Sự nhận thức và vận dụng Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đạ

Một phần của tài liệu SỰ NHẬN THỨC và vận DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH tế TẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 38)

“Trường phái chính hiện đại” ra đời từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX với tư tưởng xuyên suốt là cần sự kết hợp của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế của Nhà nước . Từ khi thâm nhập vào Việt Nam, các lý thuyết của trường phái chính hiện đại đã trở thành nền tảng định hướng cho sự phát triển của kinh tế nước ta hiện nay.

Đặc điểm nổi bật của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại là:

 Vận dụng một cách tổng hợp các lí thuyết và phương pháp của các trường phái kinh tế trong lịch sử nhằm đưa ra lí thuyết làm cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của Nhà nước.

 Sử dụng cả phương pháp phân tích vi mô và phân tích vĩ mô để trình bày các vấn đề kinh tế. Sử dụng nhiều công thức toán học, đồ thị để lí giải các hiện tượng và quá trình kinh tế. Theo đó, nền kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của Nhà nước.

Tiêu biểu của trường phái này này là “lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp” trong đó được định nghĩa, nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Mọi xã hội, mọi nền kinh tế đều phải đối phó với ba vấn đề, do sản xuất của nền kinh tế bị hạn chế bởi các nguồn lực và kiến thức công nghệ, mỗi xã hội dù giàu hay nghèo đều phải lựa chọn. Ba vấn đề đó là:

 Sản xuất hàng hóa gì? Với số lượng bao nhiêu?

 Sản xuất hàng hóa như thế nào? Ai là người sản xuất, sản xuất bằng nguồn lực nào, sử dụng kĩ thuật sản xuất nào?

 Sản xuất cho ai? Ai là người được hưởng các thành quả của những nỗ lực kinh tế, hay sản phẩm quốc dân được phân chia như thế nào?

Trong lịch sử có hai phương thức lựa chọn để trả lời các câu hỏi trên, đó là:  Chính phủ đưa ra hầu hết các quyết định kinh tế

 Các quyết định kinh tế đều do thị trường xác định

Cả hai phương thức đều có ưu điểm và hạn chế, không nên tuyệt đối hóa một phương thức nào mà cần kết hợp: cơ chế thị trường và điều tiết của Nhà nước.

Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế. Cơ chế hoạt động một cách tinh vi, thông qua hệ thống giá cả thị trường, là một trật tự kinh tế chứ không phải sự hỗn độn. Cơ chế thị trường là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được những bài toán mà máy tính lớn nhất ngày nay không thể giải nổi (giải quyết những vấn đề sản xuất phân phối). Không ai thiết kế ra, xuất hiện tự nhiên và cũng thay đổi (luôn luôn thay đổi) như xã hội loài người. Không cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá. Thị trường bao gồm: hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua, giá cả hàng hóa. Sự hoạt động của giá cả hàng hóa là tín hiệu đối với người sản xuất và tiêu dùng, giá là quả cân trong cơ chế thị trường là biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị. Quan hệ giữa người bán và người mua ở trên thị trường được khái quát thành quan hệ cung cầu. Sự biến đổi của giá cả dẫn đến biến đổi cung - cầu. Người tiêu dùng thống trị, điều khiển thị trường theo nhu cầu của mình nhưng lại bị kĩ thuật hạn chế vì kinh tế không thể vượt qua giới hạn của khả năng sản xuất. Vì thế thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế của kĩ thuật. Sản xuất cái gì phải do cả chi phí kinh doanh lẫn các qui định cung và cầu của người tiêu dùng quy định. Lợi nhuận là động lực của cơ chế thị trường, chi phối hoạt động của người sản xuất kinh doanh. Môi trường của cơ chế thị trường là cạnh tranh.

Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu mà có những khuyết điểm nhất định, nhiều vấn đề thị trường không giải quyết nổi như độc quyền, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp, sự phân phối bất bình đẳng. Ở nước ta hiện nay đang phải đối mặt với thiên tai lũ lụt do nạn chặt phá rừng đầu nguồn, xây dựng thủy điện, cũng như ô nhiễm nguồn nước và không khí ở các khu công nghiệp và thành phố lớn. Vì chạy theo lợi nhuận mà những người bán hàng sẵn sàng sử dụng các chất độc hại gây ung thư trong thực phẩm, sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất quá liều lượng cho phép.

