Từ khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời cho đến nay

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự việt nam (tóm tắt) (Trang 31 - 33)

- Nhóm các tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt bao gồm: Tội chiếm giữ trái phép tài sản – Điều 141; Tội sử dụng trái phép tài sản

1.2.2. Từ khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời cho đến nay

Bộ luật hình sự năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 27/06/1985 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1986. Đây là bộ luật được ban hành trên cơ sở pháp điển hóa các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta được ban hành từ những năm đầu của chính quyền cách mạng đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX, cũng như thể chế hóa chính sách hình sự của Nhà nước ta trong thời kỳ cả nước thống nhất đi lên CNXH. Lần đầu tiên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một bộ luật, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc trong lịch sử lập pháp hình sự của Nhà nước ta.

Bộ luật hình sự năm 1985 đã giành hai chương quy định về tội xâm phạm sở hữu, chương IV phần các tội phạm “các tội xâm phạm sở hữu XHCN”, chương VI phần các tội phạm “các tội xâm phạm sở hữu của công dân”. Việc giành riêng hai chương quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1985 đã khẳng định mức độ nghiêm trọng của các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trong thực tiễn cũng như sự cần thiết phải xác lập một cơ sở pháp lý thống nhất để xử lý hành vi phạm tội. tuy nhiên nhược điểm của các điều luật luật là không mô tả cụ thể hành vi phạm tội. Hiện tượng này cũng rất phổ biến trong Bộ luật hình sự năm 1985, đòi hỏi phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành nếu không sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng luật hình sự vào thực tiễn xét xử, và trên thực tế việc xác định các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nó vẫn dựa trên quy định của hai Pháp lệnh năm 1970. Hình phạt đối với các tội xâm phạm tài sản XHCN nghiêm khắc hơn so với các tội xâm phạm tài sản của công dân, điều đó thể hiện định

26

hướng xây dựng CNXH, phát huy tính chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Trong bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, BLHS năm 1985 là công cụ sắc bén cảu Nhà nước, cảu nhân dân, đã phát huy vai trò, tác dụng to lớn trong công cuộc bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Do sự phát triển của kinh tế xã hội có nhiều thay đổi đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi cho phù hợp. BLHS năm 1985 đã được sửa đổi bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997. Các lần sửa đổi này chỉ sửa đổi, bổ sung khung tăng nặng mà không sửa đổi, bổ sung cấu thành cơ bản, chưa khắc phục được thiếu sót trong quy định về mặt khách quan của hành vi phạm tội. Ví dụ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN, lần sửa đổi thứ nhất theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, được Quốc hội thông qua ngày 12/08/1991 đã điều chỉnh tăng hình phạt ở khoản 3 từ mười năm đến hai mươi năm lên từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân, lần sửa đổi này đã thêm một khung hình phạt ở khoản 3 – phạm tội trong trường hợp đặc

biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. Lần sửa đổi

theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được Quốc hội thông qua ngày 22/12/1992 đã bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng ở khoản 2 Điều 135 – Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, BLHS sửa đổi, bổ sung có quy định áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản XHCN từ hai năm đến năm năm trong trường hợp trên.

Sau hơn mười năm thi hành BLHS và đã qua 4 lần sửa đổi, BLHS năm 1985 đã có những đóng góp đáng kể nhưng đứng trước sự thay đổi lớn lao của nền kinh tế, ngoài khu vực kinh tế nhà nước kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển vượt bậc. Đã qua thời kỳ của nền kinh tế

27

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự việt nam (tóm tắt) (Trang 31 - 33)