Sự nhận thức và vận dụng Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes

Một phần của tài liệu SỰ NHẬN THỨC và vận DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH tế TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

Từ nội dung ở chương 1 về học thuyết kinh tế của trường phái Keynes, ta suy ra được một vài luận điểm nổi bật của trường phái này đó là:

Thứ nhất, học thuyết Keynes không ủng hộ quan điểm kinh tế tự cân bằng theo sự tự điều tiết của thị trường mà không có sự can thiệp của nhà nước. Ông cho rằng sự khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ngày càng trầm trọng không phải là hiện tượng nội sinh của chủ nghĩa tư bản mà là do thiếu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Theo ông vấn đề nan giải nhất của chủ nghĩa tư bản không phải là lạm phát hay khủng hoảng mà là vấn đề thất nghiệp và việc làm. Do đó, trong học thuyết của mình, Keynes đã tập trung giả quyết hai vấn đề này dựa trên cơ sở có sự tác động và điều tiết của Nhà nước .

Thứ hai, nhằm tìm ra lối thoát cho quan điểm thứ nhất, Keynes đã chỉ ra rằng điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết khủng hoảng và thất nghiệp chính là đầu tư thêm trên số tiền tiết kiệm của dân chúng, nghĩa là ông khuyến khích đầu tư và giảm tiết kiệm “đầu tư biên lớn hơn tiết kiệm biên”.

Thứ ba, lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu. Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng của trong nền kinh tế. Theo ông, khi công ăn việc làm gia tăng thì thu nhập sẽ tăng do đó xét về mặt tương đối sẽ có sự tăng lên của tiêu dùng. Tuy nhiên do khuynh hướng tiết kiệm, tâm lý ưa chuộng tiền mặt nên mức tăng tiêu dùng luôn nhỏ hơn mức tăng thu nhập làm cho cầu có hiệu quả bị giảm xuống. Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng và thất nghiệp trong nền kinh tế. Do đó muốn đảm bảo phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế thì phải gia tăng tiêu dùng thông qua các biện pháp kích cầu có hiệu quả.

Mặc dù, học thuyết Keynes chưa phải là học thuyết hoàn hảo cho mục đích chống lại thất nghiệp và khủng hoảng tuy nhiên, xét về mặt ngắn hạn thì học thuyết này phát huy tác dụng khả quan. Tại Việt Nam nói

riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung, trong quá trình vận hành nền kinh tế sẽ có những lúc vận dụng học thuyết Keynes cho việc ra quyết định của mình. Tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra và nhanh chóng lan truyền theo diện rộng trên khắp thế giới, một phản ứng dây chuyền gây hoang mang nền kinh tế toàn cầu. Chỉ trong vòng 12 tháng của 2008, cuộc khủng hoảng đã làm bốc hơi hơn 30 nghìn tỉ USD trong tổng số 62 nghìn tỉ vốn hóa toàn cầu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, thế giới bước vào một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong gần 100 năm qua. Chính phủ các nước nhanh tay vào cuộc bằng hàng loạt các phương pháp giải cứu lên đến cả nghìn tỉ USD, trong đó tiêu biểu nhất là các gói kích cầu, luận điểm giải quyết chống khủng hoảng trong học thuyết của John Maynard Keynes .

Điển hình là Trung Quốc, cuối năm 2008, Chính phủ nước này tung ra một gói kích cầu trị giá 586 tỉ USD và đã đem lại hiệu quả tức thì. Gói kích cầu bao gồm một chương trình tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Đó là các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn, giao thông như đường sắt, đường cao tốc và sân bay. Xây dựng các mạng lưới điện, dự án bảo vệ môi trường và sinh thái cùng dịch vụ y tế, giáo dục và văn hóa…Trung Quốc lựa chọn đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc kích cầu vì nước này đã chọn cách dựa vào nguồn cầu nội địa để vượt thoát suy thoái kinh tế. Gói kích cầu đã khuyến khích sản xuất nội địa, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân. Kết quả quý III/2009 GDP của nước này tăng trưởng lên 8,9% so với cùng kỳ năm 2008. Nhìn chung, người ta thấy các biện pháp để xử lý tình huống chặn đà suy giảm tăng trưởng của chính phủ các nước này, về cơ bản, vẫn là chính sách tài khóa và chính sách tín dụng theo các nguyên tắc của Keynes.