Do đó cần có sự can thiệp của Nhà nước để khắc phục các khuyết tật. Nhà Nước thiết lập khuôn khổ pháp luật bằng cách đề ra các quy tắc mà doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả chính phủ cũng phải tuân theo, bao gồm các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm hỗ trợ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và các luật lệ để xác định môi trường kinh tế. Nhà Nước sửa chữa, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường bằng cách can thiệp hạn chế độc quyền, can thiệp vào các tác động bên ngoài như sự ô nhiễm môi trường hay sự khai thác bừa bãi tài nguyên, Nhà Nước đảm nhiệm việc sản xuất các hàng hóa công cộng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, mà tư nhân không muốn hoặc không thể sản xuất và thu thuế để đảm bảo hoạt động của Chính phủ. Nhà Nước đảm bảo sự công bằng cách thu thuế thu nhập lũy tiến, trợ cấp người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Nhà Nước sử dụng các chính sách tiền tệ, tài chính tác động tới chu kỳ kinh doanh, giải quyết nạn thất nghiệp, chống trì trệ, lạm phát,... nhằm tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Ở Việt Nam, các quy định về thuế thu nhập cá nhân đang từng bước được hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế. Mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đang được xiết chặt để tạo sức răn đe. Các ngành sản xuất, dịch vụ cơ bản các tác động mạnh mẽ đến đời sống và sản xuất như điện, nước, xăng dầu, đường sắt, giao thông công chánh,… vẫn do Nhà nước làm chủ. Ngân hàng Chính sách Xã hội tại các địa phương và các Tổ chức xã hội, Quỹ Phúc lợi hỗ trợ một phần nào những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà Nước cũng có những hạn chế như có nhiều vấn đề Nhà Nước không lựa chon đúng, sự tài trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu quả (do chương trình quá lớn, thời gian

quá dài), sự ảnh hưởng của chủ quan (Chính phủ bị chi phối bởi thiểu số người, hoặc bởi những người bất tài, tham nhũng,...) dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, không phù hợp với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị trường. Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kém phát triển đã khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn “trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh”.

Tóm lại, phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả “hai bàn tay”:  Cơ chế thị trường (bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong nhiều lĩnh vực.

 Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ.

Đối với nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế còn kém phát triển thì không còn con đường nào khác là phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các lý thuyết khác của trường phái chính hiện đại cũng được áp dụng ở Việt Nam như lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn, lý thuyết thất nghiệp và lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng và thị trường chứng khoán.

Các chính sách vĩ mô của Việt Nam luôn phải cân nhắc giới hạn sản xuất theo trình độ khoa học kỹ thuật và đặc điểm tài nguyên, nhân lực của nước ta để lựa chọn ngành nghề, quy mô, từ đó định hướng sự phát triển của nền kinh tế một cách bền vững và hiệu quả. Thất nghiệp là vấn đề quan trọng, chịu ảnh hưởng trực tiếp và là một trong các thước đo sức khỏe của nền kinh tế và thất nghiệp cũng có những tác động ngược trở lại với kinh tế và xã hội. Các cấp Bộ ngành của Đảng và Chính phủ nước ta luôn đặt xem trọng việc kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp, phát triển các ngành sản xuất dịch vụ để tạo thêm công ăn việc làm cũng như nâng cao chất lượng người lao động để đáp ứng nhu cầu công việc. Hạn chế lạm phát là một trong những mục tiêu trọng tâm của chính sách kinh tế vĩ mô những năm gần đây. Các biện pháp kiểm soát lạm phát luôn được Chính phủ nghiên cứu đặt ra và thực hiện với quyết tâm cao độ. Nhờ đó, việc kiềm chế lạm phát đã đạt được những kết quả khả quan. Ngành Ngân hàng và Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất non trẻ và hiện đang đối mặt với những khó khăn thử thách rất lớn. Để vượt qua giai đoạn này cần sự nỗ lực chung tay góp sức chứ không riêng một Bộ ngành phòng ban nào. Đây cũng là cơ hội để những tổ chức kinh tế hoạt động hiệu quả định vị lại chỗ đứng vững chắc trên thị trường và sàng lọc loại bỏ những thành phần yếu kém.

Thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú hích từ bên ngoài” cũng như thuyết “cất cánh” cũng có nhiều điểm phù hợp khi áp dụng vào tình hình kinh tế xã hội nước ta. Chúng ta cũng như những nước đang phát triển khác, gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật và trình độ nhân lực. Tuy nhiên, Việt Nam là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều lợi thế về chi phí rẻ, nhiều tài nguyên và các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Tuy nhiên, rất cần sự ổn định kinh tế vĩ mô và thống nhất về pháp luật. Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh, rất cần sự tập trung phát triển để đáp ứng các điều kiện như tỷ lệ đầu tư tăng từ 5 – 10%; xây dựng được những lĩnh vực đầu tàu như xuất nhập khẩu hoặc công nghiệp có khả năng phát triển mạnh, hiệu quả theo quy mô lớn dẫn đến xuất hiện quá trình tăng trưởng tự duy trì và phải có bộ máy quản lý năng động, biết sử dụng kỹ thuật và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.

