Tình hình thu hút nguồn vốn FDI

Một phần của tài liệu Nguồn vốn ODA, FDI của việt nam thực trạng và giải pháp, giai đoạn 1993 2012 (Trang 30 - 36)

1. Tổng quan về FDI

2.2. Tình hình thu hút nguồn vốn FDI

Về cơ bản, từ 1991 đến nay cả vốn đăng ký và vốn giải ngân FDI đều tăng về quy mô và dần ổn định.

nước ngoài vào Việt Nam, vốn đăng ký và vốn giải ngân FDI trong giai đoạn 1991 - 1996 tăng liên tục qua các năm nhưng quy mô còn nhỏ.

Tuy nhiên, từ 1997 do khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á, bùng phát đầu tiên tại Thái Lan, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam giảm dần với mức giảm thấp nhất là 2,2 tỷ USD vào năm 1999. Sau đó, tăng nhẹ và duy trì khoảng 2 - 3 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2003.

Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Đông Nam Á và trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới, vốn đăng ký FDI tăng dần từ năm 2004 với 4,5 tỷ USD lên nhẹ 6,8 tỷ USD năm 2005.

Trong khi, vốn FDI giải ngân từ 1997 đến 2005 vẫn duy trì ổn định khoảng hơn 2 - 3 tỷ USD mỗi năm, thậm chí có năm vốn giải ngân còn cao hơn vốn đăng ký như năm 1999, vốn đăng ký chỉ đạt 2,2 tỷ USD nhưng vốn FDI đã giải ngân được 2,5 tỷ USD.

Đặc biệt, ảnh hưởng của thông tin Việt Nam gia nhập WTO đã làm vốn đăng ký tăng mạnh với quy mô lớn, khi 2005 chỉ thu hút 6,8 tỷ USD thì đến 2006 tăng gần gấp đôi lên 12 tỷ USD và lần đầu tiên đạt hơn 21 tỷ USD vào năm 2007. Đặc biệt, năm 2008, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm 2007 đến đầu 2008

Tuy nhiên, do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần giảm dần từ 23,1 tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD. Song quy mô FDI vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO.

Cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên 16,2 tỷ USD năm 2012. Trong khi, vốn giải ngân FDI từ 2006 tăng mạnh so

2007 và duy trì ổn định ở mức 10- 11 tỷ USD từ 2008 đến nay.

Tình hình xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 12 tháng đầu năm 2012 dự kiến đạt 73,4 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 12 năm 2012 đạt 60,33 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,76% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 12 tháng năm 2012, khu vực ĐTNN xuất siêu 13,07 tỷ USD.

Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2012 cả nước có 1100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011.

Đến 15 tháng 12 năm 2012, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2011.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 12 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,013 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2011.

Cơ cấu nguồn vốn FDI theo hình thức đầu tư

Đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 5,13 tỷ USD, chiếm 46,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2012; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư; Samoa đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,17 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Singapore đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 907,8 triệu USD, chiếm 6,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. BritishVirginIslands đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 788 triệu USD, chiếm 5,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 498 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,85 tỷ USD, chiếm 14,2%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 175 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 483,25 triệu USD, chiếm 3,7%. Tiếp theo là lĩnh vực thông tin và truyền thông với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 411,25 triệu USD.

Cơ cấu vốn FDI theo địa bàn đầu tư

Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,53 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,16 tỷ USD, chiếm 9%. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 1,116 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Đồng Nai, Hà Nội, Bắc Ninh với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 1,115 tỷ USD; 1,111 tỷ USD và 1,105 tỷ USD.

Xét theo vùng thì vùng Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 5,55 tỷ USD, chiếm 42,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng vốn

đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 4,69 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít vốn FDI nhất, trong 12 tháng chỉ chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Một số dự án lớn: được cấp phép trong 12 tháng đầu năm 2012 là: dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của Công ty TNHH Wintek Việt Nam tại Bắc Giang và dự án của Công ty TNHH

Samsung Electronics Việt Nam tại Khu công nghiệp Bắc Ninh với số vốn là 830 triệu USD; dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD; dự án Công ty sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD;

Một phần của tài liệu Nguồn vốn ODA, FDI của việt nam thực trạng và giải pháp, giai đoạn 1993 2012 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w