Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trƣớc năm

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự việt nam (tóm tắt) (Trang 27 - 31)

- Nhóm các tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt bao gồm: Tội chiếm giữ trái phép tài sản – Điều 141; Tội sử dụng trái phép tài sản

1.2.1. Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trƣớc năm

- Giai đoạn 1945-1954:

Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Do vừa trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hao tốn cả sức người, sức của, vì vậy đây chính là thời kỳ mà Nhà nước ta đang trong hoàn cảnh đầy khó khăn thử thách, thù trong giặc ngoài, các vấn đề xã hội như nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm trở thành những vấn đề nóng bỏng, nhu cầu xây dựng lại nền tảng cơ sở vật chất, kinh tế cho xã hội trở nên cấp thiết. Một

22

trong những biện pháp là phải có những quy định để bảo vệ tài sản của Nhà nước làm cơ sở nền tảng để xây dựng và củng cố chính quyền. sau khi hiến pháp 1946 được thông qua, ghi nhận “quyền sở hữu tài sản của công dân Việt

Nam được đảm bảo”. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để

bảo vệ sở hữu, đặc biệt sở hữu xã hội chủ nghĩa như Sắc lệnh số 26/SL (25/02/1946) trừng trị các tội phá hủy công sản, Sắc lệnh số 233/SL (17/11/1946) trừng trị các tội phù lạm, biển thủ công quỹ…đây là những văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc hoàn thiện các quy định về tội xâm phạm sở hữu sau này. Tuy nhiên những sắc lệnh này vẫn còn nhiều những hạn chế. Trước hết nó mới là những quy định sơ lược, chưa khái quát hết được những hành vi xâm hại đến quan hệ sở hữu mà mới chỉ tập trung vào một số hành vi: trộm cắp, phá hoại hoặc gắn với các đối tượng của các hành vi xâm phạm là tài sản xã hội chủ nghĩa. Cho đến Thông tư 442/TTg (19/11/1955) của thủ tướng Chính phủ về trừng trị một số tội phạm đã nhận định: “Vì về mặt bảo vệ tài sản quốc gia, tính mệnh và tài sản của nhân dân, luật cũ có nhiều khoản không thích hợp nên chính phủ lại ban bố một số sắc lệnh trừng trị tội tham ô, tội tống tiền, tội bắt cóc, ám sát, tội đánh bạc như là Sắc lệnh 27/SL ngày

28/02/1946…” Tuy nhiên, các quy định về một số tội trong giai đoạn này

chưa đc quy định cụ thể, chủ yếu xét xử theo nguyên tắc và án lệ.

- Giai đoạn 1954-1975:

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bên cạnh những thuận lợi đạt được, Nhà nước ta lại đứng trước hàng loạt các vấn đề cần phải giải quyết để khôi phục lại nền hòa bình. Ngày 15/06/1956 Chủ tịch nước ký lệnh công bố Sắc lệnh số 167/SL nhằm trừng trị những âm mưu, hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây sựng kinh tế, văn hóa. Điều 7, Sắc lệnh 267 quy định: “kẻ nào vì tham lam, tư lợi mà phạm tội trộm cắp,

23

lãng phí, làm hỏng, hủy hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước, của nhân dân thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”(14 S.đd)

Sắc lệnh số 267 đã có sự phân biệt tài sản của Nhà nước và tài sản của công dân, giúp việc xử lý tội phạm được chính xác và hiệu quả hơn.

Ngày 24/06/1957 Bộ tư pháp cũng đã ra Thông tư 72-VVH-HS hướng dẫn thi hành Sắc lênh 267. Sắc lệnh này cũng không quy định rõ về một số tội mà cho phép áp dụng những nguyên tắc tương tự khi xét xử, ví dụ: Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho phép áp dụng những nguyên tắc tương tự khi xét xử những hành vi “phạm tội phá hoại khác”. Theo đó nếu hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản diễn ra, tòa án căn cứ theo đường lối xử lý các tội phạm khác để xét xử. Như vậy, cũng như Thông tư 442/TTg Nhà nước ta vẫn cho phép áp dụng nguyên tắc “tương tự tỏng xét xử”. Điều đó chứng tỏ pháp luật vẫn chưa được hoàn chỉnh, hành vi phạm tội vẫn chưa được xác định cụ thể, nó đặt ra một thách thức rất lớn đối với công tác xây dựng và thực thi pháp luật.

Năm 1959, sau khi nước ta hoàn thành xong công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc thì công việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH là nhiệm vụ trọng tâm. Việc bảo vệ sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể là vấn đề cấp bách được đặc biệt coi trọng. Điều 40 Hiến pháp 1959 ghi nhận: “Tài sản công cộng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; là thiêng liêng không thể xâm

phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng” [39,

tr.38].

Đất nước ngày càng phát triển biểu hiện qua những biến đổi to lớn về mọi mặt kinh tế, xã hội. Trong khi đó những văn bản trước đây về bảo vệ sở hữu và việc áp dụng luật lệ của chính quyền cũ đã tỏ ra không còn phù hợp. Vì vậy, ngày 21/10/1970 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và pháp lệnh trừng trị các tội xâm

24

phạm tài sản của công dân nhằm bảo vệ tài sản XHCN và tài sản riêng của công dân, góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng, bảo vệ, nâng cao đời sống của nhân dân. Hai pháp lệnh này là sự tiếp nối và hoàn thiện các văn bản về các tội xâm phạm sở hữu trước đây. Lần đầu tiên các tội như tội trộm cắp tài sản, tội cướp, tội cướp giật tài sản, tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản…được quy định thành những tội danh riêng với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm này, hình phạt nghiêm khắc.

Sự ra đời của hai pháp lệnh năm 1970 với những quy định về hành vi và thủ đoạn phạm tội mặc dù còn rất đơn giản nhưng cũng đã đánh dấu một bước phát triển trong lịch sử lập pháp của Nhà nước ta, tạo cơ sở cho những quy định tiếp theo về các tội xâm phạm sở hữu sau này.

- Giai đoạn 1975-1985:

Năm 1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và có nhiều sự đổi mới, văn bản pháp luật mới. Ngày 15/03/1976 Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật số 03/SL-1976 quy định các tội phạm và hình phạt được áp dụng ở miền Nam Việt Nam, trong đó có quy định về các tội xâm phạm sở hữu (Tòa án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật về hình sự, tập II, 1975 – 1978, Hà Nội). Những quy định trong Sắc luật này về các tội xâm phạm sở hữu rất sơ lược, chỉ nêu tên tội phạm mà không xác định các dấu hiệu pháp lý cụ thể. Nội dung của Sắc luật này và hai Pháp lệnh năm 1970 về cơ bản là thống nhất, tuy nhiên Sắc luật này trình bày với quy mô nhỏ gọn hơn và được dồn vào cùng một điều với một số tội như: lừa đảo, bội tín, cướp giật, cưỡng đoạt…Việc quy định như vậy dẫn đến việc xử lý tội phạm không công bằng. Có những tội xâm phạm đến một khách thể như tội lừa đào, bội tín (xâm phạm đến quan hệ sở hữu) nhưng có tội xâm phạm đến nhiều khách thể như tội cướp giật, cưỡng

25

đoạt (cùng một lúc xâm phạm đến quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân). Cách quy định như vậy đòi hỏi phải có thêm văn bản hướng dẫn thi hành để xử lý từng loại tội cho chính xác. Tháng 04/1976 Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 03/BTP/TT hướng dẫn thi hành Sắc luật trên.

Một phần của tài liệu Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự việt nam (tóm tắt) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)