Những hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Nguồn vốn ODA, FDI của việt nam thực trạng và giải pháp, giai đoạn 1993 2012 (Trang 41 - 44)

1. Tổng quan về FDI

2.4. Những hạn chế còn tồn tại:

2.4.1. Về chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý

2.4.1.1. Phần lớn máy móc, thiết bị được đưa vào Việt Nam là lạc hậu, đã qua sử dụng, tiêu hao nhiều năng lượng.

Một là, các nhà ĐTNN bao giờ cũng đặt mục tiêu lợi nhuận và thời gian

thu hồi vốn nhanh lên hàng đầu, nên nhiều doanh nghiệp chuyển những thiết bị mà họ thấy phù hợp với trình độ và phát huy được hiệu quả ở VN mặt khác đôi khi các nhà ĐTNN cũng không muốn chuyển giao hết công nghệ cho nước khác.

Hai là, mặt bằng công nghệ và trình độ của lao động trên VN chưa tương

xứng để có thể tiếp cận công nghệ mới.

Ba là, các doanh nghiệp FDI đầu tư tại VN có tới 87,37% là doanh nghiệp

100% vốn nước ngoài, đây là một hình thức khép kín và hầu như không có sự chuyển giao công nghệ ra bên ngoài.

2.4.1.2. Nhiều doanh nghiệp FDI chủ yếu là gia công, lắp ráp nên tạo ra giá trị gia tăng thấp trong khi đó lại là những ngành dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế thế giới.

nhiên chủ yếu là gia công, lắp ráp xe máy, ôtô, các linh kiện điện tử, hàng may mặc, giày da… Đây chủ yếu là những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp do các doanh nghiệp FDI nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài và chủ yếu là gia công, lắp ráp ở Việt Nam, góp rất ít giá trị vào sản phẩm cuối cùng trước khi xuất khẩu ra nước khác.

2.4.1.3. Nhiều doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ đúng luật bảo vệ môi trường.

Nhiều doanh nghiệp FDI đã không chấp hành nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường như: không tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, không cam kết hoặc không thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trường, không đầu tư hệ thống xử lý chất thải hoặc có đầu tư nhưng xử lý không có hiệu quả, vi phạm các tiêu chuẩn môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

2.4.2. Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.

Chuyển giá là những giao dịch về giá ẩn bên trong các TNCs hay nói cách khác là giao dịch giữa các công ty mẹ và các chi nhánh công ty con. Toàn bộ quá trình từ đưa máy móc vào - cung ứng nguyên liệu - tổ chức sản xuất, gia công đến thu xếp đầu ra đều được khép kín, phía nước nhận đầu tư hầu như không kiểm soát được. Doanh nghiệp FDI thực hiện thủ pháp nâng giá vật tư, máy móc để nâng giá trị dự án và tăng tỷ lệ góp vốn trong liên doanh, khai khống giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, tạo giá thành ảo, tạo ra tình trạng “lỗ giả, lãi thật’’ và sử dụng nó như một biện pháp để tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá. Hiện tượng chuyển giá hầu như đều xảy ra đối với các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, hiện tượng chuyển giá đã xuất hiện và ngày càng phổ biến tại các doanh nghiệp FDI.

2.4.3. Mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp với người lao động

Thời gian qua, xu hướng phản ứng của tập thể lao động ngày càng tăng cả về số vụ và quy mô. Từ năm 1994 đến nay có nhiều vụ thu hút cả tập thể lao động của doanh nghiệp cùng tham gia. Số người tham gia từ vài chục đã lên đến hàng

đầu tư nước ngoài hiện nay là mâu thuẫn giữa hai đối tượng làm thuê là người lao động Việt Nam và cán bộ quản lý người nước ngoài. Mục tiêu của các vụ phản ứng chủ yếu xoay quanh vấn đề tiền lương, tiền thưởng. Một số ít vụ phản ứng xảy ra do nguyên nhân người lao động bị đối xử thô bạo, bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự,...

2.4.4. Doanh nghiệp FDI bỏ trốn, xù nợ

Chạy theo thành tích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng mọi giá; ngân hàng dễ dãi cho các ông chủ ngoại vay tiền bằng tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay... Những nguyên nhân đó, đang khiến nhiều ngân hàng, nhiều tỉnh ăn quả đắng, do nhiều ông chủ đến từ Đài Loan và Hàn Quốc phá sản, trốn về nước bỏ lại đống nợ hàng chục triệu USD.

2.4.5. Thành lập quá nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế gây tình trạng lãng phí đất đai.

Nhìn chung, chính sách của các địa phương hiện nay quá chú trọng ưu đãi về miễn giảm thuế cho nhà đầu tư (miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp), như áp dụng như nhau đối với các nhà đầu tư là không hợp lý. Có tính lạm dụng ưu đãi để thu hút đầu tư bằng mọi 12 giá, thậm chí cả vay tiền nhà đầu tư để chi trả đền bù, giải phóng mặt bằng mà không cần biết dự án đi vào hoạt động thì thu ngân sách địa phương có đảm bảo hoàn lại được không? Các doanh nghiệp nhỏ thì coi trọng ưu đãi thuế, nhưng các doanh nghiệp lớn lại quan tâm nhiều hơn đến môi trường pháp lý minh bạch, ổn định ít rủi ro, hạ tầng cơ sở ổn định, nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi đây là những “nút thắt cổ chai” nhiều năm ta chưa cải thiện được.

2.4.6. Thu hút FDI trong thời gian qua đã có kết quả nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu của chiến lược phát triển KT-XH, cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành và địa bàn còn biểu hiện sự mất cân đối.

Cơ cấu phân bố và sử dụng vốn theo ngành và theo vùng chưa đáp ứng được đúng yêu cầu, định hướng trong chiến lược phát triển KT-XH. Các dự án FDI đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, ít đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và nông

nghiệp. Do việc lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư có nhiều ưu thế, khả năng chi phí thấp, thu lợi cao, ít rủi ro… là các tiêu chí mà các nhà đầu tư nước ngoài đều quan tâm. Vì vậy, lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, thời gian thu hồi vốn dài như ngành nông nghiệp đã không hấp dẫn các nhà ĐTNN, ngành dịch vụ có tiềm năng nhưng cũng chưa có nhiều dự án FDI đầu tư.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn ODA, FDI của việt nam thực trạng và giải pháp, giai đoạn 1993 2012 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w