Sau khi thực tập tại công ty Siêu thị Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội, qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về công ty, bằng phương pháp quan sát, điều tra phỏng vấn, phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, em xin đưa ra một số kết luận và phát hiện về vấn đề phát triển nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Siêu thị Hà Nội như sau:
4.1.1. Những mặt thành công và bài học kinh nghiệm trong vấn đề phát triểnnguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Siêu thị Hà nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Siêu thị Hà Nội
* Những mặt thành công
Từ khi bắt đầu công bố nhận diện thương hiệu Hapromart đến nay, công ty Siêu thị Hà Nội đã đạt được nhiều thành công trong ngành bán lẻ Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất: Thành công nổi bật của công ty Siêu thị Hà Nội từ khi thành lập đến nay là không ngừng gia tăng quy mô và mạng lưới kinh doanh bán lẻ của mình. Tính đến cuối năm 2010, mạng lưới bán lẻ của công ty có 3 trung tâm mua sắm, 32 siêu thị, cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapromart, 30 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood nhờ vậy mà doanh thu và lợi nhuận của công ty Siêu thị Hà Nội không ngừng tăng lên qua các năm. Hơn nữa, chỉ trong vòng gần 5 năm phát triển thương hiệu Hapromart, công ty đã khẳng định được tên tuổi và vị thế của mình trên thị trường bán lẻ. Với slogan “ tiện ích cho mọi nhà” đã gắn kết các siêu thị bán lẻ Hapromart với người tiêu dùng nhất là những bà nội trợ, tạo nên sự yêu thích, gần gũi và tin tưởng trong lòng khách hàng khi họ đến siêu thị mua sắm.
Thứ hai: Với việc mở rộng thêm địa bàn hoạt động sang các tỉnh ở phía Bắc như: Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Bắc Kạn…ở những thị trường này sức cầu của người dân là rất lớn và chưa được các doanh nghiệp bán lẻ trong ngành khai thác triệt để nên việc kinh doanh của công ty Siêu thị Hà Nội dưới các