Cũng tương tự tại Việt Nam, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, hòa chung hành động của các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc,....nước ta cũng đã tung ra gói kích cầu 8 tỉ USD nhằm chống chọi lại các tác động của suy thoái kinh tế. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã gây nên nhiều khó khăn cho nền kinh tế nước ta, thị trường chứng khoán chao đảo và sụt giảm; các ngành sản xuất và dịch vụ đều rơi vào trạng thái đình đốn, khó khăn, không đủ nguồn lực để tiếp tục hoạt động; các ngân hàng rơi vào thế bất ổn, nợ xấu tăng cao, nhiều tham vọng ngành ngân hàng nước ta từ năm 2007 bỏ ngõ, các chi nhánh đóng cửa vì chi phí nặng nề nhưng không thu được lợi nhuận; thị trường bất động sản rơi không phanh, đóng băng hàng loạt… Tiếp theo sự xung động đó là kéo theo biết bao các hệ lụy về công ăn việc làm, như thất nghiệp gia tăng, sinh viên ra trường của ngành kinh tế trở nên quá tải so với nhu cầu thị trường lúc đó; giá cả hàng hóa leo thang trong khi mức thu nhập của người dân không đổi thậm chí có xu hướng giảm trong khi tình hình lạm phát lại manh nha đe dọa. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra gói kích cầu thứ nhất trị giá gần 1 tỷ USD và gói kích cầu thứ hai trị giá 8 tỷ USD trong thời gian rất gần nhau nhằm cứu trợ nền kinh tế đang thoi thóp, rơi vào trạng thái khó khăn do khủng hoảng. Gói kích cầu chủ yếu tập trung vào việc gia tăng cơ hội đầu tư cho các đối tượng trong nền kinh tế, hỗ trợ các yếu tố chi phí đầu vào, từ đó nhằm củng cố lại tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, gia tăng thu nhập và từ đó tạo nền tảng và tiền đề cho cầu hiệu quả tăng trở lại và cố gắng đạt lại trạng thái cân bằng kinh tế.

Chính phủ nước ta đã vận dụng gói kích cầu vào các việc làm sau:

A. Hỗ trợ lãi suất những khoản vay ngắn hạn

Một trong những thành tố chính của gói kích thích kinh tế là khoản hỗ trợ lãi suất 4% cho những khoản vay ngắn hạn. Tất cả các ngân hàng thương mại và công ty tài chính đều có trách nghiệm cung cấp các khoản vay ngắn hạn cho doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi và đương nhiên sẽ nhận được khoản bù lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước. Sau 4 tháng kể từ khi gói kích cầu được triển khai, khoảng 220 nghìn tỉ đồng tức khoảng 12,4 tỉ đô la Mỹ tiền vay mới đã được giải ngân theo chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất này. Mục tiêu của gói kích thích là kiềm chế lạm phát, hỗ trợ các công ty duy trì khả năng sản xuất, đầu tư và giữ công ăn việc làm. Tuy nhiên, quy mô của việc cho vay theo chương trình này chưa thật sự hiệu quả, các doanh nghiệp thật sự cần vốn thì khó có thể thậm chí không thể tiếp cận gói hỗ trợ này, trong khi các doanh nghiệp chưa thật sự cần lại được quyền sử dụng. Do đó, không những không kích thích sản xuất, đầu tư để làm đòn bẩy tăng cầu hiệu quả mà ngược lại làm cho tình hình đảo nợ diễn ra nhanh chóng và công khai, các khoản nợ cũ lãi suất cao đã được trả bằng chính gói hỗ trợ này thay vì dùng để đầu tư sản xuất, điều này đi ngược với mục đích của chương trình hỗ trợ để tăng gia sản xuất, kích thích cầu phát triển. Như vậy, lượng tiền mà chính phủ tung ra kích cầu trong lĩnh vực này đã vấp phải hòn đá to. Mặc dù, gói giải cứu đã mang lại thành tựu tương đối khích lệ trong phi vụ giải cứu nên kinh tế, nhưng nếu vận dụng chặt chẽ hơn, cung cấp cho các đối tượng phù hợp hơn thì chắn chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nữa.

