CHƯƠNG II I GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Thuận lợi và khó khăn khi việt nam gia nhập tổ chứ thương mại thế giới WTO (Trang 38 - 44)

Để có thể phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh thực thi các cam kết gia nhập WTO, các ngành hàng và mỗi doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh việc tập trung vào các thị trường và sản phẩm chủ lực cần đa dạng hóa thị trường và mặt hàng để có thể chủ động phòng ngừa các biến động thường xuyên của thị trường.

Gia nhập WTO là bước vào một sân chơi mới vừa có những cơ hội lại vừa có những thách thức. Tuy nhiên, cơ hội không tự nhiên sẵn có và khó khăn thử thách luôn ở phía trước. Vì vậy, để các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam có thể tận dụng mọi cơ hội, vượt qua các thách thức, trong thời gian tới cần chú ý tới một số giải pháp sau:

Về nguyên tắc, WTO không cấm tất cả các hình thức hỗ trợ của Chính phủ. Nhà nước vẫn có thể tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu triển khai, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, đào tạo giáo dục phát triển nguồn nhân lực. WTO cũng cho phép nhiều hình thức hỗ trợ vùng nghèo và một số khâu trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy, Nhà nước cần giúp cho nông dân tiếp cận các thông tin về thị trường bên cạnh việc định hướng thị trường sản xuất gì và làm ở mức độ như thế nào. Điều này

sẽ tạo nhiều cơ hội cho nông dân trong việc cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại. Do vậy, để phát triển nông nghiệp thời kỳ hội nhập vào WTO, việc tăng cường trang bị kiến thức, hỗ trợ kỹ thuật, cách thức sản xuất tiên tiến cho người dân nông thôn thông qua chính hoạt động của khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cần được đặt lên hàng đâu, có như thế mới bảo vệ được người nông dân trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Nâng cao vai trò và năng lực hoạt động của các hiệp hội nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cao và nhiệm vụ ngày càng lớn. Một hiệp hội nông nghiệp hữu hiệu cho nhà nông chính là lối ra. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững trong thời kỳ hội nhập ngày nay là yêu cầu cấp thiết, bởi vật, hơn lúc nào hết cần phát huy hơn nữa vai trò “đầu tàu” của hội nông dân các cấp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân theo tinh thần.

Tăng cường hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Nhiều mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, gạo và thủy sản hiện còn xuất khẩu ở dạng thô và hàng dệt may chủ yếu là hàng gia công nên không có thương hiệu ở trong hệ thống phân phối của nước ngoài. Việc không có thương hiệu đã dẫn tới giá bán thấp, nhưng để có được thương hiệu và duy trì được hình ảnh tốt đẹp đối với người mua buộc chúng ta phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và những quy định về bảo vệ môi trường.

Nếu nông dân được tham gia vào những hiệp hội có tổ chức hợp lý để qua đó họ được nhanh chóng trang bị đầy đủ kỹ thuật công nghệ cao, thì việc cạnh tranh tốt với hàng ngoại tại sân nhà và chỉ tiêu đạt 4 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu nông lâm sản vào năm 2010 không phải là điều vượt quá tầm tay.

Phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp không chỉ các cam kết của Việt Nam mà các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường – giảm thuế thị trường nhập khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá nông, lâm sản, nhất là sản phẩm, hàng hoá nôg, lâm sản xuất khẩu nhằm thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội cũng như về thương mại của đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Một mặt quá trình này trược tiếp mang lại khả năng canh tranh cũng như giá cả cao hơn so với các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng mặt khác còn góp phần vào việc tạo ra uy tín và thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá Việt Nam nói chung và sản phẩm, hàng hoá nông lâm sản ché biến nói riêng trên trường quốc tế.

Ngoài những nhóm giải pháp trên, Nhà nước cũng cần tập trung vào công tác quy hoạch, hoàn thiện chính sách và thể chế kinh doanh theo hướng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như các ngành hàng trong khuôn khổ các biện pháp hỗ trợ cho phép của WTO. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để tham gia hội nhập một cách hiệu quả nhất. Với những giải pháp đồng bộ và nỗ lực của các bộ, ngành, doanh nghiệp chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện thành công chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.

