Giải pháp thu hút và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguồn vốn ODA, FDI của việt nam thực trạng và giải pháp, giai đoạn 1993 2012 (Trang 44 - 48)

Giải pháp thu hút FDI

Thứ nhất, để đảm bảo chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư hiệu quả đáp ứng

được mục tiêu và yêu cầu đặt ra, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần được xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế tổng thể của cả nước. Việc ban hành

chính sách mới, trong đó có chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, các cam kết mà Việt Nam đã cam kết thực hiện với các tổ chức quốc tế, theo đó mặc dù cần trao đổi và tìm kiếm giải pháp để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ĐTNN, tuy nhiên việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần đảm bảo đúng mục tiêu công bằng và không có sự phân biệt đối xử với các DN có vốn đầu tư trong nước.

Thứ hai, do tính chất thiếu đồng bộ giữa các hệ thống văn bản pháp luật hiện nay

nên nhiều khi quy định về chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư ngoài việc được quy định tại các văn bản chuyên ngành thì còn có nhiều hệ thống văn bản khác cũng quy định chính sách ưu đãi thuế, tài chính, đầu tư. Vì vậy, để khắc phục tính dàn trải, phức tạp của chính sách ưu đãi thuế đồng thời tăng tính minh bạch của chính sách thuế thì kiến nghị các cơ quan khi xây dựng chính sách: quy định về ưu đãi thuế nên được tập trung trong các văn bản qui phạm pháp luật về thuế, tránh tình trạng qui định ưu đãi thuế được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như hiện hành (khoa học công nghệ; chuyển giao công nghệ; giáo dục; xã hội hoá;...).

Thứ ba, về định hướng xây dựng lĩnh vực ưu đãi đầu tư trong thời gian tới, trong

thời gian gần đây, khi danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Luật đầu tư chưa được sửa đổi, bổ sung đang diễn ra xu hướng là: trong các chiến lược và chính sách phát triển ngành, lĩnh vực đầu tư đều quy định danh mục địa bàn, lĩnh vực ưu đãi riêng; chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật. Trong quá trình tham gia phối hợp xây dựng chính sách ngành, lĩnh vực với một số Bộ, ngành, Bộ Tài chính nhận thấy một số văn bản quy định và hướng dẫn chính sách đối với các ngành/lĩnh vực như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ… cũng đang được nghiên cứu theo hướng xây dựng một danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi riêng. Các quy định này đã và sẽ làm giảm đi vai trò định hướng của chính sách ưu đãi đầu tư chung, đồng thời chưa thể hiện được tính đồng bộ, nhất quán của các chính sách ưu đãi đối với các địa

bàn có cùng điều kiện về phát triển kinh tế xã hội.

Vì vậy, để chính sách ưu đãi đầu tư (về thuế, về tài chính, tín dụng, đất đai ...) thực sự có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo đúng định hướng của Nhà nước trong những năm tới, Bộ Tài chính đề nghị cần rà soát lại toàn bộ hệ thống ngành kinh tế quốc dân và địa bàn cần khuyến khích đầu tư trong cả nước, nghiên cứu để xây dựng một danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư áp dụng chung cho tất cả các ngành/lĩnh vực. Trên cơ sở danh mục này, các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thuế, tài chính, đất đai, tín dụng ... sẽ quy định cụ thể mức ưu đãi, hình thức ưu đãi, quy trình thủ tục thực hiện ưu đãi mà không quy định thêm lĩnh vực, địa bàn ưu đãi.

Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở Viêt Nam.

 Thay đổi chính sách thu hút FDI ồ ạt sang chính sách thu hút FDI có lựa chọn.  Tăng cường kiểm soát kiểm toán các doanh nghiệp FDI đặc biệt là các doanh

nghiệp báo lỗ thường xuyên để chống thủ đoạn chuyển giá của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào bị phát hiện thực hiện chuyển giá buộc phải bồi hoàn toàn bộ những ưu đãi mà doanh nghiệp đó đã được hưởng.

 Đẩy mạnh việc thành lập và hoạt động của các tổ chức chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

 Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ngoài khu công nghiệp: Cụ thể là đầu tư xây dựng nhà ở, xây dựng khu vui chơi, giải trí, trường học, bệnh viện... đáp ứng nhu cầu của người lao động theo hướng ngày càng hiện đại và tiện ích cao.

 Thường xuyên giám sát tình hình chấp hành luật lao động của các chủ doanh nghiệp: Nhất là các chế độ về lao động, tiền lương, ký kết thoả ước lao động tập thể… nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và chủ doanh nghiệp.

 Đào tạo nguồn nhân lực: Quy hoạch đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn như: dệt may, lắp ráp, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng... khuyến khích các doanh nghiệp tự tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quy định và yêu cầu của doanh nghiệp.  Về bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền trong các doanh nghiệp FDI đối với quy trình xử lý chất thải; tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với việc nhập khẩu các thiết bị dây chuyền công nghệ, nhằm tránh phải nhập khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường.  Tiếp tục chính sách “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài, khuyến khích lao động có tay

nghề giỏi phù hợp với những ngành nghề đang phát triển vào làm việc, thậm chí kể cả chuyên gia, kỹ thuật từ các nước...

TÀI LI U THAM KH OỆ 1. Website: Dangcongsan.vn kinhtevadubao.com.vn petrotimes.vn vntuvanluat.com gso.gov.vn fia.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu Nguồn vốn ODA, FDI của việt nam thực trạng và giải pháp, giai đoạn 1993 2012 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w