Lịch sử hình thành và phát triển của những quy định về mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự việt nam (tóm tắt) (Trang 26 - 27)

- Nhóm các tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt bao gồm: Tội chiếm giữ trái phép tài sản – Điều 141; Tội sử dụng trái phép tài sản

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của những quy định về mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu

khách quan của các tội xâm phạm sở hữu

Mỗi một loại tội hoặc một nhóm tội đều có lịch sử hình thành và phát triển, giai đoạn sau là sự kế thừa và phát triển của giai đoạn trước và nhóm các tội xâm phạm sở hữu cũng trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển như vậy.

Trong lịch sử phát triển, vấn đề lợi ích vật chất luôn là tâm điểm của mọi xung đột trong xã hội. Bởi vậy, vấn đề bảo đảm quyền sở hữu các lợi ích vật chất cũng luôn được các Nhà nước trên thế giới quan tâm. Ở nước ta, quyền sở hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực: hình sự, dân sự...Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các quy định về các tội phạm xâm phạm sở hữu. Đây cũng là một trong những nhóm tội được quy định sớm nhất trong pháp luật hình sự trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Từ khi đất nước ta chuyển đặt nền kinh tế theo cơ chế thị trường, diễn biến của tình hình tội phạm nói chung, cũng như các tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và ngày càng có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn về tài sản. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sư cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, đặc biệt đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng. Đối với những vụ án thuộc những trường hợp này, đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có trình độ lý luận cơ bản và vững chắc, trên cơ sở đánh giá, phân tích, tổng hợp từng yếu tố của vụ án, áp dụng các văn bản pháp luật liên quan một cách chính xác thì mới định tội danh được đúng. [ 12; tr.53]

21

Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một nội dung quan trọng được quy định trong pháp luật của bất kỳ một quốc gia. Trong bất cứ một chế độ xã hội có giai cấp nào, Nhà nước cũng đều thiết lập, bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị bằng sự hỗ trợ của các quy phạm pháp luật, trong đó có những quy phạm pháp luật hình sự. Một trong những nhóm quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ phải kể đến nhóm quan hệ sở hữu. Sở hữu, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là tổng thể các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối của cải vật chất giữa con người với nhau trong xã hội. Thực chất của sở hữu là sự chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, sự chiếm hữu đó có thể tồn tại dưới những hình thức và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sở hữu chính là mối quan hệ giữa con người với con người đối với đối tượng của quyền sở hữu đó chính là tài sản. Việc xâm phạm đến quan hệ sở hữu hay nói cách khác là xâm phạm đến sở hữu của Nhà nước, của tổ chức hoặc công dân, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cơ sở vật chất của xã hội, ảnh hưởng tới chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước ta, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong luật hình sự Việt Nam, các tội xâm phạm sở hữu được quy định từ rất sớm và ngày một được hoàn thiện. Có thể khái quát các giai đoạn phát triển của nó như sau:

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự việt nam (tóm tắt) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)