Một thành tố khác trong chương trình kích thích kinh tế của chính phủ là chương trình bảo lãnh tín dụng mới để hỗ trợ ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay. Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) được uỷ quyền là đơn vị cấp vốn duy nhất. Khác với thường lệ, VDB có thể đảm bảo 100% khoản vay, cho cả khoản vay đôla Mỹ lẫn tiền đồng. Những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn phải có ít hơn 500 nhân viên, vốn đăng ký ít hơn 20 tỉ đồng và đảm bảo không có những khoản nợ ngân hàng hoặc nợ thuế quá hạn. Khác với chương trình hỗ trợ lãi suất, VDB có quyền quyết định công ty nào sẽ nhận được khoản đảm bảo. Với chương trình này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có cơ hội vực dậy trong khủng hoảng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chính sách bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện đã và đang xuất hiện một số vấn đề cần quan tâm.

Về phía các DN: Do năng lực và trình độ quản trị kinh doanh còn hạn chế, dẫn tới việc chưa xây dựng được kế

hoạch, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả; công tác hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định chưa đáp ứng đúng quy định, dẫn tới việc xúc tiến thiết lập hồ sơ vay vốn còn nhiều lúng túng, bất cập; năng lực tài chính không đáp ứng đủ điều kiện tham gia thực hiện phương án sản xuất kinh doanh /dự án đầu tư theo quy định (nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ về chính sách bảo lãnh vay vốn của Nhà nước (cho rằng thời hạn làm hồ sơ kéo dài, mất cơ hội sản xuất kinh doanh) nên không tiếp cận đến loại hình này.

Về phía các Ngân hàng Thương mại: Chưa có sự vận động tích cực để đáp ứng nhu cầu về vốn vay của doanh

nghiệp (do ảnh hưởng bởi phạm vi, quy mô nguồn vốn cho vay, quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định mức vốn cho vay, thời hạn cho vay đối với dự án sản xuất kinh doanh), thực trạng hiện nay số hồ sơ sau khi được Ngân hàng Phát triển Việt Nam chấp thuận ra thông báo bảo lãnh nhưng không được Ngân hàng Thương mại xem xét ký hợp đồng tín dụng hoặc được chấp thuận cho vay với mức vốn không đáp ứng được nhu cầu của vốn thực hiện dự án đầu tư.

C. Gói kích thích hướng tới khu vực nông nghiệp

Nông nghiệp là khi vực bị tổn thương nặng nề nhất bởi suy thoái toàn cầu. Chính phủ đã thiết kế nhiều chính sách mới như các khoản vay phi lãi suất để mua thiết bị nông nghiệp và vay hỗ trợ lãi suất cho phân bón và các đầu vào cho nông nghiệp khác. Khu vực nông nghiệp của Việt Nam tạo công ăn việc làm cho 2/3 dân số và góp phần khá lớn vào xuất khẩu. Chương trình kích cầu nông thôn nhanh chóng được chính phủ thực hiện nhằm hỗ trợ nông nghiệp thoát khỏi khủng hoảng.

Về thực chất, chúng ta đã chú trọng tạo cầu nội địa để bù đắp sự giảm mạnh của thị trường xuất khẩu khi mà tình hình kinh tế các quốc gia khác cũng rơi vào ảm đảm, cầu giảm sút. Thực hiện hỗ trợ lãi suất và giảm thuế để giải phóng hàng tồn kho, kích thích đầu tư vào các khu vực còn nhiều dư địa cho tăng trưởng như xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sự phát triển của khu vực nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ tiêu dùng cho các đối tượng thu nhập thấp ở vùng sâu, vùng xa, thực hiện chính sách an sinh xã hội và bảo đảm các ổn định cho sự phát triển.