Việt Nam hiện đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Theo lý thuyết phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp hóa (CNH) thì có hai phương pháp.

Phương pháp thứ nhất là CNH phát triển sản xuất trong nước để thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Từ đó tận dụng nguồn lực trong nước, mở rộng thị trường nội địa, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, kích thích lòng tự tôn dân tộc thành động lực phát triển kinh tế. Phương pháp này tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp với các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống. Chúng ta có thể tự hào về các sản phẩm Hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu do người tiêu dùng bình chọn.

Tuy nhiên, hạn chế nhập khẩu không đồng nghĩa với “đóng cửa” nền kinh tế. Do chính sách bảo hộ có thể gây sự ỷ lại của các nhà sản xuất trong nước, sản xuất không được đổi mới, quy mô thị trường nhỏ bé hạn chế phát triển. Mặt khác, đối với những mặt hàng cần thiết vẫn nhập khẩu như các yếu tố, nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Mối giao lưu kinh tế giữa các nước vẫn cần phải phát triển.

Phương pháp thứ hai là CNH tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu, lấy thị trường nước ngoài làm trọng tâm. Các nhóm ngành sản xuất chủ yếu của mô hình này gồm có phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác và sản xuất sản phẩm thô, ngành chế biến và lắp ráp thu hút nhiều lao động sống, chế biến nông sản và chế tạo máy, điện tử, kĩ thuật cao. Thế mạnh của Việt Nam hiện nay là xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, tiêu, điều, cà phê, thủy hải sản, than và khai khoáng, các sản phẩm đan lát mây tre nứa

cũng rất được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chọn Việt Nam để đặt các nhà máy, phân xưởng quy mô lớn.

Tập trung vào xuất khẩu nhưng cũng không được bỏ rơi thị trường nội địa, “bỏ trống sân nhà” nên chính phủ giữ vai trò quan trọng để phối hợp hài hòa thị trường trong nước và quốc tế.

Trong thực tế, cả hai đều có ưu và nhược điểm. Vì thế trong thực tế cần kết hợp hài hòa hai chiến lược “thay thế nhập khẩu” và “hướng về xuất khẩu”, vừa thỏa mãn nhu cầu trong nước vừa phát huy lợi thế so sánh trên thế giới.

Việt Nam là một nước thuộc khu vực châu Á gió mùa có nền nông nghiệp lúa nước. Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở khu vực này thì thì cần giữ nguyên lao động nông nghiệp, song phải tạo nhiều việc là trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng, mở mang nhiều ngành nghề mới để tạo việc làm tăng thu nhập. Việt Nam đi lên từ một quốc gia nông nghiệp, lại đang đối mặt với tốc độ đô thị hóa quá nhanh, sự chênh lệch quá lớn giữa nông thôn và thành thị, người nông dân bỏ làng để lên thành phố làm việc kéo theo những hệ lụy bất ổn lâu dài về kinh tế xã hội. Vấn đề “tam nông”, phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân cần được xem xét một cách nghiêm túc để có sự tăng trưởng bền vững. Cần CNH nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, phát triển công nghiệp chế biến và cơ sở hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa cho nông thôn. Dần dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc năng suất lao động cao... Từ đó sẽ cải thiện đời sống nông dân, văn minh hóa nông thôn và kinh tế sẽ tăng trưởng, lại tránh được sức ép về nhiều mặt đối với đô thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển có những điểm phù hợp nhưng không phải quốc gia nào cũng thành công, rất dễ trở thành công cụ để các nước tư bản bóc lột theo phương thức tinh vi hơn. Việt Nam muốn vận dựng các lý thuyết này đòi hỏi sự thận trọng, sáng suốt của Chính phủ để đạt được sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và độc lập tự chủ.

Đánh giá chung về các lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại

Các lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại tiến bộ hơn hẳn so với các trường phái trước đây và đã đạt được những thành tựu đáng kể:

 Có sự kế thừa, vận dụng và phát triển các lý thuyết kinh tế của nhiều trường phái trong lịch sử.

 Với mô hình kinh tế hỗn hợp: một mặt nhận thức được yếu tố tích cực của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh,

Một phần của tài liệu SỰ NHẬN THỨC và vận DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH tế TẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 38)