0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Xác định chứng khoán của danh mục đầu tư

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN ĐỂ LẬP VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TRÊN SÀN HOSE (Trang 37 -39 )

I. Xây dựng danh mục tối ưu

1. Xác định chứng khoán của danh mục đầu tư

Hiện nay, Số lượng các cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE là rất lớn và sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới nên các nhà đầu tư rất khó để có thể theo dõi và tìm hiểu các cổ phiếu đang có trên sàn. Vì vậy cần có những chỉ tiêu nhất định để lọc ra những cổ phiếu phù hợp với mục tiêu đề ra của nhà đầu tư. Trong chuyên đề tốt nghiệp của mình em đã sử dụng một số chỉ tiêu tài chính cơ bản như:

+ Tổng tài sản: Là tổng giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của công ty tính đến thời điểm lập báo cáo.

+ Vốn chủ sở hữu: Là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại...)

+ Doanh thu thuần: Là tổng số doanh thu bán hàng (trừ đi các khoản giảm trừ) công ty đạt được trong năm. Đây là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu theo hoá đơn với các khoản giảm trừ như chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp.

+ Lợi nhuận sau thuế: Là tổng số tiền thực lãi (lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp) công ty thu về trong năm.

Đây là khoản lợi nhuận chịu thuế sinh ra từ các loại hoạt động doanh nghiệp, bao gồm: sản xuất - kinh doanh, tài chính và đầu tư trừ đi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông thường, người ta hay gọi tắt là "lợi nhuận" trên thực chất, lợi nhuận trước thuế cần được phân biệt rõ ràng. Lợi nhuận sau thuế có hai cách phân chia chính là chia cho cổ đông (thể hiện dưới dạng cổ tức) và lợi nhuận giữ lại ở doanh nghiệp để đầu tư, phát triển tiếp các chu kỳ kinh doanh sau này.

+ Tỷ suất sinh lời trên vốn tự có (ROE) VCSH

LNSTROE= ROE=

Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng theo niên độ kế toán sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhưng trước khi trả cổ tức cho cổ phần thường, chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên độ kế toán. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

+ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) TTS

LNSTROA= ROA=

Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm.

+ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

EPS LNST

N

=

(N: tổng số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường trong kỳ)

EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cẩu thành nên tỉ lệ P/E.

+ Giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E) EPS

PE E P/ =

Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một

năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế.

Từ các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn em lựa chọn các cổ phiếu có chỉ số ROE >10% và ROA lớn hơn trung bình ngành, EPS tăng trưởng đều qua các năm trong khoảng từ 0%-50%,P/E <20 (nằm trong khoản từ 10-17) và nhỏ hơn trung bình ngành. Ta có các cổ phiếu dưới đây được coi như là cổ phiếu tốt:

STT Mã CK Tên Công ty

1 BMC Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định 2 CNG Công ty Cổ phần CNG Việt Nam

3 DRC Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng

4 DSN Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen

5 MPC Công ty Cổ phần tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú 6 PGD Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp

7 PXS Công ty Cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí 8 SBT Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh

9 TRC Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh 10 VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 11 VPK Công ty Cổ phần Bao bì Dầu thực vật

Bảng 1: Danh sách các cổ phiếu.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN ĐỂ LẬP VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TRÊN SÀN HOSE (Trang 37 -39 )

×