Khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Thuận lợi và khó khăn khi việt nam gia nhập tổ chứ thương mại thế giới WTO (Trang 31 - 35)

Việt nam đứng trước những thay đổi lớn về mặt tài chính tiền tệ

2.3.2 Khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gia nhập WTO.

cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.Cơ quan quản lý cạnh tranh phải sớm ra đời để có thể thực thi được Luật Cạnh tranh, bảo vệ được người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi Việt Nam gia nhập WTO phải thực hiện rất nhiều những cam kết chính đều này đã thúc đẩy nhà nước tiến hành nhiều cải cách trong nước và nhờ đó tiến trình cải cách cũng có hiệu quả hơn. Những cải cách về thể chế chính trị kinh tế văn hoá xã hội… tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tiêu biểu trong đó là các doanh nghiệp SME.

2.3.2 / Khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam gianhập WTO. nhập WTO.

 Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn .

Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường thế giới sẽ rộng mở cho các sản phẩm của SME. Để tận dụng được cơ hội này không phải dễ, do những hạn chế về quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu mạng lưới phân phối, tiếp thị nên các SME rất khó tiếp cận trực tiếp được với thị trường nước ngoài.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng năm 2005, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới (chủ yếu là SME) đã là 45.162 doanh nghiệp, bằng tổng số doanh nghiệp trước giai đoạn 2000.

Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô về vốn của các SME trong những năm gần đây lại rất thấp, mới ở mức trung bình trên 2 tỷ đồng/doanh nghiệp. Chính vì thế các SME phải đối mặt với nhiều bất lợi:

Nếu xét kết hợp tiêu chí về vốn với tiêu chí về lao động, các số liệu thống kê cho thấy, trong tổng số 88.222 SME năm 2004 có 2.211.895 lao động, tương đương với tỷ lệ bình quân mỗi doanh nghiệp có 25 lao động.

Như vậy, quy mô về vốn và lao động của SME Việt Nam còn quá nhỏ so với quy mô doanh nghiệp thông thường của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi. Đặc điểm này là bất lợi trong cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO.

Do quy mô của các SME như vậy kéo theo hiệu quả kinh doanh không cao. Năm 2004, lợi nhuận bình quân của SME là 240 triệu đồng (khoảng 16.000 USD), thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận bình quân/ doanh nghiệp của cả nước (khoảng 1,14 tỷ đồng).

Các tiêu chí về tỷ suất lợi nhuận/vốn và lợi nhuận/doanh thu cũng thấp, ở mức 3 tỷ đồng và 2,57 tỷ đồng so với các mức bình quân chung các doanh nghiệp cả nước là 4,85 tỷ đồng và 5,99 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các SME chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa động cơ, xe máy (chiếm 40,6% doanh nghiệp của cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến (20,9%), xây dựng (13,2%) và các ngành còn lại như kinh doanh tài sản, tư vấn, khách sạn, nhà hàng (25,3%).

Theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài, do đó, với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính chuyên nghiệp cao, các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn

Một thực trạng phổ biến trong các SME là hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với ngành cơ khí, 70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới.

Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30-50% so với các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao và năng suất thấp.

Nhiều SME rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý doanh nghiệp, một phần là do đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹ thuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường.

Vì thế, nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm và phán đoán cảm tính, đây là điểm yếu nhất các SME của Việt Nam trước áp lực cạnh tranh quốc tế.

 Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển".

 Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ.

Nước ta vẫn là một nước nhỏ với một nền kinh tế chưa mạnh khi gia nhập WTO các doanh nghiệp vừa và nhở Việt Nam đứng trước rất nhiều thách thức lớn. Kinh nghiệm quản lý của các lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu khốc liệt của thì trường. Đặc biệt là trong việc đưa doanh nghiệp vận hành theo nền kinh tế thị trường với tốc độ cao

 Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung các doanh nghiệp SME nói riêng hiện nay chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm để ý đến vấn đề này. Mà khi gia nhập WTO Việt Nam đã phải cam kết trong vấn đề bảo vệ môi trường do vậy các SME phải đầu tư một khoản không nhỏ cho vấn đề bảo vệ môi trường và phải thực hiện tốt vấn đề này để đảm bảo vệ sinh môi trường trong nước.Khi hội nhập thế giới tất nhiên sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thì trường Việt Nam vấn đề giữa gìn bản sắc văn hoá truyền thống của từng doanh nghiệp đã có là vấn đề mà các doanh nghiệp SME sẽ phải làm để tránh cho các thành viên trong doanh nghiệp mình đi theo lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền. Mỗi một SME luôn có những văn hoá doanh nghiệp riêng của mình khi hội nhập các cán bộ quản trị trong SME nên quan tâm hơn đến văn hoá trong doanh nghiệp mình vì đây sẽ là lợi thế nếu chúng ta giữ được khi tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì thế rất nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng vấn đề này làm cho văn hoá doanh nghiệp củacác SME thay đổi theo hướng có lợi cho họ.

Tuy nhiên các SME của ta còn gặp một khó khăn nữa trong văn hoá doanh nghiệp khi hội nhập là nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường nước ta họ có phong cách bán hàng rất chuyên nghiệp đây là một nét văn hoá doanh nghiệp mà các SME nên thực hiện tốt ngay từ bây giờ. Các SME hãy học cho mình tác phong phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn điều này cũng rất cần khi các doanh nghiệp SME tham gia thị trường thế giới.

Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng hiện nay các SME đang gặp phải rất nhiều thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO những nhà quản trị của SME cần phải nắm bắt được những điều này để đưa ra những chiến lược cho doanh nghiệp mình cho hợp lý. Với sự ủng hộ của nhà nước cùng với những thuận lợi có được khi gia nhập WTO cũng là

những điều kiện khuyến khích các SME hình thành và phát triển nhiều hơn nữa, vậy những nhà quản trị hãy chớp lấy những thời cơ này thành lập những SME mới. Hiện nay nhà nước có rất nhiều những chính sách ưu đãi đối với những doanh vừa và nhỏ nhằm khuyến khích sự ra đời của những doanh nghiệp mới. Các nhà quản trị hãy chọn cho mình những thời cơ thích hợp để xây đựng và phát triển những SME sao cho các SME có thể sánh vai cùng các doanh nghiệp trên thế giới.

Nhà nước phải có những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi gia nhập WTO nhà nước nên hoàn thiện hơn nữa về những chính sách của mình về những ưu đãi đối với các SME, các doanh nghiệp này chính là một tiềm năng mới giúp cho nền kinh tế đất nước có thể phát triển có thể đưa nước ta dần trở thành một nước công nghiệp. Nhà nước cũng cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình tạo điều kiện tin tưởng cho các doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh thâm nhập và phát triển hơn nữa ở thị trường trong nước và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Thuận lợi và khó khăn khi việt nam gia nhập tổ chứ thương mại thế giới WTO (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w