17 Hồ Chí Minh: “Thư gửi lãnh tụ và nhân dân các nước”, Toàn tập, t.5, tr
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngoại giao Việt Nam hiện đạ
Xuất phát từ truyền thống ngoại giao hòa bình hữu nghị của ông cha ta, và từ những bài học kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã chắt lọc và hình thành tư tưởng ngoại giao hòa bình, hữu nghị trong điều kiện mới. Tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh đã góp phần tích cực vào việc tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới đối với việc công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. Hồ Chí Minh đã thành công trong việc phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tạo ra sức mạnh tổng hợp, làm gia tăng sức chiến đấu của dân tộc Việt Nam trên tất cả các phương diện: gìn giữ chính quyền cách mạng, huy động mọi lực lượng vào cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi; thúc đẩy công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, bảo vệ hậu phương miền Bắc; đặc biệt, ngoại giao đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sự chỉ đạo xây dựng, hoạch định đường
lối, chính sách đối ngoại và những hoạt động ngoại giao trực tiếp của Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Những thành tựu đối ngoại mà Việt Nam đạt được đã chứng minh tính đúng đắn và phù hợp với thời cuộc của chủ trương đổi mới chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta: Giải quyết vấn đề Campuchia, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên minh châu Âu (EU), đối thoại với Mỹ về bình thường hoá quan hệ ngoại giao, cải thiện quan hệ với ASEAN, chuẩn bị từng bước để tham gia vào ASEAN, Mỹ chấm dứt bao vây cấm vận Việt Nam (tháng Hai 1995), bình thường hoá quan hệ với Mỹ (tháng Bảy 1995), ký kết Hiệp định hợp tác khung với EU (1995) và gia nhập ASEAN (tháng Bảy 1995), sự tham gia của Việt Nam vào ASEM và APEC, ký kết những hiệp ước phân định biên giới với các nước láng giềng, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, gia nhập WTO, trở thành uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc... Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước, có quan hệ thương mại với 224/255 nước và vùng lãnh thổ; đầu tư với 64 nước, vùng lãnh thổ. Ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tới đây hoạt động trong điều kiện toàn cầu hoá và phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia, trong sự đan xen giữa hợp tác và đấu tranh. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định nhiệm vụ đối ngoại là “tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Để làm được việc đó, ngoại giao Việt Nam vừa phải thúc đẩy quan hệ hợp tác và hữu nghị song phương, vừa phải tăng cường ngoại giao đa phương. Mở rộng và phát triển quan hệ với các nước, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn đi cùng với tăng cường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế và khu vực, việc thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO hỗ trợ và bổ sung hài hòa cho các mối quan hệ song phương với tất cả các thành viên của các tổ chức và diễn đàn ấy.
Muốn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cần nghiên cứu sâu sắc và toàn diện tư tưởng của Người. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nêu rõ: việc nghiên cứu ấy “mở ra chân trời mới cho việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra trên đất nước ta”.18 Cuộc sống sinh động và sự nghiệp cách mạng đang diễn ra mạnh mẽ trên đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng làm cho vấn đề nghiên cứu, học tập, quán triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn thời sự và cấp thiết.
Phương pháp và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh gắn liền với nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh. Việc vận dụng phương pháp và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong từng trường hợp cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế và hoạt động đối ngoại cụ thể, phù hợp với những đặc thù của tình hình và nhiệm vụ thời kỳ mới.
Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta cho thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế được hoạch định và thực hiện với tư cách là bộ phận của chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, làm cầu nối nước ta với thế giới, gắn kết sự nghiệp của toàn thể dân tộc ta với dòng chủ lưu phát triển và tiến bộ của thời đại. Những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại được bao hàm trong chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trong chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Việt Nam và thế giới, dân tộc và thời đại, giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế được thể hiện cụ thể trong mối quan hệ tương tác giữa mục tiêu chính của đất nước cho thời gian tới là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế. Yêu cầu cụ thể đặt ra ở đây là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để gắn kết được Việt Nam với thế giới và thời đại, giữ vững độc lập, tự chủ, duy trì và phát huy được bản sắc của mình.
