XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CỎ CHẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu SỰ NHẬN THỨC và vận DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH tế TẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

CỎ CHẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Trong nền kinh tế thị trường tự do có sự can thiệp của chính phủ mà theo Samuelson cho rằng “Điều hành một nền kinh tế mà không có chính phủ giống như vỗ tay bằng một bàn tay”. Vì vậy, để các học thuyết được vận dụng một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường, nhà nước phải can thiệp vào kinh tế thông qua các hoạt động sau:

Thiết lập pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tác động vào việc phân bổ tài nguyên, phân bổ thu nhập… Qua đó đảm bảo hiệu quả, công bằng và ổn định trong phát triển kinh tế. Đồng

thời, nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để ngăn chẳn khủng hoảng, thất nghiệp, tạo công ăn việc làm nhưng phải giữ trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh.

Sửa chữa, khắc phục những thất bại của thị trường, nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động có

hiệu quả. Để làm được điều đó cần phải giải quyết bốn vấn đề sau:

 Ban hành luật chống độc quyền để duy trì được sự cạnh tranh, làm tăng hiệu quả nền kinh tế.

 Ngăn chặn được những tác dụng xấu từ bên ngoài làm ảnh hưởng tới tính hiệu quả của thị trường. Chẳng hạn như: Ngăn chặn và có chế tài nặng đối với các trường hợp doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trưởng ảnh hưởng đến đời sống người dân.

 Chính phủ phải đảm nghiệm việc vận hành các hoạt động công cộng (an ninh, quốc phòng, chống thiên tai…), đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động của nhân dân.

Chính sách thuế: đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, bảo đảm chi tiêu của chính

phủ và việc chi tiêu đó nhằm mục dịch phục vụ lợi ích cộng đồng. Vì thế, chính phủ cần đảm bảo hiệu quả ban hành các chính sách về thuế cho phù hợp, kết quả công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các công tác thu thuế đảm bảo hiệu quả.

Đảm bảo sự công bằng: Cơ chế thị trường luôn luôn dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo bất bình

đẳng. Vì vậy chức năng của chính phủ là phải có chính sách phân phối thu nhập phù hợp nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa các thành viên trong xã hội. Nhà nước đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng một số công cụ: Thuế thu nhập; các chính sách hỗ trợ thu nhập đối với các hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp, ốm đau; chính sách trợ cấp cho những người có thu nhập thấp (bán nhà ở với giá ưu đãi, chính sách bảo hiểm y tế…)

Ổn định kinh tế vĩ mô: Một khuyết tật lớn của cơ chế thị trường là chu kỳ kinh doanh, từ đó đã

dẫn đến những cuộc khủng hoảng mang tính chu kỳ. Vì vậy, chính phủ cần có những biện pháp để kiểm soát các chu kỳ đó bằng việc sử dụng hiệu quả các công cụ sau:

Sử dụng quyền lực về tiền tệ: đó là việc Nhà nước điều tiết và lưu thông tiền tệ, điều khiển hoạt động của hệ

thống Ngân hàng, thông qua đó xác định mức lãi suất và xác định các điều kiện tín dụng phù hợp phục vụ cho việc điều hành hoạt động tiền tệ theo định hướng đã đặt ra trong từng thời kỳ.

Nhà nước sử dụng quyền lực về tài chính: Chính phủ có quyền đánh thuế và ban hành của luật thuế và mức thuế

suất khác nhau. Đồng thời sự dụng ngân sách của mình để chi tiêu cho những mục đích đã được xác định trước. Để thực hiện các chức năng kinh tế trên, thực tế chính phủ đã phải tiến hành sự lựa chọn. Mỗi sự lựa chọn của Chính phủ chỉ thỏa mãn một cách tương đối nhu cầu của các cá nhân. Vì vậy, việc lựa chọn của Chính phủ cũng có thể đúng, cũng có thể sai. Do đó, cần thiết phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ chế thị trưởng với vai trò điều tiết của chính phủ để điều hành nền kinh tế nói chung.

Tóm lại, do cơ chế thị trường có những khuyết tật của nó mà Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế,

tuy nhiên mức độ khác nhau ở mỗi nước. Sự can thiệp vào kinh tế đó nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội và giải quyết những vấn đề xã hội mà cơ chế thị trường không làm được.

Ở Việt Nam, nền kinh tế hàng hóa đã và đang từng bước được xác lập và đi kèm với nó là cơ chế quản

lý dựa trên những quy luật thị trường kết hợp với vai trò quản lý của nhà nước với mục đích phát huy tối đa tính ưu việt của cơ chế thị trường, đồng thời hạn chế những khuyết tật mà cơ chế thị trường mắc phải. Nhà nước cần đảm bảo phát huy mọi tiềm năng sẵn có của tất cả chủ thể trong nền kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành

mạnh, hạn chế độc quyền, đảm bảo nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng XHCN, đảm bảo những mục tiêu xã hội.

Một phần của tài liệu SỰ NHẬN THỨC và vận DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH tế TẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 40)