Cơ hội và thách thức của Việt Nam

Một phần của tài liệu Vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn ngoài nước giữ vai trò quan trọng (Trang 35 - 37)

3.5.1. Cơ hội của Việt Nam

- Tạo dựng và phát triển nhanh, mạnh hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống của nhân dân giữa các vùng, miền và tạo đà cho các vùng kinh tế cùng phát triển.

- Hỗ trợ phát triển một số lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế.

- Việc hình thành Cộng đồng ASEAN trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cũng khiến không gian kinh tế của nước ta được mở rộng ra khu vực. Việc AEC được thành lập vào đầu năm 2016, với các hiệp định chung về điều chỉnh đầu tư (Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN - ACIA), thương mại (Hiệp định Thương mại hóa ASEAN - ATIGA) và dịch vụ (Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ - AFAS), sẽ làm tăng sức hấp dẫn của khu vực này trong thu hút đầu tư.

- Các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết sẽ tác động tích cực đến FDI vào Việt Nam.

- Nền kinh tế tiếp tục phát triển với khả năng tăng trường GDP cao hơn, trên cơ sở các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực đất nước của Chính phủ đã và tiếp tục được ban hành trong thời gian tới; Các bộ ngành, địa phương đang rất quyết tâm cải cách môi trường kinh doanh thúc đẩy thu hút đầu tư.

- Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, sẽ tác động tích cực mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế trong nước như: Hiệp định FTA với Hàn Quốc đã có hiệu lực; Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Việt Nam đã kết thúc đàm phàn FTA với EU, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương...

3.5.2. Thách thức Việt Nam phải đối mặt

- Nguồn nhân lực chất lượng cao, đã qua đào tạo còn thiếu; Cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn yếu kém so nhiều nước trong khu vực; Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, còn có khoảng cách giữa chính sách và việc thực thi...

- Dòng vốn FDI của các đối tác lớn trong toàn cầu có xu hướng giảm; Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc gia. Sức cạnh tranh của môi trường đầu tư mỗi nước sẽ quyết định thành tựu thu hút đầu tư của nước đó.

- Sự phát triển và hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

- Sự phát triển về quy mô, cơ cấu và trình độ các loại thị trường chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Các chính sách an sinh xã hội còn thiếu tính hệ thống, chưa đồng bộ, chồng chéo về nội dung, đối tượng và phân công tổ chức thực hiện, nguồn lực còn phân tán, hiệu quả thấp.

- Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước chưa cao; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Nhà nước vẫn có vai trò can thiệp trực tiếp, quá lớn vào nền kinh tế với tư cách là chủ đầu tư công và chủ sở hữu doanh nghiệp. Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn bất cập và thiếu chặt chẽ. Thiếu thể chế cho kinh tế vùng, liên kết vùng. Ý thức thượng tôn pháp luật và thực thi pháp luật hiện còn nhiều yếu kém. Cải cách hành chính còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình còn thấp, chưa thiết lập được cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo kết quả đầu ra.

- Sự tham gia giám sát của các cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Nhân dân trong nền kinh tế và hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.

- Về quy mô thị trường vốn: Quy mô còn quá nhỏ, thanh khoản yếu khiến thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu hấp dẫn, chưa đủ khả năng thu hút mạnh các dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các dòng vốn lớn. Quy mô vốn của thị trường tiền tệ còn chưa tương xứng, nhất là quy mô vốn của hệ thống ngân hàng thương mại còn nhỏ.

- Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp; Trình độ chuyên môn kỹ thuật, cùng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam khá thấp so các nước ASEAN; Sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng (nhất là về ngoại ngữ) của lao động Việt Nam để sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế của đất nước cũng chưa cao…

Một phần của tài liệu Vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn ngoài nước giữ vai trò quan trọng (Trang 35 - 37)