1/ Thuận lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Thuận lợi và khó khăn khi việt nam gia nhập tổ chứ thương mại thế giới WTO (Trang 28 - 31)

Việt nam đứng trước những thay đổi lớn về mặt tài chính tiền tệ

2.3. 1/ Thuận lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gia nhập WTO.

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như chúng ta đã biết Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006. Khi chúng ta tham gia hội nhập cơ hội quan trọng giao lưu các luồng hàng hoá giữa các quốc gia khác được đẩy mạnh kéo theo luồng vốn đầu tư giao lưu cũng được đẩy mạnh từ đó đẫn đến luồng chuyển giao kỹ thuật công nghệ và lao động cũng được đẩy mạnh.

2.3.1 / Thuận lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gianhập WTO. nhập WTO.

 Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.Các SME đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách quốc gia và chi phối hầu hết các hoạt động phân phối (bán lẻ) của cả nước (chiếm tỷ trọng khoảng 80% năm 2003).

Trong bối cảnh mới, với việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (MNF) và đối xử quốc gia (NT) giữa các nước thành viên WTO. Quy chế này sẽ tạo thuận lợi cho các SME ngày càng đa dạng được sản phẩm, thị trường và sản phẩm xuất khẩu.

 Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Khi thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, tính minh bạch trong quản lý của các cơ quan, tổ chức hữu trách đối với các SME cũng sẽ được nâng cao. Mặt khác, hiện tượng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các SME (chủ yếu là khu vực tư nhân) sẽ không còn, nên các SME sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các nguồn lực tài chính, gia nhập thị trường, hỗ trợ kinh doanh.

Xét về dài hạn, trước áp lực cạnh tranh, các SME sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và cải thiện văn hoá doanh nghiệp, nhờ đó phát triển doanh nghiệp bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

Nhà nước nên hướng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào mặt mạnh của Việt Nam - đó là con người. Dân số trẻ và thông minh là điểm rất mạnh của người Việt Nam. Việc đầu tiên là phổ cập tiếng Anh và phổ cập Internet. Sau đó, tuỳ từng khu CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688 vực (lao động trình độ cao và trình độ trung bình) mà Nhà nước cần có những định hướng khác nhau.

Đối với lao động trình độ trung bình, cần đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đưa người Việt Nam ra nước ngoài để học tập và kiếm thu nhập và khởi nghiệp, đồng thời giáo dục đạo đức, văn hoá, văn minh cho người Việt Nam trước khi ra nước ngoài. Khi người Việt đã trở thành một cộng đồng đông dân khắp năm châu, họ sẽ là đầu cầu đề các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vươn ra thế giới.

Đối với lao động trình độ cao, cần tạo ra cạnh tranh trong ngành giáo dục để các trường trong nước sớm đuổi kịp các nước trong khu vực ít nhất là về chương trình đào tạo, sau đó là về nghiên cứu khoa học. Ngân sách nhà nước trong ngành giáo dục phải gắn với điều kiện cải tiến phương pháp và chương trình giảng dạy.

Trường nào không chịu thay đổi nhất quyết phải bị cắt giảm ngân sách. Sau đó, trong các trường nên tạo ra các vườn ươm doanh nghiệp (incubator) để sinh viên ra

trường có thể trở thành chủ doanh nghiệp, cũng như các trung tâm xúc tiến thương mại hoá nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Là thành viên của WTO Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử.

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, các SME hiện đang chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.

Hầu hết các sản phẩm của SME của Việt Nam có giá thành cao, khối lượng nhỏ lẻ, tiêu thụ ở thị trường nội địa nên rất khó thâm nhập vào các thị trường nước ngoài nếu bị đánh thuế cao hoặc bị giới hạn bằng hạn ngạch.

Do đó, khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị thu hẹp lại hoặc được rỡ bỏ, các sản phẩm của các SME sẽ dễ dàng vào các thị trường nước ngoài hơn, nhờ đó sẽ khai thác được lợi thế lao động rẻ.

Trong những năm vừa qua, có tới trên 80% các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các SME chủ yếu từ nhập khẩu. Mặt khác, do hạn chế về năng lực tài chính nên các SME rất khó nhập khẩu trực tiếp từ các đối tác nước ngoài, đồng thời các doanh nghiệp này cũng không thể dự trữ được nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu nên nguyên liệu thường phải mua lại từ các cơ sở đại lý, do đó đã làm tăng chi phí sản xuất và rất khó nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nước ngoài.

Hội nhập WTO khiến cho hàng hoá nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam với giá rẻ và phong phú hơn, nhờ đó sẽ làm giảm sức ép về nguyên liệu ngoại nhập và các SME cũng sẽ biết được nhu cầu của thị trường thế giới do được tiếp xúc trực tiếp với các nhà phân phối của nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thuận lợi và khó khăn khi việt nam gia nhập tổ chứ thương mại thế giới WTO (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w