Tác động tích cực của các gói kích cầu

Sau khi tung ra gói kích cầu giải cứu nền kinh tế, kinh tế Việt Nam trong quý II/2009 đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2008, vượt mức tăng 3,1% của quý I. Tăng trưởng kinh tế của sáu tháng đầu năm 2009 đạt 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp cũng đi lên liên tục trong các tháng quý II/2009 (tháng 4 là 5,4%, tháng 5 là 6,8%, tháng 6 là 8,2%) so với mức 0,4% của quý I. Lĩnh vực xây dựng bùng nổ trở lại, tăng trưởng 6,9% trong quý I và có thể đạt mức tăng trưởng trên 10% cả năm, đóng vai trò một trong những lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế do có sức lan tỏa cao. Điểm sáng là khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng 5,5%. Đặc biệt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2009 ước đạt 547,5 nghìn tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008, chứng tỏ chính sách kích cầu đã phát huy tác dụng tích cực, đẩy sức cầu trong nước phục hồi mạnh.

Nhìn chung, Việt Nam là một trong những nước đã chặn được mộ phần đà suy giảm, thuộc số ít các nền kinh tế trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng dương ngay trong bối cảnh nhiều nền kinh tế khác vẫn ngụp sâu trong suy thoái. Sở dĩ chúng ta đạt được như vậy vì có 2 gói kích cầu kịp thời, bắt đúng mạch, đúng đối tượng và có được sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của chính phủ và áp dụng đúng phần tích cực của trường phái Keynes trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, ngoài những thành công đã đạt được từ gói kích cầu, chúng tya cũng đã gặp và mắc phải một số tiêu cực. Những điểm trừ đó có thể đến từ chính việc thi hành gói kích cầu chưa thật sự hiểu quả hoặc cũng có thể đến từ chính nhược điểm của học thuyết trường phái Keynes

Tác động tiêu cực của các gói kích cầu

Thâm hụt ngân sách tăng mạnh. Do yêu cầu thực hiện các gói kích thích tài khóa dẫn đến thâm hụt ngân sách. Chi phí vốn vay để tài trợ cho thâm hụt này đang tăng lên do không đáp ứng được kỳ vọng lãi suất của thị trường ngày một tăng trong các phiên phát hành trái phiếu.

Mất cân đối trên thị trường ngoại tệ. Do gói hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 17 nghìn tỉ đồng (tương đương 1 tỉ USD) với tổng lượng tín dụng 430 nghìn tỉ đồng của hệ thống ngân hàng trong năm 2009 sẽ tạo ra chênh lệch đáng kể về lãi suất đối với tín dụng trên thị trường ngoại tệ, gây ách tắc tín dụng ngoại tệ: thừa USD vay, nhưng thiếu USD bán.

Thị trường chứng khoán và bất động sản có biểu hiện tăng trưởng bong bóng. Vì sau tác động của gói kích cầu, chỉ số VN-Index tăng tốc vượt các thị trường chứng khoán trong khu vực. Thị trường bất động sản đô thị tăng trưởng nóng tại một số ít phân khúc như đất nền, trong khi phân khúc căn hộ và văn phòng cho thuê lại kém sôi động. Không loại trừ khả năng một phần vốn kích cầu đổ sang đầu cơ ngắn hạn tại các thị trường chứng khoán và bất động sản, mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo vẫn kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn này.

Đánh giá

Ở các nước, điều kiện để nhận được vốn kích thích kinh tế rất chặt chẽ, khắt khe và được công bố công khai. Vấn đề này ở Việt Nam tuy đã được Chính phủ quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hai mặt là tính chặt chẽ, nghiêm khắc của các điều kiện và mức độ công khai về thông tin. Điều này có thể khiến các giải pháp kích thích kinh tế bị chệch mục đích, bị lạm dụng, lợi dụng.

Thứ nhất, như đã đề cập, liệu nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ có phải chỉ tạo ra hoạt động đảo nợ và như vậy nguồn vốn không đi vào nền kinh tế mà vẫn nằm lại tại các tổ chức tín dụng. Lý do đặt ra câu hỏi này

Một phần của tài liệu SỰ NHẬN THỨC và vận DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH tế TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w