Bối cảnh tình hình mới đã làm cho điều kiện thực hiện thay đổi, đối tượng và phương pháp cũng khác trước, hình thức tập hợp lực lượng trên quốc tế cũng đa dạng và rộng lớn hơn. Trong những biến động đó, chúng ta phải giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là những hằng số, những điều bất biến. Hiện nay, như trước đây, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” tiếp tục soi sáng cho toàn bộ hoạt động quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường và phát huy nội lực vẫn là nguyên tắc cơ bản, là nền tảng không thể thiếu được và liên hệ mật thiết với tranh thủ ngoại lực và hội nhập, hợp tác quốc tế. Độc lập tự chủ bảo đảm cho quá trình hội nhập của đất nước ta được thực hiện theo đúng lộ trình, chủ động và phù hợp với mục tiêu, với khả năng thực tế của đất nước ta trong từng thời kỳ cụ thể, duy trì và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc, hạn chế những mặt tiêu cực của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá.
Hiện nay, thời cơ mới là xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, diễn ra trong quá tình toàn cầu hoá, đa dạng hoá, đa phương hoá, hội nhập quốc tế. Các thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại nếu tận dụng được có thể giúp phát triển đuổi kịp và “đi tắt, đón đầu”, tạo ra những đột phá trong quan hệ với các đối tác chủ yếu. Đó còn là tham gia thúc đẩy các xu thế tiến bộ, cùng với cộng đồng tiến bộ
thế giới, lấy những lợi ích và sự quan tâm chung làm chỗ dựa để hợp tác vì hoà bình, ổn định và phát triển. Cơ hội đó là tăng cường và khích lệ hợp tác cùng có lợi trong quan hệ song phương cũng như đa phương. Cơ hội đó là tăng cường vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua sự tham gia của Việt Nam vào đời sống quốc tế. Thời cơ mới còn có thể xuất hiện trong khoảnh khắc giữa những thay đổi đột biến trong cục diện thế giới.
Ngoại giao tâm công và ngoại giao văn hoá là hai phương pháp ngoại giao nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời đại ngày nay, khi các mối quan hệ quốc tế đa dạng và đa tầng, với phạm vi rộng và đối tượng phức tạp thế việc vận dụng các phương pháp ấy sẽ giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh, nâng cao được hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Ngoại giao mang nội hàm văn hoá sâu sắc. Hoạt động ngoại giao là sự giao lưu và cọ xát về các giá trị văn hoá. Hoạt động ngoại giao là diễn đàn hoạt động văn hoá phục vụ lợi ích dân tộc. Bởi lẽ đó, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hoá dân tộc là chỗ dựa và thế mạnh của ngoại giao. Đồng thời, văn hoá cũng là động lực và mục tiêu của hoạt động ngoại giao. Những nội dung tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đều có nguồn gốc nhân văn cao cả, đều có cội nguồn từ truyền thống lịch sử và văn hoá của Việt Nam cũng như tinh hoa của văn hoá nhân loại. Tính dân tộc và thời đại cũng được kết hợp hài hoà trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá. Nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh biểu hiện ở phương pháp ngoại giao tâm công, đề cao đạo lý trong quan hệ quốc tế, trọng tín, lễ, nghĩa, hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình và đất nước bạn. Nhân cách ấy cũng thể hiện trong cách ứng xử đối ngoại dung dị và nhẹ nhàng, uyên bác và khiêm nhường, bao dung và nhân ái, tinh tế và chân thành, biểu hiện trong phong cách viết và nói giản dị, hàm súc và đi thẳng vào lòng người, trong việc vận dụng “ngũ tri” đến mức trở thành một nghệ thuật ngoại giao.
Kết luận
Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn, nhà ngoại giao lớn. Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là phong cách văn hóa, trọng đạo lý. Phong cách ấy toát lên và phản ánh rõ nét trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách của Người trong hoạt động Ngoại giao, một lĩnh vực Người rất sở trường và được thừa nhận rộng rãi trên quốc tế.
Đầu tiên, hai mảng lớn của giá trị văn hóa nhân văn Hồ Chí Minh là giá trị truyền thống bao gồm truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức học Phương Đông và các giá trị văn hóa hiện đại bao gồm các tinh hoa triết học hiện đại, tinh hoa triết học Mác – Lênin, trước hết là phép biện chứng các luận thuyết về các cuộc cách mạng hiện đại như cách mạng Pháp, Nga, Trung Quốc (1911) nó còn bao gồm các kiến thức khoa học, trước hết là khoa học chính trị, xã hội, tâm lý, công pháp quốc tế và lịch sử, quan hệ quốc tế. Trong hoạt động đối ngoại, Hồ Chí Minh kết hợp hài hòa các giá trị đó, hài hòa giữa nhân văn dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây. Tuyên Ngôn Độc Lập, tiếng nói đầu tiên của Việt Nam độc lập với thế giới, toát lên đầy đủ tất cả các giá trị văn hóa nhân văn nêu trên.
Thứ hai, bao trùm trong tư tưởng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là cái Tâm, là lòng nhân ái thương. Người yêu nước, yêu dân, làm cho ai ai cũng có cơm ăn áo mặc, cũng được học hành. Cái tâm của Người mênh mông ôm cả non sông giống nòi. Vào đối ngoại cái tâm ấy mở rộng ra cả nhân loại, trước hết ôm lấy các dân tộc bị áp bức, tầng lớp cần lao ở mọi nơi, Người lo cho sự nghiệp giải phóng Việt Nam, Người quan tâm đến sự nghiệp giải phóng của các nước bị đế quốc thống trị. Cái tâm ấy là mưu tìm hòa bình cho Việt Nam, cho cả các nước đang gây chiến với ta, hòa bình cho thế giới. Đánh Pháp người không nỡ bỏ lỡ cơ hội nào diễn hòa giải với Pháp. Người đau lòng khi thanh niên Việt Nam phải đổ máu người cũng không muốn thanh niên Pháp, thanh niên Mỹ phải đổ máu vô ích trong cuộc chiến tranh vô nghĩa. Ngoài ra, vun đắp tình hữu nghị quan hệ hợp tác giữa các dân tộc cũng là mối quan tâm lâu dài của Hồ Chí Minh. Chính người Pháp đã phải thừa nhận “Hồ Chí Minh đã đánh chìm Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp nhưng vẫn giữ được hữu nghị với nhân dân Pháp”. Ngày nay, người Mỹ cũng phải thừa nhận chính phía họ đã bỏ lỡ cơ hội để sớm có quan hệ với Việt Nam.
Ba là, ngoại giao Hồ Chí Minh là ngoại giao trọng đạo lý, kiên trì thuyết phục, cảm hóa. Cơ sở vận dụng đạo lý, kiên trì thuyết phục, cảm hóa. Cơ sở để vận dụng đạo lý là niềm tin ở tính hướng thiện của con người. Dù người đối thoại thuộc phái nào, bất đồng, đối địch, thận chí là người trong hàng ngũ địch, họ đều ít nhiều chia sẻ những giá trị nhân văn chung của nhân loại: hòa bình, lẽ phải, điều lành. Người nói “Tuy phong tục mỗi nước khác nhau, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau. Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”. Hiểu biết sâu rộng văn hóa, tâm lý, ngôn ngữ, phong tục của
nhiều dân tộc; trí tuệ uyên bác, bản lĩnh rất riêng của Hồ Chí Minh tìm cách tranh thủ, thuyết phục từng đối tượng với một cung cách thích hợp và có hiệu quả.
Bốn là, ngoại giao Hồ Chí Minh là ngoại giao về tương lai. Hồ Chí Minh dùng ứng xử ngoại giao để giải quyết các sự kiện và quan hệ thời hiện đại như người luôn hướng về tương lai đến tương lai, định hướng đúng hiện tại lấy triển vọng tương lai để xử lý đúng lợi ích trước mắt, không bị nhất thời, quên lợi ích lâu dài. Với đối phương, Người thường lấy triển vọng tương lai để thuyết phục, Người đối thoại năm 1944 nhằm giải tỏa lo ngại của Trương Phát Khuê về chủ nghĩa xã hội ,Người đói: “nói vậy thôi 50 năm nữa chưa có chủ nghĩa xã hội đâu”. Tháng 12 năm 1946, đối với người Pháp Người khẳng định “Nước Việt Nam có thể bị tàn phá nhưng người Việt Nam sẽ là hùng mạnh hơn sau cuộc tàn phá đó. Còn nước Pháp chắc chắn sẽ mất hết và sẽ biến khỏi cõi Á Châu”, một nhận định chính xác xuyên thế kỷ. Ngoài ra, Người tập hợp lực lượng, tranh thủ bạn bè cho Việt Nam. Người có những tính toán rất rộng và rất lâu dài, không chỉ phục vụ yêu cầu trước mắt mà con tính về tương lai xa.
Đây chính là tư tưởng, là nghệ thuật của ngoại giao Hồ Chí Minh mà ngày nay chúng ta cần kế thừa và phát huy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.