3.4.1. Đối với nguồn vốn trong nước
a) Tác động tích cực
Vốn trong nước được coi là nhân tố nội lực của mỗi quốc gia vì nó mang tính ổn định và bền vững. Tuy toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thời đại nhưng nó cũng không bao hàm ý nghĩa là nguồn vốn ngoài nước sẽ dần thay thế vai trò của vốn trong nước. Nguồn vốn này có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng mà không phải chịu bất cứ một sự chi phối nào từ các tổ chức, quốc gia khác, cũng như không có một ràng buộc nào về chính trị.
Trong nền kinh tế hiện nay, những lĩnh vực cần Nhà nước đứng ra đảm nhiệm như lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn lâu, lợi nhuận thấp (xây dựng cơ sở hạ tầng) nên không nhiều nhà đầu tư có mong muốn đầu tư, những lĩnh vực mà nhà nước phải đứng ra độc quyền (phân phối điện nước), những lĩnh vực mới còn tiềm ẩn những rủi ro cao, hay lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ… Nhà nước cũng đầu tư vào hoạt động kinh tế như một doanh nghiệp thông thường, lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước lại trở thành nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Vai trò quan trọng của Ngân sách Nhà nước là công cụ tài chính vĩ mô sắc bén nhất, hữu hiệu nhất, là công cụ bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Các doanh nghiệp trong nước luôn là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng khoa học – công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế quy mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau. Là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn vốn này được tập trung sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh,…Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có xu hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm tỉ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, nguồn vốn này ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này cần được tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, xúc tiến đầu tư, phát triển các ngành then chốt, góp phần nâng cáo tiềm lực của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có tác dụng đáng kể trong việc giảm bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước, đồng thời còn phục vụ công tác quản lí và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn vốn này, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình.
- Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: Thực tế trong suốt 20 năm thực hiện chính sách đổi mới cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Phần tích lũy của các doanh nghiệp đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hộ và nhiều gia đình đã trở thành đơn vị kinh tế năng động trong nhiều lĩnh vực.
b) Tác động tiêu cực
Tuy nguồn vốn trong nước có một vai trò quyết định không thể thay thế như vậy, nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước trong việc thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế mà không
xem xét đến nguồn vai trò của nguồn vốn nước ngoài thì sẽ là một sự thiếu sót lớn. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước ta mới phát triển được hơn 30 năm, khả năng tích lũy của nền kinh tế còn thấp trong khi nhu cầu phát triển lại vô cùng cấp bách, đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn thì nguồn vốn đầu tư trong nước sẽ là không đủ. Do đó, nguồn vốn trong nước luôn rơi vào tình trạng thiếu và bị hạn chế về cả qui mô và số lượng. Lúc này, sự bổ sung của nguồn vốn nước ngoài đối với nhu cầu về vốn là rất quan trọng và kịp thời.
Bên cạnh đó việc sử dụng vốn đầu tư trong nước còn chưa hiệu quả, chưa tương xứng với tổng số vốn đã chi, gây tổn thất cho nền kinh tế. Nhưng nếu được sự bổ sung kết hợp của nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng với sự chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lí thì tổn thất đó sẽ phần nào được giảm bớt.
3.4.2. Đối với nguồn vốn ngoài nước
Nguồn vốn ngoài nước hỗ trợ cho những thiếu hụt về vốn trong nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nước ta vẫn đang trong giai đoạn kết cấu hạ tầng còn thiếu, lại quá tải và cũ kĩ, cầu đường, sân bay, nhà máy điện, tàu biển,… đều trong tình trạng yếu kém. Vì vậy để duy trì cho tăng trưởng và phát triển bền vững, Việt Nam nhất thiết phải đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản và đồng bộ mà ngân sách nhà nước không đáp ứng đủ. Chính vì thế nguồn vốn ngoài nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.
a) Tác động tích cực
- Nguồn vốn ngoài nước hỗ trợ những thiếu hụt về vốn trong nước
Nguồn vốn ODA cho phép phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiệu quả. Với khối lượng vốn lớn, thời hạn vay dài, lãi suất thấp và được cung cấp từ nhiều nhà tài trợ khác nhau, ODA cho phép tiến hành đồng thời nhiều dự án trên địa bàn và ở nhiều ngành khác nhau. Từ đó tạo được năng suất tổng hợp phục vụ hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Đồng thời, ODA còn tăng khả năng hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển của Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận. Căn cứ vào chính sách ưu tiên sử dụng ODA , Chính phủ Việt Nam đã định hướng nguồn vốn ODA ưu tiên cho các lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển hệ thống nguồn điện, mạng lưới chuyển tải và phân phối điện, phát triển nông nghiệp nông thôn,…
- Tạo nguồn cung ngoại tệ dồi dào
Nguồn vốn ngoài nước giúp cung ứng ngoại tệ cho hoạt động mua sắm máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, phân công lao động xã hội, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, gia tăng sản lượng của nền kinh tế
- Gia tăng nguồn vốn trong nước
Thông qua tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động dư thừa, tăng thu nhập cho công nhân, tăng tiêu dùng, tăng nguồn vốn trong nước. Điều kiện lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động tốt hơn, thu nhập cao hơn, mức sống cao hơn, khuyến khích trong nước phát triển sản xuất. Mặt khác, doanh nghiệp nước ngoài thường hoạt động có hiệu quả hơn so với doanh nghiệp trong nước, vì vậy số thuế thu được tư những doanh nghiệp này sẽ nhiều hơn. Đó cũng là nguồn bù đắp lớn cho Ngân sách Nhà nước và là nguồn cung ứng vốn lớn ở
- Góp phần gia tăng tích lũy nội bộ nền kinh tế
Nguồn vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn trong nước hình thành những quan hệ hợp tác như công ty liên doanh,… Việc đó giảm bớt gánh nặng về vốn, tạo điều kiện tốt cho phía trong nước học hỏi kĩ năng quản lí chuyên nghiệp từ bên ngoài, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Từ đó sản phẩm sẽ có thương hiệu tốt hơn, cạnh tranh cao hơn, lợi nhuận cao hơn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí
Từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ và sau cùng là sang ngành sản xuất dịch vụ; thay đổi cơ cấu bên trong một ngành sản xuất từ năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, lao động nhiều sang sản xuất có năng suất cao, công nghệ hiện đại, lao động ít.
b) Tác động tiêu cực
- Tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng nợ nước ngoài và gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài, nhất là với nguồn ODA. Bởi ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Nếu không sử dụng có hiệu quả ngay từ đầu có thế lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ.
- Làm tăng thu nhập của vốn ngoài nước trên thị trường trong nước và làm giảm thu nhập của nguồn vốn trong nước
- Nguồn vốn ngoài nước được đầu tư khá nhiều vào khai thác tài nguyên, dẫn đến làm giảm khả năng phát triển lâu dài của nguồn vốn trong nước.
- Tình trạng lũng đoạn thị trường của nhà đầu tư nước ngoài và cạnh tranh không cân sức giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể làm phá sản doanh nghiệp trong nước và gây thất nghiệp.
- Làm chảy máu chất xám sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.