phẩm điêu khắc, tƣợng đài. Sắt thép và các kim loại khác ở trong môi trƣờng khí ẩm, nóng bị ô nhiễm khí SO2 thì bị han gỉ rất nhanh.

Ô nhiễm không khí ở nước ta

Mặc dầu đô thị hoá, công nghiệp hoá cũng nhƣ giao thông vận tải của nƣớc ta chƣa phát triển nhƣng ô nhiễm không khí đã xảy ra ở nƣớc ta.

Với không khí đô thị, chủ yếu là ô nhiễm bụi và các khí thải động cơ do các phƣơng tiện giao thông vận tải.

Ô nhiễm môi trƣờng không khí chủ yếu do các ngành công nghiệp nhiệt điện (đốt than và dầu nặng), công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến khoáng sản,... gây nên.

Ô nhiễm không khí ở vùng công nghiệp chế biến khoáng sản là rất nghiêm trọng và đã tới mức báo động, đặc biệt là ô nhiễm bụi.

Trong chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia giai đoạn 2001 - 2010, mục tiêu cơ bản để bảo vệ môi trƣờng không khí ở nƣớc ta là:

 Giảm thiểu phát thải khí nhà kính và chất phá hủy tầng ozôn do các hoạt động sản xuất công nghiệp, năng lƣợng, xây dựng, nông nghiệp và sinh hoạt

 Khai thác các nguồn năng lƣợng sạch, sử dụng năng lƣợng tái tạo. Để thực hiện các mục tiêu trên, các chƣơng trình hành động cụ thể là:

 Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chất phá hủy tầng ozôn trong hoạt động công nghiệp, năng lƣợng, xây dựng và nông nghiệp.

 Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chất phá hủy tầng ozôn trong hoạt động giao thông.

 Hợp tác quốc tế.

* Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí

- Giảm ô nhiễm bụi, hơi và khí

- Biện pháp phân tán bụi và các khí hơi - Biện pháp đổi mới công nghệ ít gây ô nhiễm. - Biện pháp sinh thái học

- Sử dụng các công cụ pháp lý và kinh tế

Điều quan trọng cuối cùng của việc giữ trong lành của bầu khí quyển là giáo dục ý thức tự giác của mỗi ngƣời dân.

c. Ô nhiễm đất

Đất thƣờng là chổ tiếp nhận chủ yếu tất cả các nguồn thải. Sự thải các chất thải rắn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH dân số và môi TRƯỜNG (dành cho sinh viên đại học giáo dục chính trị) (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)