KIẾN NGHỊ

Thiết lập một hệ thống pháp luật phù hợp mà theo đó, vượt hệ thống thương mại vận hànViệt Nam cần khẩn trương xây dựng một cơ cấu luật đầu tư, có khả năng đảm bảo cho hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các thành viên WTO khác phù hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế. Mặt khác, nhằm đảm bảo cho các chính sách cơ cấu này được thi hành triệt để được áp dụng trong thực tiễn cần xây dựng một bộ máy về hàng pháp, tư pháp ngày càng hoàn chỉnh nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ về công tác quản lý.

Đẩy mạnh tốc độ quy trình đầu tư và đổi mới công nghệ thông qua thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế nhiều thành phần, xây dựng các chính sách và thể chế nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế thực hiện kinh doanh, thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Xử lý có hiệu quả với doanh nghiệp Nhà nước bằng cách cải cách triệt để thực hiện cổ phần hoá một cách nhanh chóng, quyết liệt Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào một số ngành mũi nhọn và tiếp tục đổi mới công nghệ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế từ sản xuất sang dịch vụ, từ tiêu dùng trong nước sang xuất khẩu, nâng cao hàm lượng công nghệ trong hàng hoá.

Tiếp tục đẩy nhanh công cuộc cải cách, tối đa hoá khả năng đáp ứng yêu cầu của WTO. Các lĩnh vực ưu tiên do cải cách tiếp theo phải được xác định phù hợp với các yêu cầu của WTO. Các chính sách thương mại hiện hành mà không phù hợp với WTO phải được sử đổi hoặc bãi bỏ.

Phải duy trì tất cả các quyền để được đối xử đặc biệt như là một nước thành viên WTO đang phát triển.

Việt Nam nên tổ chức cơ cấu kinh tế và nhịp độ mở cửa nền kinh tế. Đẩy mạnh cạnh tranh hàng hoá trong nước bằng các biện pháp:

Việt Nam cần phải chống lại việc áp dụng các bảo vệ lựa chọn của các nước khác, kiên trì ý kiến của mình với lý do Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, vì vậy các bảo vệ lựa chọn phải bị bãi bỏ.

KẾT LUẬN

Việc gia nhập WTO là một cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ thu được nhiều lợi ích mà quan trọng nhất là đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển, hoà nhập với nền kinh tế chung của thế giới, nâng cao vị thể của kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Nhưng là thành viên của WTO, Việt Nam cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn do địa vị kinh tế, đặc điểm xã hội - chính trị là một nước đang phát triển mặc dù vậy, thấy rõ vai trò to lớn của tổ chức thương mại thế giới và những cơ hổi tốt mà Việt Nam sẽ có được, Việt Nam vẫn cố gắng thực hiện các mục tiêu đề ra để sớm được công nhận là thành viên chính thức của WTO.

Để tồn tại và phát triển bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình bằng các biện pháp chủ yếu là cải tiến đổi mới, công nghệ bên cạnh việc kết hợp hài hoà, chọn lọc các biện pháp bổ sung thích hợp. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng sẽ chiếm lĩnh được thị trường trong nước và có vị thế ở thị trường nước ngoài.

Việt Nam đã đạt được những bước chuyển mình mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vai trò, vị thế trên trường quốc tế. Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ có sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của Đảng, Nhà nước và toàn

thể nhân dân, tuy nhiên với thành công này, Việt Nam sẽ phải đối diện với khó khăn và thách thức lớn hơn rất nhiều. Vừa là một nước nhỏ bé phải chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế lớn khi mở cửa, đồng thời hệ thống kinh tế- xã hội chưa phát triển đầy đủ, vừa thiếu kinh nghiệm trong điều hành quản lý, tất cả những yếu tố này sẽ tạo thành rào chắn kiên cố mà bắt buộc Việt Nam phải vượt qua .

Một phần của tài liệu Thuận lợi và khó khăn khi việt nam gia nhập tổ chứ thương mại thế giới WTO (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w