17 Hồ Chí Minh: “Thư gửi lãnh tụ và nhân dân các nước”, Toàn tập, t.5, tr
3.1 Thành quả của việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong suốt khoảng thời gian kiên cường đấu tranh chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã tiến hành nhiều cuộc kháng chiến nhỏ có lớn có với mục đích đẩy lùi bọn thực dân, mang sự tự do về trong đất nước. Tuy nhiên đa phần những cuộc kháng chiến này đều thất bại do mặt hạn chế trong đường lối cứu nước, cụ thể là lực lượng trong nước chưa mang tính dân tộc rộng rãi. Ngày 21/7/1954, chiến dịch
Điện Biên Phủ nổ ra, chiến thắng này đã thay đổi thế trận, cục bộ của Pháp, nó khẳng định được sức mạnh đấu tranh của dân tộc Việt Nam theo tư tưởng của Hồ Chí Minh: đoàn kết là sức mạnh chiến thắng. Sau chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Điều này đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp, buộc chúng phải rút quân về nước và cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ tuy là 2 sự kiện nhưng lại gắn kết chặt chẽ, tạo thành thắng lợi vẻ vang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sau kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình thế giới đã có nhiều đổi mới. Đảng và toàn quân đang triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa quan hệ và chủ động hội nhập quốc tế. Đồng thời những bài học cũng được rút ra từ sự kiện sẽ hậu thuẫn rất lớn cho ngành ngoại giao trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn mới, đó là: giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia.
Đến Hội nghị Giơ-ne-vơ, lần đầu tiên nền ngoại giao non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đã tham gia vào một hội nghị quốc tế trong đó có đại diện của năm nước lớn là Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Anh và Mỹ trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp. Những diễn biến tại Hội nghị cho thấy, ta kiên trì đấu tranh giữ vững những nguyên tắc cơ bản là độc lập; chủ quyền, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình và dân chủ. Mặt khác, với thái độ thực tế, ta phối hợp chặt chẽ với Liên Xô và Trung Quốc, có sách lược mềm dẻo. Hiệp định Gionenvo là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên mà Pháp và các nước lớn khác (trừ Mỹ không ký vào văn bản) phải công nhận độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hiệp định vừa có ý nghĩa pháp lý vừa tạo cơ sở vật chất, tinh thần cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Không dừng lại ở đó, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định còn có ý nghĩa vượt khỏi Việt Nam và mang tính thời đại sâu sắc. Đây là lần đầu tiên một dân tộc thuộc địa, đất không rộng, người không đông, kinh tế lạc hậu đã đánh thắng quân xâm lược của một cường quốc phương Tây có tiềm lực về kinh tế và quân sự lớn hơn nhiều lần, đồng thời buộc họ phải đặt bút kí vào 1 văn bản có tính pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Chính thắng lợi này đã báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, làm thức tỉnh, tạo niềm tin và cơ sở pháp lý để các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Nó còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, đưa đến sự ra đời của nhiều nhà nước dân chủ nhân dân trong hai thập kỉ tiếp theo.
Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi là do sự lãnh đạo sáng suốt, linh hoạt của Đảng và trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự sáng suốt và nhạy bén thể hiện trong việc nhận định tình hình trong và ngoài
nước; cùng với việc xác định mục tiêu lâu dài của cách mạng nước ta cũng như mục tiêu của đàm phán ở Giơ-ne-vơ, trong đấu tranh và nhân nhượng để đi tới thoả hiệp đúng lúc. Và trong việc lãnh đạo quân dân ta thi hành Hiệp định, vận dụng Hiệp định phục vụ cho đấu tranh chống đế quốc Mỹ sau này. Với sách lược là sự kết hợp và hậu thuãn lãn nhau giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao, giữa chiến trường và bàn đàm phán đã được chúng ta phát huy nhuần nhuyễn trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, thể hiện qua việc mở ra mặt trận ngoại giao và kết hợp chặt chẽ giữa 3 mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao, tạo sức mạnh tổng hợp cho đất nước. Về chính trị, quân sự, Đảng đã có nghị quyết tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta không lơ là mất cảnh giác, luôn chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang củng cố thế trận. Về kinh tế, ta còn đứng ở mức thấp so với khu vực và thế giới, nhưng ta dồi dào tiềm năng về tài nguyên, lao động, chất xám, ý chí kiên cường.
