Mời các nhà đầu tư và công nghệ nước ngoài vào hoạt động kinh doan hở Việt Nam 11 Ngày 22 tháng 6 năm

Một phần của tài liệu tư tưởng ngoại giao hồ chí minhtrong thời kì kháng chiến chống pháp (1946 1954) (Trang 25 - 28)

nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn.”12

Với Người, việc lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN, mở rộng hoạt động ngoại giao là quan trọng trong kém vào những năm 1950-1953. Trước đó, Người đã phối hợp với nhân dân Lào, Campuchia tạo thành một liên minh chiến đấu Đông Dương với tuyên bố chung “Đoàn kết Việt-Miên- Lào chống Pháp” (ngày 11/3/1951) xác định kẻ thù chung của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; cuộc kháng chiến của ba dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào hoà bình, dân chủ thế giới. Nhiệm vụ của cách mạng tại ba nước Đông Dương là đánh đuổi bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, làm cho ba nước hoàn toàn độc lập, xây dựng ba quốc gia mới, làm cho nhân dân ba nước được tự do, sung sướng và tiến bộ. Người luôn luôn xem trọng hai đồng minh này, và đề cao tư tưởng “giúp bạn là mình tự giúp mình”, “nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng phong tục tập quán, kinh yêu nhân dân nước bạn.”13 để xây dựng được mối quan hệ ngoại giao vững chắc, lâu bền.

Người đề ra đường lối chính trị cho đối ngoại với phương châm “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết” và nhắc nhở với các cán bộ làm công tác đối ngoại tại Hội nghị ngoại giao năm 1966: Ngoại giao của ta là cốt tranh thủ nhiều người ủng hộ cuộc đấu tranh cứu nước của ta… phải làm sao vui lòng được mọi người, làm vui lòng được từ người binh nhất, binh nhì. Tuy không được lòng họ một trăm phần trăm.. Ta phải luôn giúp đỡ họ và mong cho tất cả đều đoàn kết. Người luôn đề cao sự đoàn kết giữa các lực lượng tiến bộ trên thế giới: “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tạo thành sức mạnh tổng hợp, thực hiện các mục tiêu cách mạng của thời đại.

12 Hồ Chí Minh: “Trả lời phỏng vấn của báo Tribune”, Toàn tập, t.5, tr.587.

2.2.2. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”

Một tư tưởng lớn khác và có lẽ là tư tưởng lớn nhất toát lên từ toàn bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với tư tưởng này, Người đề cao hơn cả, vì đó là lợi ích tối cao của dân tộc, đụng chạm đến lợi ích dân tộc, chính là đụng chạm đến lợi ích của quốc gia đó. Tất nhiên, lợi ích của dân tộc còn gồm nhiều mặt khác nhưng tất cả đều phải phục vụ lợi ích tối cao đã. Mỗi ngành hoạt động đều phải lấy đó làm mục tiêu cuối cùng. Ngoại giao cũng vậy, đặc thù của ngoại giao là đấu tranh, là hoạt động trên trường quốc tế, do đó cần phải có đồng minh, có bạn bè, có lợi ích riêng của mỗi dân tộc và có cả lợi ích chung của cả phe hoặc cả thế giới, nhưng lợi ích dân tộc vẫn là cao nhất. Đứng trước nguy cơ “lật lọng” của thực dân Pháp khi chúng không thực hiện theo bản Tạm ước đã kí vào ngày 14/9/1946, phá hoại Hiệp định ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có động thái cứng rắng, gửi thư báo cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước đồng minh tố cáo chính sách lật lọng này: “Những hành động của thực dân Pháp định chiến lấy nước chúng tôi thực hiện rõ rệt, không thể chối cãi được. Dân tộc Việt Nam nay bị đặt trước hai đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại nô lệ, hai là đấy tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập.”14

Quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích chung này phải được kết hợp một cách nhuần nhuyễn và biện chúng như giữa cái chung và cái riêng, giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Không có phong trào đấu tranh của mõi dân tộc thì không có phong trào cách mạng thế giới. Sự lớn mạnh của từng dân tộc sẽ tạo nên sức mạnh của toàn thế giới. Có những lúc bì lợi ích chung của thế giới mà lợi ích dân tộc phần nào chưa giành được hoàn toàn, nhưng sự hy sinh đó chỉ là sách lược, nghĩa là tạm thời chịu hoà hoãn, chịu nhân nhượng để tranh thủ hơn nữa sự đồng tình và ủng hộ của đồng minh, của bạn bè, của các dân tộc đối với sự nghiệp chính nghĩa, lợi ích cao nhất của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định các quan điểm về chính sách đối ngoại hữu nghị và hợp tác của Việt Nam rằng: “Việt Nam muốn làm bạn cới tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”15; “Độc lập của Việt Nam luôn luôn nhờ nơi lực lượng của Việt Nam”16

Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua hoạt động thực tiễn của mình đã cho cả thế giới thấy Người là một nhà yêu nước vĩ đại. Khi rời Tổ quốc ra đi, mục đích duy nhất của Người là “tìm đường cứu nước”. Đi đén đâu, nói chuyện với ai, về bất cứ vấn đề gì… cuối cùng, Người cũng trở lại vấn đề độc lập của nhân dân Việt Nam. Ngày 13/1/1947, Chủ tịch đã gửi thư kêu gọi các lãnh vị lãnh tụ và toàn thể nhân dân Trung Hoa, Miến Điện, nhân dân các thược địa Pháp, các nhân sĩ dân chủ toàn thế giới: “Vì

14 Hồ Chí Minh: “Gửi dân chúng Việt Nam, dân chúng Pháp, dân chúng các nước đồng minh”, Toàn tập, t.4, tr.483.15 Hồ Chí Minh: “Trả lời nhà báo Mỹ S.Êli Mâysi”, Toàn tập, t.5, tr.220. 15 Hồ Chí Minh: “Trả lời nhà báo Mỹ S.Êli Mâysi”, Toàn tập, t.5, tr.220.

Tổ quốc, vì tự do, nhân dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến đến cùng.”.17 Đấu tranh của Người trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Pháp cũng tập trung vào việc Đảng Cộng Sản ủng hộ hay không ủng hộ giải phóng dân tộc. Người ủng hộ Quốc tế 3 chứ không phải Quốc tế 2 cũng vì Quốc tế 3 ủng hộ phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa. Sau này trong các bài viết của mình Chủ tịc Hồ Chí Minh nói rõ chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa người tìm tới chủ nghĩa Mác-Lênin (chứ không phải ngược lại). Cái tên Nguyễn Ái Quốc trước 1941 đẫ nói lên tất cả tư tưởng vĩ đại của Người đói với lợi ích tối cao của dân tộc.

Trong thời gian chống Mỹ cứu nước, là một chiến sĩ cộng sản quốc tế, đương nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự đoàn kết thống nhất của Hệ thống Xã hội chủ nghĩa và Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, nhưng mối quan tâm đó không phải là nỗi lo lắng chung chung mà rất cụ thể bởi nó ảnh hưởng d\trực tiếp đến cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ sự đoàn kết và thống nhất của Hệ thống Xã hội chủ nghĩa và Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế đã đưa đến kết quả là các nước XHCN, tất cả các đảng Công sản – Công nhân thế giới đều nhất trí trong việt ủng hộ và chi viện cho cho nhân dân ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Khinh nhiệm đấu tranh của ta trong những năm 70 và 80 rõ ràng cho thấy đã có lúc ta thấm nhuần triệt để tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đặt lợi tích dân tộc là trên hết: ta có mạnh thì mới có thể giúp bạn tốt được. Sự lẫn lộn trong tầm quan trọng giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế XHCN đã có lúc khiến cho ta bị cô lập trên trường quốc tế và nhân dân ta phải giả giá đắt. Do đó, muốn bảo vệ tốt nhất lợi ích dân tộc mình trong khi vẫn giữ vững đoàn kết quốc tế hoặc như ngày nay là hội nhập quốc tế thì phải luôn luôn bám sát đường lối quốc tế độc lập tự chủ trong mọi tình huống.

Tóm lại, có thể nói lợi ích tối cao của dân tộc là cái trục bất biến, Ngoại giao nói riêng và người làm cách mạng nói chung phải nắm lấy “cái bất biến” đó để ứng phó với thiên biến vạn biến.

2.2.3. “Phải xem ngoại giao vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật”

Tư thưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nền ngoại giao Việt Nam mà cho đến hiện tại vẫn được áp dụng và xem trọng “Phải xem ngoại giao vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật”

Tư tưởng đó thể hiện ở ba mặt cụ thể sau đây:

Một là phải có tư duy khoa học, nhạy bén với tình hình quốc tế cũng như trong nước cả về mặt cơ bản cũng như động thái hằng ngày. Muốn thế thì không thể không đào sâu suy nghĩ, tức là nghiên cứu. Chính vì nắm được sít sao diễn biến thời cuộc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thấy Pháp đầu hàng Đức, Người liền quyết định rời châu Âu về Trung Quốc để chỉ đạo trực tiếp phòng trào cách mạng

Một phần của tài liệu tư tưởng ngoại giao hồ chí minhtrong thời kì kháng chiến chống pháp (1946 1954) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w