Đối với phong trào giải phóng dân tộc, thắng lợi của Việt Nam, như đánh giá của nhà nghiên cứu Nhật Bản Shingo Shibata, là một sự kiện lớn “đã tác động sâu sắc không những tới tinh thần của nhân dân tất cả các nước bị áp bức mà còn của toàn nhân loại”. Qua đó nhân dân các nước thuộc địa đã nhìn ra con đường giải phóng của họ. Tấm gương của Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong thời đại ngày nay, các dân tộc nhỏ bé có thể đánh thắng những đế quốc để giành độc lập dân tộc.
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận, là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Trong thời kì hội nhập quốc tế, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị, song vấn đề chính là áp dụng nó vào thực tiên như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trước nhất, thế và lực của Việt Nam đã thay đổi, trọng tâm ngoại giao chuyển sang phục vụ nhiệm vụ phát triển là chủ yếu gồm phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thứ hai, tình hình thế giới cũng có những chuyển biến: cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu hướng hình thành trật tự đa cực với sự nổi lên của các cường quốc mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin…, trung tâm phát triển của thế giới đang dịch chuyển từ Châu Âu - Đại Tây Dương sang Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoại giao không chỉ hoạt động trong bối cảnh hội nhập sâu rộng mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới. Hệ thống tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh một cách khái quát bao gồm:
- Độc lập dân tộc gắn liền với xã hội chủ nghĩa là tư tưởng cốt lõi, là cơ sở của đường lối quốc tế.
- Độc lập tự chủ gắn liền với đoàn kết quốc tế.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại tạo nên sức mạnh ngoại giao. - Tư tưởng “thêm bạn bớt thù”, chủ động, tích cực hợp tác quốc tế.
Xuất phát từ những luận điểm trên, Đảng đã vận dụng trong chính sách hội nhập quốc tế. Tại Hội nghị lần IV Ban chấp hành TW khoá VIII (12/1997), Đảng đã đề ra chủ trương: “Tích cực và chủ động thâm nhập, mở rộng thị trường quốc tế”. Đại hội lần IX tiếp tục khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực”. Đại hội lần X tiến lên một bước cao hơn về hội nhập: “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu”. Chính việc vận dụng đúng đắn tư tưởng ngoại giao trên đã bảo đảm cho quá trình hội nhập của đất nước được tiến hành theo đúng lộ trình, chủ động và phù hợp với mục tiêu, với khả năng thực tế của đất nước trong từng thời kì cụ thể, hạn chế được những mặt tiêu cực trong quá trình toàn cầu hoá. Sau khi gia nhập WTO (1/2007), nền kinh tế nước ta có những chuyển biến hết sức tích cực: tăng trưởng GDP đạt 8,48%, xuất khẩu đạt 21,5%... tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn như tỷ lệ lạm phát 12,6%, thâm hụt thương mại tăng so với các năm trước.
Ngoại giao Việt Nam phải vươn lên trở thành một nền ngoại giao cách mạng có bản lĩnh dân tộc, chính quy, chuyên nghiệp, phát triển vững chắc trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và vận dụng tư tưởng ngoại giao là để thực hiện các hoạt động đối ngoại có lợi nhất cho đất nước mình. Đội ngũ cán bộ phải có trình độ nhận thức chuyên môn cao về tình hình chính trị, không ngừng nâng cao hiểu biết, học hỏi, rèn luyện bản thân. Có thể nói việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong chính sách phát triển đất nước là 1 thành tựu lớn lao trong công cuộc xây dựng và giữ gìn đất nước, đưa đất nước ngày càng sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở.